Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Thì các công việc thuộc các ngành công nghiệp nặng lại càng có nhiều nguy cơ cao bởi sự ứng dụng của các hoá chất độc hại vào quá trình sản xuất. Vì vậy, để bảo vệ đôi tay, bộ phận vô cùng quý giá của người lao động, các loại găng tay chống hoá chất ra đời. Là phương pháp bảo hộ lao động tối ưu, đơn giản và tiện dụng cho hầu hết mọi cá nhân, tổ chức, khi phải làm việc trong môi trường độc hại. để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động cũng như luôn đảm bảo tính hiệu quả cho công việc.
Có thể thấy việc tiếp xúc với hóa chất là điều không thể tránh khỏi, ngay trong việc nhà cửa hàng ngày, chúng ta cũng thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất như dầu rửa bát, nước lau nhà, xà phòng giặt, chất tẩy rửa vệ sinh… điều này phần nào ảnh hưởng đến đôi tay của chúng ta. Vì vậy có thể nói, Găng tay chống hóa chất là vật dụng không thể thiếu không chỉ ở trong các xưởng sản xuất, xí nghiệp hay phòng thí nghiệm mà ngay cả ở trong gia đình thì đây cũng là một vật dụng hữu ích mà tất cả mọi người nên có.
Tại sao phải sử dụng găng tay chống hoá chất?
Găng tay bảo hộ chống hóa chất là trang bị không thể thể thiếu khi làm việc ở môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như dung dịch ăn mòn, dung môi, acid loãng, dầu mỡ,... . Nếu không trang bị găng tay, hóa chất sẽ tiếp xúc trực tiếp lên da rất nguy hiểm.
Găng tay chống hoá chất là sản phẩm phổ biến được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nặng, hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa. Găng tay với mục đích phục vụ cho các công việc khi người lao động có tiếp xúc với các dung dịch ăn mòn, độc hại, gây hại da tay, và cần phòng tránh không để dính các loại dung dịch đó vào da. Vì thế, sử dụng găng tay chính là lựa chọn tối ưu để bảo vệ bàn tay chúng ta khỏi các rủi ro trong quá trình làm việc.
Công dụng của găng tay chống hoá chất
- Găng tay chính là lớp màng bảo vệ giúp đôi tay bạn tránh khỏi các căn bệnh về da do hoá chất như, bỏng, viêm da, dị ứng… gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cả công việc của chúng ta.
- Làm giảm đến mức tối thiểu các tổn thương lên da tay trong quá trình làm việc.
- Do đặc tính không thấm nước, sẽ bảo vệ bản khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại trong môi trường làm việc ẩm ướt, đồng thời cũng tránh được sự ăn mòn da tay.
- Trong công nghiệp cụ thể là các lò tráng, đúc đồng, bạc, tiếp xúc nhiệt độ cao… găng tay sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nhiệt tỏa ra tránh bỏng. Đồng thời cũng tránh bỏng lạnh khi tiếp xúc tay với nơi có nhiệt độ thấp.
- Sử dụng găng tay giúp làm giảm các nguy cơ khi tiếp xúc với máu và các chất có khả năng gây truyền nhiễm đối với công việc thuộc ngành y tế, sức khoẻ.
- Găng tay còn giúp tránh khỏi bụi bẩn. Hạn chế các tác động về vật lý lên tay như: mài mòn, cắn, xé, da tay. Giúp người lao động thoải mái hơn khi làm việc. Nâng cao hiệu quả lao động và an toàn lao động.
Cách lựa chọn loại găng tay phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Găng Tay Bảo Hộ Chống Hóa Chất. Đến từ các thương hiệu nổi tiếng: Ansell, Dupont, Deltaplus, Summitech,...
Sản phẩm phong phú và đa dạng từ kiểu dáng đến chất liệu, mà các chất liệu được dùng làm găng tay là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng như: Nitrile, Neoprene, HPPE, PVC, cao su tự nhiên... đảm bảo bền bỉ, dẻo dai không dễ rách, hỏng. Ngoài ra, găng tay được thiết kế với chiều dài phù hợp với nhiều loại kích cỡ tay, tạo sự thoải mái cho người sử dụng và bảo vệ cổ tay một cách tốt nhất. Cho nên tuỳ thuộc vào tính chất công việc của bạn là thường tiếp xúc nhiều với hoá chất, dung dịch ăn mòn, dung môi, acid loãng, hay dầu mỡ,... mà xem xét và lựa chọn loại găng tay cụ thể, phù hợp với đặc tính công việc và kích cỡ tay của mình.
Một số lưu ý khi chọn găng tay chống hóa chất:
- Xác định hóa chất sẽ tiếp xúc sau đó chọn găng được làm từ chất liệu phù hợp: cao su tự nhiên , nitrile, neoprene, PVC...
- Thời gian tiếp xúc: chọn loại găng có độ dày lớn nếu thời gian tiếp xúc lâu.
- Nồng độ của hóa chất: tiếp xúc với a-xit đặc sẽ khác với a-xit loãng.
- Nhiệt độ của hóa chất: nhiệt độ là một yếu tố xúc tác trong phản ứng hóa học.
- Loại tiếp xúc: nhúng tay vào hóa chất, hay chỉ tiếp xúc dưới dạng văng bắn.
- Diện tích cần bảo vệ: tay, cẳng tay hay cả cánh tay.
- Găng tạo cảm giác cầm nắm tốt khi làm việc.
- Đeo găng đúng size.
- Găng có lớp lót giúp hút mồ hôi tay. Ngược lại, găng không có lớp lót tạo cảm giác thật hơn khi tiếp xúc.
>> Xem thêm:
0 Bình luận:
Đăng nhận xét