Chất liệu vải may được xem là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến form dáng và chất lượng bộ đồng phục bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Do đó, khi có nhu cầu đặt may quần áo bảo bộ lao động cho nhân viên tại đơn vị, bạn cần cân nhắc kỹ form dáng, đặc tính đồng phục mong muốn, cùng khả năng ngân sách của mình. Để từ đó, bạn có thể lựa chọn chất liệu vải may phù hợp. Dưới đây là các loại vải may quần áo bảo hộ lao động thông dụng bạn cần biết.
Hai chất liệu may quần áo bảo hộ lao động nhiều nhất
Kaki Pangrim Hàn Quốc và Kaki Liên Doanh là 2 chất vải được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất, khi đặt may đồng phục bảo hộ cho công nhân. Cùng khám phá ưu nhược điểm của 2 loại vải may đồng phục bảo hộ lao động này!
1. Ưu nhược điểm của vải Kaki Pangrim Hàn Quốc trong may quần áo bảo hộ lao động
Kaki Pangrim Hàn Quốc là sự kết hợp thông minh giữa hỗn hợp sợi bông tự nhiên với rayon, poly nosic, tensel, polyester, nylon và các loại vải dệt đàn hồi khác. Đây được coi là chất liệu có chất lượng gần như tốt nhất trong các loại vải may bảo hộ trên thị trường hiện nay.
– Ưu điểm:
Vải Kaki Pangrim Hàn Quốc rất được ưa chuộng trong may quần áo bảo hộ lao động tại Việt Nam với các đặc tính vượt trội sau:
- Chất vải dày dặn, độ bền cao
- Vải giặt nhanh khô, không nhàu, hoặc ít nhăn khi giặt
- Sợi vải chắc chắn, Không bị xù hay phai màu
- Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
- Ít bị bám bụi, dễ dàng làm sạch sau mỗi ngày làm việc
– Nhược điểm:
Vải Kaki Pangrim Hàn Quốc thường có giá thành cao so với các loại vải may bảo hộ khác trên thị trường. Nên vải thường được dùng khi may đồ bảo hộ cao cấp.
2. Ưu nhược điểm của vải Kaki Liên Doanh trong may đồng phục bảo hộ lao động
Vải Kaki Liên Doanh chính là loại vải được rất nhiều doanh nghiệp yêu thích, bên cạnh chất liệu may đồ bảo hộ lao động kỹ sư – công nhân Kaki Pangrim Hàn Quốc. Chất vải được đánh giá cao về sự đa dạng màu sắc cũng như những khả năng, đặc điểm nổi bật mà nó mang lại.
– Ưu điểm:
Những ưu điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt cho chất liệu vải may bảo hộ này là:
- Rất đa dạng về màu sắc, có thể tạo nên những kiểu phối mới lạ, thay đổi sự nhàm chán trong màu sắc các trang phục bảo hộ lao động xưa
- Chất vải dày dặn và cực kỳ bền bỉ theo thời gian. Vì nó được sản xuất theo công nghệ ép mộc tiên tiến của Hàn Quốc
- Bền màu, khó phai, không bị loang lỗ trong và sau sử dụng, giặt sấy
- Rất ít nhăn, dễ làm sạch bằng các phương pháp thông thường
- Khả năng thấm hút mồ hôi ở mức khá, không quá gây dễ chịu trong suốt thời gian dài làm việc
– Nhược điểm:
Vải Kaki Liên Doanh có thành phần cấu tạo từ cotton, nên vải có xu hướng đổ lông sau khoảng thời gian sử dụng.
Các chất liệu may bảo hộ lao động khác
Bên cạnh 2 loại vải may bảo hộ lao động ưa chuộng trên, nhiều đơn vị doanh nghiệp cũng lựa chọn những chất liệu may khác. Cụ thể:
– Vải Cotton: Đây là loại vải kết hợp giữa sợi bông cùng những sợi nhân tạo hỗn hợp. Vải có ưu điểm là chất vải mềm, mặc mát, thấm hút mồ hôi cao và giặt khô nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ nhàu, nhăn, cần là (ủi) thường xuyên. Đồng thời, giá thành rất cao, thường được sử dụng trong các môi trường sạch (lĩnh vực công nghệ dược phẩm, công nghệ sinh học, thực phẩm…)
– Vải Polyester: Đây là loại vải cách nhiệt tốt, bền bỉ theo thời gian và có bề mặt mượt mà. Tuy nhiên, chất liệu vải may không đem lại cảm giác thoải mái khi mặc. Vải thường được dùng trong may quần áo chống cháy, cách nhiệt. Bên cạnh đó, vải polyester kết hợp với sợi carbon thì sẽ là chất liệu tạo ra những đồng phục phòng sạch chống tĩnh điện, phù hợp cho môi trường sạch (sản xuất chất bán dẫn, phòng thí nghiệm…).
– Vải Kaki Nam Định: Vải may bảo hộ lao động này có 2 loại: loại dệt thủ công và loại dệt bằng máy. Vải Kaki Nam Định mỏng, ít nhăn, không nhàu nhưng bị đổ lông sau khoảng thời gian sử dụng. Độ thấm hút và độ bền không cao. Nhưng đổi lại giá thành rẻ, thường được dùng để may bảo hộ lao động giá rẻ cho công nhân.
>> Xem thêm:
0 Bình luận:
Đăng nhận xét