Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ bảo hộ lao động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ bảo hộ lao động. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Tiêu chuẩn an toàn trong bảo hộ lao động

Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh trong lao động có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người lao đông. Ý thức được tầm quan trọng này, nhà nước đã quy định nghiêm ngặt các chế độ bảo hộ lao động cho người lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.

Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành các hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau đây là các tiêu chuẩn an toàn trong bảo hộ lao động.


Các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa sự cố

- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ.
Tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Phải trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo an toàn cho người lao động như bình cứu hoả, bình chữa cháy,….

Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường

Những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Nhà nước thống nhất quy định và tiêu chuẩn hóa.

Có hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp Nhà nước và tiêu chuẩn cấp ngành.

Tiêu chuẩn cấp Nhà nước là tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều ngành, nhiều nghề trong phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này do Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền ban hành. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các cơ sở tư nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, nghiên cứu khoa học; các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang có sử dụng, vận chuyển, lưu giữ máy thiết bị, vật tư, chất phóng xạ, thuốc nổ, hóa chất, nhiên liệu, điện,… có sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô tổ chức lớn hay nhỏ, nhiều hay ít lao động và người quản lý là công nhân Việt Nam hay nước ngoài.

Tiêu chuẩn cấp ngành, cấp cơ sở là tiêu chuẩn do cơ quan quản lý cấp ngành ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước và có giá trị bắt buộc thi hành trong phạm vi đối tượng mà tiêu chuẩn quy định áp dụng.

Dựa trên những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho phù hợp với đơn vị minh. Việc tuân theo những tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành là đảm bảo cần thiết và quan trọng để phòng ngừa sự cố xảy ra.
Các biện pháp phòng hộ bảo vệ người lao động chống lại rủi ro
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá trình lao động, người lao động được trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Người lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hay người nước ngoài, trong mọi thành phần kinh tế, làm những công việc, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại đều được người sử dụng lao động trang bị các phương tiện cá nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động có trách nhiệm sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình (như khẩu trang, khăn tay, ủng, giày bảo hộ, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo amiăng, quần áo bảo hộ chống a xít, chống phóng xạ, bao phơi… ) và có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện bảo hộ cá nhân có trách nhiệm bảo đảm đúng tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra cho người sử dụng do phương tiện bảo hộ cá nhân không đảm bảo tiêu chuẩn.

Trong thực tế, một số người lao động chưa thấy hết ý nghĩa nên không tích cực sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, thậm chí có người cho là đeo kính bảo hộ, đeo khẩu trang… thì khó chịu, gò bó. Do đó, quy định này đòi hỏi sự phấn đấu của cả người sử dụng lao động và người lao động thì mới đảm bảo thực hiện nghiêm túc.
Khám sức khỏe

Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi tuyển dụng lao động, và phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động. Người lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (đối với người lao động bình thường ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng một lần).
Người lao động phải được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động phải chịu chi phí cho việc kiểm tra, khám sức khỏe nói trên.
Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trước khi nhận việc, người lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất trong công việc sẽ làm và phải được kiểm tra, huấn luyện bổ sung trong quá trình lao động.


Những nhân viên quản lý cũng phải được huấn luyện và hướng dẫn về những quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất trong ngành sản xuất kinh doanh đang hoạt động
Bồi dưỡng bằng hiện vật


Người lao động không phân biệt giới tính, tuổi tác, nơi làm việc khi làm công việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.


Khi áp dụng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:


- Công việc, môi trường có yếu tố, mức độ độc hại như nhau thì mức bồi dưỡng ngang nhau;


- Hiện vật dùng để bồi dưỡng phải là những loại thực phẩm, hoa quả, nước giải khát v.v . . . góp phần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm bớt khả năng xâm nhập của chất độc vào cơ thể hoặc giúp cho quá trình thải nhanh chất độc ra ngoài.


- Cấm trả tiền thay bồi dưỡng bằng hiện vật và việc bồi dưỡng phải được thực hiện tại chỗ theo ca làm việc.


đ. Các biện pháp khác
Quy định về thời giờ làm việc hợp lý


- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động.


- Áp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với một số công việc mà mức độ nguy hiểm, độc hại cao (ví dụ: thợ lặn, người làm việc trong hầm mỏ. . . ).


- Tùy từng loại công việc có mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà quy định độ dài của ca làm việc, thời gian nghỉ giữa ca cho phù hợp.


- Hạn chế hoặc không áp dụng chế độ làm ca đêm, làm thêm giờ đối với một số đối tượng, một số loại công việc mà pháp luật đã quy định.


Quyền từ chối làm việc, rời khỏi nơi làm việc khi thấy xuất hiện nguy cơ


Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình (nhưng phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp) mà không coi là vi phạm kỷ luật lao động.


Người sử dụng lao động phải xem xét ngay, kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng hoạt động đối với nơi đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục. Trong thời gian nguy cơ chưa được khắc phục thì không được buộc người lao động tiếp tục làm việc hoặc trở lại nơi làm việc đó.


Phải có các phương án dự phòng xử lý sự cố, cấp cứu


Đối với nơi làm việc dễ gây tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải trang bị sẵn những phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như xe cấp cứu, bình ô xy, nước chữa cháy, cáng… để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố.


Vệ sinh sau khi làm việc:


Người lao động làm việc ở những nơi có yếu tố dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng nhất là nơi dễ gây ra tai nạn hóa chất, người làm công việc khâm liệm trong nhà xác, chữa trị những bệnh hay lây… Ngoài phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc, khi hết giờ làm việc phải được thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân như tắm rửa bằng xà phòng, khử độc quần áo và phương tiện dụng cụ tại chỗ theo quy định của Bộ Y tế


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Cần những trang thiết bị bảo hộ lao động cho các công việc nặng tại các vùng quê hẻo lánh

Tại những vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, hình ảnh những người thợ hồ leo trèo vắt vẻo trên những giàn giáo được lắp ghép tạm bợ mà không có thiết bị bảo hộ an toàn đang được coi là “điều hết sức bình thường”. Vì miếng cơm manh áo, lại thêm tâm lý chủ quan, những người thợ lam lũ đó không biết rằng tính mạng của họ có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào bởi những tai nạn bất ngờ.


Mũ bảo hộ lao động và quần áo bảo hộ lao động cho người làm việc nặng nhọc vẫn chưa thể ý thức được.

Tại những công trình xây dựng nhà ở tư nhân vùng nông thôn, “giàn giáo” đơn giản chỉ bằng dăm ba cọc gỗ, vài tấm ván ghép lại với nhau chênh vênh, tạm bợ để thợ có thể xây, trát trên độ cao hàng chục mét. Những người thợ xây này có thể hàng giờ đứng, ngồi trên đó với lỉnh kỉnh xô chậu vôi, vữa, gạch, đá mà không hề có bất cứ một thiết bị bảo hộ nào, hay chí ít là một sợi dây cột vào người để đề phòng bất trắc.

Đi sâu vào tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, không chỉ trên cao những người lao động xây dựng ở nông thôn không được đảm bảo an toàn, mà ngay cả khi ở dưới mặt đất, họ cũng không có những đồ bảo hộ lao động tối thiểu. Những chiếc mũ lưỡi trai, những chiếc nón lá thay cho những chiếc mũ bảo hộ bằng nhựa cứng. Quần áo lao động, giày, ủng là những dụng cụ mà họ phải tự túc chuẩn bị và tất nhiên với những người ở vùng nông thôn thì những đồ bảo hộ này có chất lượng không cao, bởi những dụng cụ rẻ tiền luôn là ưu tiên trong lựa chọn của họ. Thậm chí, nhiều thợ chẳng cần giày bảo hộ, quanh năm cùng đôi dép tổ ong mòn vẹt đi khắp mọi công trình. Trả lời chúng tôi, cô Nguyệt - một nữ thợ hồ ở Đông Anh (Hà Nội) - cho biết: “Ở dưới đất, trời nắng mới đội nón chứ khi đã trèo lên giàn giáo thì không đội gì hết. Vừa vướng víu, vừa khó làm việc nên cứ đầu trần, nếu nắng quá thì đội cái mũ lưỡi trai bé bé là hợp nhất”.

Những suy nghĩ chủ quan này của những người lao động chính là nguyên nhân gây ra nguy cơ mất an toàn lao động luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. Theo số liệu thống kê trong năm 2014, cả nước đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động với 6.941 người bị nạn, trong đó tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã xảy ra 33 vụ tai nạn trong lĩnh vực xây dựng. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cấp chính quyền ở nông thôn, các chủ xây dựng và đặc biệt chính ở những người lao động.

Để làm được điều này cần có sự phối hợp của tất cả các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giải thích và siết chặt quản lý công tác an toàn lao động xây dựng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thay đổi suy nghĩ cũng như đảm bảo an toàn trong lao động tại các công trình xây dựng ở nông thôn.

Tuy nhiên, đây sẽ là một khó khăn rất lớn, bởi từ trước đến nay, chúng ta chưa có một chế tài, quy định nào giúp cho chính quyền cấp xã ở các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát an toàn lao động, đặc biệt là cho những người lao động tự do ở nông thôn, khi đa số người lao động đều là những người có trình độ dân trí chưa cao, độ hiểu biết về an toàn lao động còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giải thích cho họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cần phải được đầu tư nghiêm túc và đúng mức.

Trang thiết bị hỗ trợ lao động: dây an toàn lao động, băng báo hiệu cáp điện lực.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Mũ bảo hộ lao động vải kaki chất lượng tối ưu nhất.

Với các trang phục bảo hộ lao động hiện nay, ngoài các đặc tính như chất lượng tối ưu hiệu quả, để phân biệt riêng với nhiều ngành nghề khác. Mũ vải cho công nhân còn khẳng định cái thương hiệu cũng như bộ nhận diện của mỗi doanh nghiệp đó. Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng, nhà cung cấp phân phối các loại mũ bảo hộ hàng đầu. Sản phẩm mũ bảo hộ mới, với mũ vải chất liệu kaki. Thương hiệu uy tín là mục tiêu, hài lòng quý khách đặt hàng đầu. Slogal số một của công ty.

Nhìn bề ngoài, chiếc mũ giống với những mẫu mũ thời trang khác. Với chất liệu kaki đặc thù, khi sử dụng sẽ khác hẳn các loại mũ khác.
Công dụng mũ: Thường sử dụng cho công nghiệp nhẹ hoặc hóa học, những ngành nghề ít sử dụng chuyện động mạnh. Tránh các hợp chất, bụi bẩn …
Mũ có rất nhiều màu sắc, có thể in logo hay tên công ty lên phía trước tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp đó.

Xem thêm các sản phẩm khác: Băng báo cáp điện lực các loại, dây an toàn Hòa Bình đa mẫu, giẻ lau công nghiệp Hà Nội.

Thông tin liên hệ:
  • Website: thienbang.com
  • Cơ sở 1: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM
  • Điện thoại :0961.203.270 - 0966.831.477
  • Email: thienbang288@gmail.com
Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Mũ phòng sạch chống tĩnh điện cho công nghiệp hóa chất.

Mũ bảo hộ lao động, một vật dụng quan trọng hàng đầu trong lao động hiện nay.

Với các ngành xây dựng, công nghiệp điện lực, chiếc mũ được trang bị thường được làm từ hợp chất hữu cơ tổng hợp với đặc điểm dẻo, dai và bền với các lực tác động vật lý hay môi trường ăn mòn. Với các ngành công nghiệp nhẹ trong nhà máy phân xưởng lại khác. Chiếc mũ bảo hộ được gọi là mũ phòng sạch có tác dụng bảo vệ phần đầu tránh tĩnh điện, tránh các khí hóa học.
Dưới đây công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng xin giới thiệu trang bị mũ bảo hộ phòng sạch cho công nhân lao động trong các phân xưởng, nhà máy công nghiệp nhẹ.

Tác dụng của mũ phòng tránh các xung điện, giữ tĩnh điện đối với người lao động trong phân xưởng.

Ngoài ra còn các sản phẩm khác: Băng báo hiệu cáp điện ngầm, Dây an toàn chính hiệu Hòa Bình, Giẻ lau máy móc công nghiệp tiện dụng.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ THIÊN BẰNG
  • Website: thienbang.com
  • Cơ sở 1: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM
  • Điện thoại :0961.203.270 - 0966.831.477
  • Email: thienbang288@gmail.com
Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !