Tại những vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, hình ảnh những người thợ hồ leo trèo vắt vẻo trên những giàn giáo được lắp ghép tạm bợ mà không có thiết bị bảo hộ an toàn đang được coi là “điều hết sức bình thường”. Vì miếng cơm manh áo, lại thêm tâm lý chủ quan, những người thợ lam lũ đó không biết rằng tính mạng của họ có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào bởi những tai nạn bất ngờ.
Mũ bảo hộ lao động và quần áo bảo hộ lao động cho người làm việc nặng nhọc vẫn chưa thể ý thức được.
Tại những công trình xây dựng nhà ở tư nhân vùng nông thôn, “giàn giáo” đơn giản chỉ bằng dăm ba cọc gỗ, vài tấm ván ghép lại với nhau chênh vênh, tạm bợ để thợ có thể xây, trát trên độ cao hàng chục mét. Những người thợ xây này có thể hàng giờ đứng, ngồi trên đó với lỉnh kỉnh xô chậu vôi, vữa, gạch, đá mà không hề có bất cứ một thiết bị bảo hộ nào, hay chí ít là một sợi dây cột vào người để đề phòng bất trắc.
Đi sâu vào tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, không chỉ trên cao những người lao động xây dựng ở nông thôn không được đảm bảo an toàn, mà ngay cả khi ở dưới mặt đất, họ cũng không có những đồ bảo hộ lao động tối thiểu. Những chiếc mũ lưỡi trai, những chiếc nón lá thay cho những chiếc mũ bảo hộ bằng nhựa cứng. Quần áo lao động, giày, ủng là những dụng cụ mà họ phải tự túc chuẩn bị và tất nhiên với những người ở vùng nông thôn thì những đồ bảo hộ này có chất lượng không cao, bởi những dụng cụ rẻ tiền luôn là ưu tiên trong lựa chọn của họ. Thậm chí, nhiều thợ chẳng cần giày bảo hộ, quanh năm cùng đôi dép tổ ong mòn vẹt đi khắp mọi công trình. Trả lời chúng tôi, cô Nguyệt - một nữ thợ hồ ở Đông Anh (Hà Nội) - cho biết: “Ở dưới đất, trời nắng mới đội nón chứ khi đã trèo lên giàn giáo thì không đội gì hết. Vừa vướng víu, vừa khó làm việc nên cứ đầu trần, nếu nắng quá thì đội cái mũ lưỡi trai bé bé là hợp nhất”.
Những suy nghĩ chủ quan này của những người lao động chính là nguyên nhân gây ra nguy cơ mất an toàn lao động luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. Theo số liệu thống kê trong năm 2014, cả nước đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động với 6.941 người bị nạn, trong đó tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã xảy ra 33 vụ tai nạn trong lĩnh vực xây dựng. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cấp chính quyền ở nông thôn, các chủ xây dựng và đặc biệt chính ở những người lao động.
Để làm được điều này cần có sự phối hợp của tất cả các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giải thích và siết chặt quản lý công tác an toàn lao động xây dựng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thay đổi suy nghĩ cũng như đảm bảo an toàn trong lao động tại các công trình xây dựng ở nông thôn.
Tuy nhiên, đây sẽ là một khó khăn rất lớn, bởi từ trước đến nay, chúng ta chưa có một chế tài, quy định nào giúp cho chính quyền cấp xã ở các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát an toàn lao động, đặc biệt là cho những người lao động tự do ở nông thôn, khi đa số người lao động đều là những người có trình độ dân trí chưa cao, độ hiểu biết về an toàn lao động còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giải thích cho họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cần phải được đầu tư nghiêm túc và đúng mức.
Trang thiết bị hỗ trợ lao động: dây an toàn lao động, băng báo hiệu cáp điện lực.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét