Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn day dai an toan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn day dai an toan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Bộ dây an toàn A3 chính hãng Hòa Bình cho công trường Xây dựng



Dây an toàn lao động sử dụng cho các ngành như điện lực, xây dựng, công trình giao thông khi họ làm việc trên những môi trường trên cao đầy rủi ro, nguy hiểm.


Một trong những mẫu sản phẩm đặc trung nhất của nhóm dây đai an toàn toàn thân đó là mã sản phẩm A3 hay còn gọi là dây đai an toàn A3. Chi tiết sản phẩm sẽ được nêu trong phần dưới đây.
Dây A3 sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn lao động cho khi làm việc trên cao.
Những nguy cơ gây tai nạn không đáng có, ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
Luôn mang đến chất lượng công việc đạt hiệu quả nhất.


Cấu tạo:
Dây gồm 2 bộ phận chính, một đầu là móc khóa gắn tại điểm cố định. Đầu còn lại sẽ là dây đai lưng, quần quanh người lao động, đảm bảo cho họ luôn được an toàn nhất.
Dây A3 được làm từ sợi polystyrene hữu cơ tổng hợp, độ dài từ 1,5 met. Dày 5mm và rộng 5 cm. 

Khối lượng của dây rất nhẹ, giúp người lao động có thể linh hoạt di chuyển, không hề vướng víu bận bịu vào đâu cả.

Sử dụng sản phẩm:
Để sử dụng dây đai an toàn A3 được tốt nhất nhằm tránh khỏi những rủi ro khi làm việc hiệu quả, người lao động cần:
Bó dây đai đủ rộng, không quá chật cũng như quá lỏng. sẽ gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho người sử dụng.
 

Các sản phẩm cùng loại với dây an toàn A3

Kiểm tra đầu cố định còn lại nhằm đảm bảo an toàn nhất.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Thống kê tai nạn lao động do không sử dụng trang thiết bị an toàn.

" An toàn là bạn tai nạn là thù " hay " An toàn là trên hết " là những câu slogan luôn được các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư đặt tại nơi làm việc để người lao động có thể ý thức được mức độ quan trọng trong việc làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất. Theo thống kê, Cứ mỗi 15 giây lại có 160 công nhân trên toàn thế giới gặp tại nạn lao động, và một công nhân tử vong vì bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động. Tại Việt Nam 8% tai nạn lao động chết người liên quan đến việc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

2

Theo báo cáo mới nhất về tai nạn lao động của Bộ LĐ-TB&XH, có 627 công nhân tử vong vì tai nạn lao động ở Việt Nam trong năm 2013, tăng 4% so với năm 2012. Số người bị thương nặng cũng tăng 3% (khoảng 1.500 người). Cũng theo báo cáo này, 8% tai nạn lao động chết người trong năm 2013 liên quan đến việc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân. Nhằm nêu bật vấn đề an toàn lao động thông qua việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân tại nơi làm việc, cuộc thi “Chạy bộ vì An toàn Lao động” với sự tham gia của hơn 3.800 công nhân may tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày mai (27/4). Sự kiện này nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc (28/4). Chương trình nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho công nhân trong việc bảo vệ an toàn và sức khỏe cho bản thân để tránh các tai nạn không đáng có tại nơi làm việc Đây là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Better Work Vietnam (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)với mục tiêu nhằm cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành may mặc và da giày Việt Nam.



Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Tăng cường kiểm tra chất lượng tiến độ công tác an toàn lao động trong xây dựng.

Để khắc phục và chấn chỉnh tình hình vi phạm về an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ), đồng thời nhằm phát huy hiệu quả các quy định về đảm bảo AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ (PCCN), Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 22/2010/TT- BXD quy định về AT-VSLĐ trong thi công công trình xây dựng. Ngày 21/3/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có chỉ thị số 02/CT- BXD về việc “Tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo AT-VSLĐ và PCCN trong ngành Xây dựng“.
Các công trường xây dựng trên cao cần phải trang bị cho người lao động đầy đủ các trang thiết bị. Cụ thể dây an toàn lao động, mũ bảo hộ tiêu chuẩn và quần áo bảo hộ, giày bảo hộ.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, CĐXDVN đã phối hợp với Bộ Xây dựng, TLĐLĐVN kiểm tra AT-VSLĐ, PCCN tại 30 công trình xây dựng thuộc các Tập đoàn, TCty, các sở xây dựng địa phương, 2 công trình thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; phối hợp với Thanh tra Bộ LĐTB&XH tiến hành thanh tra thực hiện pháp luật lao động và AT-VSLĐ tại 10 công trình xây dựng thuộc TCty CP VINACONEX.
Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy tai nạn lao động xảy ra trong thi công xây dựng do nhiều tác nhân gây nên, ngoài tác nhân khách quan, rủi ro mà không lường hết được, có nhiều tác nhân lại do chính con người chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về ATLĐ hoặc thiếu trách nhiệm trong tổ chức thi công.

Tai nạn lao động thường tập trung vào đối tượng lao động thời vụ, làm những công việc giản đơn tại các khu vực tiềm ẩn mất an toàn cao, ít được đào tạo kiến thức về ATLĐ, tính kỷ luật lao động thấp hoặc do chủ quan, bất cẩn khi làm việc, thiếu tập trung tư tưởng; môi trường làm việc không đảm bảo an toàn; người sử dụng lao động coi nhẹ công tác an toàn trong tổ chức thi công hàng ngày, lơ là công tác kiểm tra, giám sát hoặc không có biện pháp nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm của người lao động.

Tại các công trình xây dựng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn như: Sử dụng điện thi công, lỗ trống trên các tầng sàn chưa được thực hiện theo quy định. Trên cao, công nhân không đeo dây an toàn vẫn làm việc tại những khu vực có nhiều nguy hiểm (biên sàn không lan can bảo vệ, không có dây cứu sinh, không biển báo nguy hiểm), hệ thống cầu thang bộ lắp đặt sơ sài... Điều này đồng nghĩa với việc tai nạn lao động vẫn đang đe dọa tính mạng người lao động.

Để đảm bảo tốt công tác AT-VSLĐ, khắc phục kịp thời những tiềm ẩn mất an toàn phát sinh trong thi công, chủ đầu tư và nhà thầu thi công trên các công trình xây dựng cần thực hiện nghiêm túc Thông tư số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH-BYT của Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong các cơ sở lao động“; Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng “Quy định về ATLĐ trong thi công công trình xây dựng“; Chỉ thị số 02/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc “Tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo AT-VSLĐ và PCCN trong ngành Xây dựng“ với một số nội dung sau: Thành lập hệ thống chỉ đạo thực hiện và giám sát công tác AT-VSLĐ tại công trường. Ban hành các quy định AT-VSLĐ cùng chế tài phù hợp theo quy định của nhà nước để nhà thầu thực hiện.

Huấn luyện về AT-VSLĐ tại công trường những nội dung liên quan đến công việc người lao động, về biện pháp kỹ thuật an toàn trong thi công, về trách nhiệm của người sử dụng lao động (từ tổ trưởng trở lên) về thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp khi làm việc. Duy trì việc nhắc nhớ, phổ biến biện pháp an toàn chi tiết hàng ngày cho người lao động trước khi làm việc.

Những tiềm ẩn mất an toàn nảy sinh trong thi công về điện, về thi công trên cao (hệ thông giáo thi công, lan can an toàn biên các tầng sàn, lỗ trống các tầng sàn thao tác, thực hiện các phương tiện bảo vệ cá nhân...), về an toàn của thiết bị thi công... cần được cảnh báo kịp thời để nhà thầu khắc phục.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động thi công trên công trường. Tăng cường công tác tự kiểm tra toàn diện về công tác an toàn vệ sinh lao động tại công trường; kịp thời kiến nghị, theo dõi, phúc tra việc khắc phục những sai phạm trong quá trình thi công công trình. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm AT-VSLĐ tại công trường.
Với các hệ thống xây dựng điện lực, cần phải có những báo hiệu hay băng cảnh báo cho các người lao động được biết.

Thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ hàng ngày sẽ giúp cho các nhà thầu khắc phục kịp thời những tiềm ẩn mất an toàn phát sinh trong thi công, nâng cao hơn ý thức chấp hành của người lao động, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn chết người, đồng thời gìn giữ và nâng cao uy tín của DN trong thời kỳ hội nhập.

Những biện pháp tăng cường an toàn lao động trong xây dựng công nghiệp.

  1. Phát triển văn hóa an toàn ở phạm vi quốc gia:
Các dự án xây dựng không hoạt động độc lập với xã hội mà tại đó chúng đang tồn tại. Dù cho những người quản lý dự án có quyết tâm như thế nào trong việc đảm bảo một công trường an toàn và vệ sinh, họ sẽ hầu như không thể làm được việc đó nếu văn hóa hiện hành của quốc gia đó có quan niệm “sinh mạng là rẻ mạt”. Việc phát triển một nền văn hóa ATLĐ hiệu quả phải được bắt đầu từ các cấp cao nhất trong hệ thống chính quyền và phải được áp dụng trong toàn bộ hệ thống, từ chính phủ tới người sử dụng lao động và người lao động.
  1. Các nhà tài trợ cần nhấn mạnh việc thực hiện ATLĐ trong hợp đồng.
Mục đích của tất cả các dự án có vốn tài trợ từ bên ngoài là nhằm nâng cao chất lượng sống của công dân nước sở tại, và điều này bao gồm cả sức khỏe và sự an toàn của những người tham gia vào hoạt động xây dựng. Bởi vậy, các tổ chức tài trợ này cần xác định rõ sứ mệnh của mình, đưa ra những yêu cầu về thực hiện an toàn lao động, vừa đảm bảo tiến độ của công trình đầu tư, vừa bảo vệ người lao động và vừa tạo được uy tín cho chính doanh nghiệp.
  1. Phát triển một hình mẫu tổng thể, toàn diện về một trường hợp đầu tư vào ATLĐ.
Trong các thảo luận về ATLĐ, chi phí luôn là một trở ngại lớn nhất ở rất nhiều công ty xây dựng tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi biện luận rằng có thể coi đầu tư vào ATVSLĐ như một khoản đầu tư hiệu quả, nếu nơi làm việc của họ được thiết kế hợp lý, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều. Một ví dụ cụ thể như, khi những giàn giáo được dựng tạm thời dẫn đến gây chết người hoặc xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, dự án xây dựng sẽ phải chịu ngoài các chi phí bồi thường, bị ảnh hưởng bởi trì hoãn. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như tên tuổi, hình ảnh - những yếu tố cạnh tranh của công ty – cũng sẽ bị tổn hại, và công ty còn phải chịu thêm các chi phí về bảo hiểm.
images704395_7_Tai_nan
Người lao động VN vẫn chưa trang bị cho mình đầy đủ trang thiết bị làm việc như: dây an toàn hay mũ bảo hộ lao động.
  1. ATLĐ phải được chủ động thực hiện từ khâu thiết kế:
Hầu hết các hoạt động xây dựng đều được lập kế hoạch theo cách này hay cách khác, ATLĐ phải được quản lý một cách chủ động, như một phần không thể tách rời của quá trình lập kế hoạch, và nếu không thể tìm được một biện pháp xây dựng an toàn, đội xây dựng cần phản hồi lại với bên thiết kế và giúp họ chỉnh sửa lại thiết kế. “An toàn từ khâu thiết kế” là một chủ đề đang chiếm được sự quan tâm trên khắp thế giới, với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm tối đa các nguy cơ và rủi ro bằng việc thiết kế cẩn thận, an toàn, đồng thời, vẫn đạt được các yêu cầu về vận hành và các chức năng khác của dự án.
  1. Người lao động cần chủ động tham gia vào quá trình xây dựng và cam kết thực hiện ATLĐ
Cần thay đổi tư tưởng truyền thống cho rằng người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với sự an toàn của người lao động. Để tạo nên điều kiện làm việc an toàn, chính những người lao động cũng cần được tham gia một cách chủ động vào công tác ATLĐ và hợp tác với những người chủ của họ. Do công nhân hiểu rõ nhất công việc của mình, đây chính là những người phù hợp nhất để đưa ra các quyết định về cải thiện điều kiện làm việc và an toàn trong lao động.Tuy nhiên, để người lao động tham gia vào hoạt động này một cách hiệu quả, những điểm sau là hết sức quan trọng: sự hỗ trợ từ pháp luật, sự khuyến khích từ các nhà quản lý, sự ủng hộ của hệ thống công đoàn, các hoạt động huấn luyện và sự tham gia tích cực của chính bản thân người lao động.
tập huấn
  1. Cần đa dạng các loại thiết bị bảo vệ cá nhân (TBBVCN) để phù hợp với văn hóa và vóc dáng của người lao động.
Hiện nay, hầu hết TBBVCN sẵn có đều được thiết kế cho vóc dáng của những người châu Âu/phương Tây. Tại nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, việc sử dụng TBBVCN sẵn có là không phù hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại quần áo, phương tiện thiết kế cho khí hậu ôn hòa trong các điều kiện nóng ẩm cũng là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Điều này ảnh hưởng đến việc thực thi An toàn lao động.
  1. Cần phát triển hơn nữa về mặt công nghệ để cải thiện ATVSLĐ, bao gồm các hệ thống cảnh báo và kiểm soát, các thiết bị thông tin liên lạc và các loại máy móc an toàn hơn
Các loại máy móc thiết bị xây dựng hiện đại đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khi được vận hành bởi lực lượng lao động không có tay nghề và chưa qua đào tạo, các loại máy móc này có thể dẫn đến tai nạn chết người. Do đó, các nhà sản xuất và nhà cung cấp cần đảm bảo chắc chắn rằng máy móc và thiết bị được thiết kế càng an toàn càng tốt, và phải kết hợp được với các thiết bị an toàn trong thực tế sản xuất. Cần phải có những báo hiệu hay băng cảnh báo cho người lao động được biết.
  1. Đào tạo và huấn luyện ATVSLĐ thường xuyên để tăng cường một cách hiệu quả nhất các kỹ năng, nhận thức và thái độ của người lao động
Các bài giảng về quy định có thể phù hợp, tuy nhiên cũng cần những người làm công tác đào tạo và huấn luyện phải có kiến thức thực tế về công việc xây dựng; họ nên là “những người hướng dẫn luôn bên bạn” hơn là “những nhà hiền triết trên sân khấu”.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Những tử thần bí ẩn và chậm chạp trên những công trường xây dựng


Trong vòng ba tháng trở lại đây, rất nhiều các vụ tai nạn vì giàn giáo, cần cẩu xảy ra ở những công trình xây dựng trọng điểm khiến hàng chục người chết và bị thương. Tuy nhiên, việc quản lý các "tử thần" nhà cao tầng này vẫn chưa được xem trọng.

  Những năm gần đây, số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tăng nhanh. Nguyên nhân là do người lao động chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động kém. Một nguyên nhân khác nữa là các nhà thầu chưa quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động.
Hiện trường 1 công trình xẩy ra tai nạn. Những công trình như thế này cần phải có những băng cảnh báo để báo hiệu.
Chính sự chủ quan, bỏ qua các quy định về bảo đảm an toàn trong khi làm việc là nguyên nhân dẫn tới những vụ tai nạn lao động chết người thương tâm trong thời gian vừa qua. Điển hình như vụ sập giàn giáo tại công trình Tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn 17 tầng trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Phong, quận 7, TPHCM) vào sáng 10/7 khiến 3 người chết, 5 người bị thương. Hay như mới đây nhất là vụ tai nạn lao động tại công trình xây dựng nhà ở xã hội HQC Plaza trên đường Nguyễn Văn Linh (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM) vào chiều 28/7 khiến 1 người chết, 1 người bị thương. Người thọ xây dựng đang đứng trên giàn giáo treo leo mà không hề có mũ bảo hộ hay dây an toàn lao động. Đó chỉ là 2 vụ tai nạn lao động trong tháng 7 vừa qua mà chúng tôi đề cập, ngoài ra còn nhiều vụ tai nạn lao động khác liên tiếp xảy ra khiến nhiều người bị thương. Mặc dù các vụ tai nạn lao động liên tục xảy ra trong thời gian gần đây nhưng theo ghi nhận của PV Dân trí, tình trạng mất an toàn lao động vẫn thường trực trên các công trình xây dựng ở TPHCM. Ghi nhận tại công trình xây dựng nhà ở trên đường Chánh Hưng (quận 8), mặc dù công trình đã xây lên độ cao hơn 20m so với mặt đất, nhưng nhà thầu thi công không lắp đặt lưới chắn an toàn để phòng ngừa té cao và tránh vật rơi. Tại vị trí thi công trên tầng cao nhất, công nhân chủ yếu vẫn đội mũ mềm, ít sử dụng mũ bảo hộ; nhiều công nhân làm việc trên độ cao hàng chục mét mà không có đai bảo vệ... Đáng nói là một công nhân còn đu bám ở các cạnh giào giáo sát đường dây điện trung thế rất nguy hiểm. Tương tự, tại công trình xây dựng nhà cao tầng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Đa Kao, quận 1), một công nhân liên tục di chuyển ra vào trên thanh sắt kết nối với cần cẩu. Nam công nhân này chỉ đội duy nhất một chiếc mũ bảo hiểm, ngoài ra không mặc bất cứ trang bị bảo hộ lao động nào cả, nếu không may có gió mạnh thì chắc chắn hậu quả sẽ khó lường.    

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Nhà cung cấp thang an toàn dây toàn thân 2 móc hiệu quả hàng đầu.



Dây đai an toàn và thang dây là các sản phẩm, trang thiết bị thuộc các ngành liên quan đến chiều cao như xây dựng, điện công nghiệp… Các ngành làm việc trên cao rất dễ xảy ra rủi ro nguy hiểm. Bài viết dưới đây được Thiên Bằng sưu tầm và hướng dẫn người lao động có được cái nhìn tổng quan nhất. Đất nước Việt Nam chúng ta đang phát triển lớn mạnh từng ngày. Các công trình xây dựng, dự án lớn ngày càng được khởi công. Kèm theo đó,công tác an toàn tại các công trường lao động đang ngày một phức tạp hơn. Nguyên nhân yếu vẫn là ý thức chủ quan của người lao động. Sự kiểm tra, rà soát lỏng lẻo của chủ đầu tư và dự án. Nắm bắt được tình hình đó, nhà cung cấp và phân phối trang thiết bị bảo hộ lao động Thiên Bằng đã cho ra thị trường hai sản phẩm thiết yếu trong các ngành xây dựng, công nghiệp hay điện lực. Dây an toàn, thang an toàn các loại đảm bảo. An toàn là trên hết là mục tiêu Thiên Bằng phục vụ người lao động Việt Nam.




Dây an toàn các loại. Cấu tạo: Dây toàn than với 2 móc thép không gỉ, Dây được làm từ các sợi hữu cơ chất lượng an toàn tuyệt đối. Chịu lực vật lý lên đến 1000 Kg. Rất khó bị phân hủy khi tiếp xúc với chất hóa học mạnh, bền với môi trường và thời gian.




Dây toàn than 2 móc:









Dây đai an toàn Hòa Bình A1






Thang dây an toàn với đủ các loại kích thước, độ dài: Các tòa nhà cao tầng hiện nay thường có cấu trúc ít thông thoáng, có thể nói khá là bí. Nếu không may có hỏa hoạn xảy ra thì sẽ rất khó để thoát hiểm. Thang dây an toàn sẽ khắc phục được phần nào nhược điểm này. Khi không may có sự cố xảy ra, nếu chúng ta không thể thoát hiểm bằng cửa chính thì có thể dung thang dây cố định tại đâu đó và thoát ra khỏi khu vực gặp sự cố. Giảm bớt được tâm lý ản hưởng, độ an toàn của chúng ta. Thang dây an toàn 15 mét:









Thang dây an toàn 10 mét:









Sản phẩm đi kèm dây an toàn trong công việc có thể là: mũ bảo hộ lao động. Băng báo hiệu cáp điện lực các loại tiêu chuẩn.




Tiêu chí của Thiên Bằng: Bảo hộ niềm tin ! Luôn đặt khách hàng: người lao động Việt Nam được ưu tiên đảm bảo nhất. Địa chỉ: Số 69/335 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội ( Bùng Binh Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) Điện thoại : 04.3551.0888. Hotline: 0981 056 066