Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn giay bao ho cao cap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giay bao ho cao cap. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

An toàn vệ sinh lao động trong ngành lắp rắp điện tử: vấn đề cần nhiều sự quan tâm

Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.
1
 Việc phát triển ngành lắp ráp điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, đằng sau ánh hào nhoáng của các sản phẩm điện tử và sự phát triển công nghiệp là những mặt tối mà chúng ta đáng phải quan tâm. Đó là vấn đề an toàn lao động, vấn đề về nguy hại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp đang ngày đêm tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đối với những người công nhân trực tiếp sản xuất.
Trong quá trình khảo sát, nhiều lao động đã phản ánh việc thường xuyên đau mỏi xương khớp do tư thế làm việc, ù tai, thậm chí suy giảm thị lực từ 10/10 xuống còn 5/10…
Một vấn đề đáng lưu ý là thời gian các công nhân gắn bó với công việc này thường ngắn, nguyên nhân là do tâm lý e ngại công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đa số lao động được khảo sát đều có tuổi nghề dưới 3 năm.
Đặc biệt trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có tới 80-85% là lao động nữ từ 18-30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu đảm bảo an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.
Tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” được tổ chức hồi tháng 1/2014 mới đây, ông Sajniv Pandita - Giám đốc ARMC và Tiến sĩ – Bác sỹ Thomas H.Gassert (Khoa Y tế công cộng – Đại học Harvard) khẳng định, hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết trong qúa trình sản xuất thiết bị điện tử và cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường. Vấn đề này đã được nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, đến Scotland, Hàn Quốc  đưa ra cảnh báo.
6
Với những công ty lớn cần trang bị cho người lao động đầy đủ trang thiết bị quần áo chống tĩnh điện, găng tay và mũ bảo hộ phòng sạch.
Theo nghiên cứu, hiện nay 50% các sản phẩm điện tử được sản xuất tại châu Á và nhiều công ty điện tử ở đây vẫn sử dụng các hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu. TS.BS Thomas H. Gassert còn cho biết, có khoảng 68.000 loại hóa chất bao gồm nhiều loại axit, kiềm, khí đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, chất bán dẫn, dung môi... đang được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử nhưng chưa hề được kiểm chứng tác động đến con người và ngay cả kiểm chứng trên động vật cũng rất ít.
Các loại hóa chất độc hại này về lâu dài có thể gây nên các bệnh ung thư, bệnh liên quan đến sinh sản và trước mắt là gây nên các bệnh căng thẳng thần kinh, đau mỏi cơ thể, giảm khả năng thị giác, thính giác. Ông Sanjiv Pandita, Giám đốc Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á – AMRC phân tích: Đằng sau vẻ đẹp long lanh của chiếc điện thoại Iphone hào nhoáng là rất nhiều hóa chất, kim loại như chì, crom, thủy ngân, kim loại nặng.... Trong quá trình sản xuất, các hóa chất đó cùng các chất dung môi, khí độc và bức xạ toả ra. Nguy cơ cho sức khoẻ người lao động đến từ rất nhiều khâu: ảnh hưởng của axít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị; chất khí dễ cháy nổ; hơi khói độc từ các dung môi làm sạch, mạ phủ kim loại, quang hóa; điện từ trường cao, tia laze, cực tím và phóng xạ...
Có thể nói, tại nơi làm việc, công nhân ngành điện tử phải đối mặt với điện từ trường, bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ... Những yếu tố độc hại này tồn tại trong đa số công đoạn, ví dụ hàn các chi tiết, linh kiện điện tử, hoặc khi làm vệ sinh thiết bị, cần dùng Flux, là một hỗn hợp hóa chất bao gồm dung môi và axít, tẩy sạch bề mặt kim loại. Các nghiên cứu của các chuyên gia y tế đã chỉ rõ tác hại của điện từ trường đến hệ thần kinh trung ương như ảnh hưởng tới tuần hoàn não gây nhức đầu, ăn ngủ kém, giảm trương lực cơ, tăng tiết mồ hôi, đầu ngón tay xanh tím dẫn đến cơ thể bị suy nhược; đục thủy nhân mắt, tổn thương giác mạc; biến đổi sinh lý hồng cầu, bạch cầu, ảnh hưởng đến buồng trứng, tinh hoàn nếu tiếp xúc liều cao.
Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.
Một tác động đáng kể đến sức khỏe của người lao động nữa là tư thế làm việc và cường độ công việc. Công nhân chủ yếu ngồi hoặc đứng trong tư thế tĩnh tại suốt cả ca làm việc chừng 12 tiếng. Độ đơn điệu của thao tác khiến con người hành động như một chiếc máy, không kể tốc độ các thao tác cực nhanh khiến họ phải tập trung cao độ. "Có chi tiết của máy in cần 500 - 600 động tác/giờ. Các con chíp siêu nhỏ, gắn bằng kính hiển vi, làm việc trên màn hình gây căng thẳng thị giác cho người thực hiện. Mắt kéo sát trong một khoảng cách cố định gây căng cơ mắt".
Báo cáo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho biết, có khoảng 28.000 lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong đó khoảng 10% liên quan đến hóa chất. Quan ngại hơn, trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có trên 90% là lao động nữ từ 18 - 30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu bảo đảm an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra. 
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 9% số trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ các sản phẩm hóa chất, 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới. Để Việt Nam phát triển một nền công nghiệp điện tử an toàn, bền vững, tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” , các chuyên gia đều nhất trí cho rằng cần phải tập trung đánh giá, nghiên cứu toàn diện về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành điện tử của Việt Nam hiện nay. Đồng thời rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao độngliên quan đến lĩnh vực sản xuất này.
Các doanh nghiệp điện tử không phải không biết về những nguy cơ từ môi trường làm việc đối với sức khỏe công nhân lao động của mình. Nhưng họ sợ, nên không muốn công khai điều đó. Trong khi đó, công nhân đa phần là lao động phổ thông từ các làng quê, thiếu thông tin, không có kỹ năng bảo hộ lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn bảo vệ đội ngũ lao động của mình và thể hiện trách nhiệm xã hội, thì phải công bố danh mục các hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất, nguy cơ của chúng và hướng dẫn người lao động về biện pháp bảo hộ.
Ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách-Pháp luật (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng bản thân doanh nghiệp chưa tự giác công khai danh mục các hóa chất độc hại đang sử dụng nên công đoàn không có đủ thông tin để cảnh báo người lao động tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, trong dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang soạn thảo cần phải quy định cụ thể việc công khai thông tin để có cơ sở, phương án bảo vệ người lao động. Ông Điều cũng cho rằng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cần phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát hiện sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ… và có biện pháp phòng ngừa cho người lao đồng khi tiếp xúc với linh kiện độc hại...Đồng thời cũng cần tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe tại những nhà máy này. Cần phải thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ sức khỏe của công nhân, từ trước, trong và sau quá trình làm việc tại các nhà máy điện tử.
TS. Bác sĩ Thomas H.Gassert - Khoa Y tế công cộng (ĐH Harvard) là người có nhiều năm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành điện tử cho rằng cần có một hệ thống thanh tra giám sát đủ hiệu lực, được tập huấn đầy đủ, có mặt ngay tại doanh nghiệp, nói cách khác là có đại diện của người lao động ngay trong Ban y tế của các nhà máy. Đội ngũ này phải được đào tạo, tập huấn đầy đủ. Đây cũng là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn cần kịp thời thông tin, tuyên truyền để các lao động trong ngành điện tử hiểu được các nguy cơ của mình.
Theo ông Vũ Như Văn - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật, Hội khoa học – kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam thì giải pháp quan trọng nhất hiện nay là nâng cao công tác tuyên truyền để bản thân các doanh nghiệp ý thức được việc công khai, minh bạch các loại hóa chất độc hại trong sản xuất các sản phẩm điện tử. Đồng thời, hệ thống pháp luật về an toàn lao động cũng cần được kiện toàn hơn nữa, tăng cường thanh tra các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử để có chế tài phù hợp xử lý ngay các trường hợp không công khai các hóa chất độc hại.
Sản phẩm hỗ trợ: giày bảo hộ nhập khẩu cao cấp cho phòng thí nghiệm.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

An toàn lao động khi sử dụng giàn giáo. Các khái niệm cơ bản

Các yêu cầu về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ giàn giáo trong xây dựng, sửa chữa, phá dỡ nhà và công trình. Tiêu chuẩn viện dẫn: - Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chư­ơng 17 - TCVN 5308- 1991. Quy phạm KTAT trong xây dựng - TCVN 6052-1995. Giàn giáo thép.
3 
Đi cùng giàn giáo phải kèm theo nhiều thiết bị: quần áo bảo hộ, dây an toàn...
Các thuật ngữ và khái niệm:
Giàn giáo: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.
Giàn giáo dầm công son: Giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tư­ờng hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu.
Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, đ­ược treo bằng các dây cáp.
Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên t­ường nhà.
Giàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn: Hệ các khung bằng ống kim loại (chân giáo), lắp ráp với nhau nhờ các thanh giằng.
Tổ hợp giàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ giàn giáo đ­ược cấu tạo từ các thanh thép ống như­ thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng; có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.
Giàn giáo treo móc nối tiếp: Sàn công tác đ­ược đặt và móc vào hai dây cáp thép treo song song theo ph­ương ngang, các đầu dây liên kết chặt với công trình.
Giàn giáo treo nhiều tầng: Giàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có thể treo bởi hai hay nhiều điểm.
Dây an toàn: Dây mềm buộc vào đai ngang l­ưng ng­ười hoặc dụng cụ lao động, đầu giữ buộc vào điểm cố định hoặc dây bảo hộ.
Dây bảo hộ (dây thoát hiểm, dây cứu nạn): Dây thẳng đứng từ một móc neo cố định độc lập với sàn công tác và các dây neo, dùng để treo hoặc móc các dây an toàn.
Dây đai ngang lư­ng: Dụng cụ đặc biệt đeo vào ngư­ời, dùng để treo giữ hoặc thoát hiểm cho công nhân khi đang làm việc hoặc ở trong vùng nguy hiểm.
Sàn công tác: Sàn cho công nhân đứng và xếp vật liệu tại các vị trí yêu cầu, được cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị sàn công tác. Sàn công tác có thể hoạt động độc lập hoặc lắp ghép thành một sàn công tác lớn hơn. Sàn công tác có thể là các tấm gỗ ván đặc biệt, bàn giáo hoặc sàn chế tạo sẵn bằng kim loại.
Lan can: Hệ thanh chắn đ­ược lắp dọc theo các mặt hở và phần cuối của sàn công tác, gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.
Lưới chắn an toàn: Một tấm lưới chắn đặt giữa tay vịn và thanh chắn chân, để ngăn dụng cụ lao động hoặc vật liệu không rơi khỏi giàn giáo.
Nền đặt giáo: Nền mặt đất hoặc nền sàn vững của các tầng nhà và công trình.
Neo: Bộ phận liên kết giữa giàn giáo với công trình hoặc kết cấu, để tăng c­ường ổn định hai ph­ương cho giàn giáo.
Thanh giằng: Bộ phận giữ cố định cho giàn giáo, liên hệ với các bộ phận khác.
3 
Các trang bị hỗ trợ an toàn, túi để dụng cụ, giày bảo hộ cao cấp, mặt nạ cũng như găng tay
1. Nguy cơ mất an toàn
- Ngã cao khi làm việc trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh...) do sập, đổ giàn, trơn trượt...
- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo.
- Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.
- Ngã cao do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
- Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.
- Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình trong lúc làm việc.
 
2. Điều kiện kỹ thuật an toàn
 
Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.
Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, mũ bảo hộ, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.
Điều 3: Việc bắc giàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo giàn giáo và cải tiến giàn giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được thực hiện.
Điều 4: Giàn giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.
- Giàn giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)
- Giàn giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.
Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm tra một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu giàn giáo chồng lên nhau phải cố định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với nhau.
Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm giàn giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ với thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.
Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện, các vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện  các quy định về ATLĐ khi làm việc trên cao.
Điều 8: Nếu tổng chiều cao của giàn giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.
Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao. Giàn giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng.
Điều 9: Giàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn giáo.
Điều 10: Giàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo.
Điều 11: Khi nghiệm thu và kiểm tra giàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ giàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo giàn giáo với công trình để bảo đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không.
 Điều 12: Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá quy định.
Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy không có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố.
Điều 13: Khi giàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ đưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
Điều 14: Khi vận chuyển vật tư, vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật nâng va chạm vào giàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn.
Điều 15: Chỉ được vận chuyển bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên giàn giáo nếu trong thiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển.
Điều 16: Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác.
Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên giàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ.
Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không được làm việc trên giàn giáo.
Điều 17: Đối với giàn giáo di động (giàn giáo ghế), lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giàn giáo phải bằng phẳng. Việc di chuyển giàn giáo di động phải làm từ từ. Cấm di chuyển giàn giáo di động nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v…
 
2.1.Giàn chồng
Điều 18: Sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các quy định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống lệch, trượt. Cấm kê chân cột hoặc khung Giàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng liên kết chắc chắn.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
 
2.2. Giàn treo
Điều 19: Đối với các giàn giáo treo phải thực hiện những quy định sau:
- Tiết diện dây cáp buộc giàn giáo phải đảm bảo tải trọng quy định hệ số an toàn ≥ 6.
- Quy định số người làm việc trên từng loại giàn giáo (giàn giáo dài không quá 5 người, giàn giáo ngắn không quá 3 người).
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
- Giàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn vào tàu tránh đu đưa.
- Giàn giáo phải chắc chắn, các đầu nối giàn giáo với nhau phải được buộc chắc chắn, tránh tuột, đứt.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
 
2.3. Giàn giáo bằng thép ống
Điều 20: Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đ­ường kính ngoài là 50mm (đường kính trong là 47,5mm). Các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,2m theo chiều ngang và ≤ 3,0m dọc theo chiều dài của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng t­ương đ­ương.
Giàn giáo thanh thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đư­ờng kính ngoài 64mm (trong 60mm) với các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,5m theo ph­ương ngang và                ≤ 1,5m theo ph­ương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim koại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng t­ương đ­ương.
Điều 21: Các thanh dọc đ­ược lắp dọc theo chiều dài của giàn giáo tại các cao độ xác định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng để thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc d­ưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
Các thanh ngang đặt theo phư­ơng ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
 
2.4. Sàn công tác
Điều 22: Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu đ­ược tải trọng tính toán, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10mm. Vật liệu được lựa chọn làm sàn phải có đủ c­ường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hóa học và chống đ­ược xâm thực của khí quyển.
Chú thích: Các ván và sàn công tác chế tạo sẵn bao gồm các ván khung gỗ, các ván giáo và sàn dầm định hình.
Điều 23: Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, không bị mục mọt hoặc mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ. Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt.
Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hở không quá 5cm đối với công tác xây và 20cm đối với công tác hoàn thiện.
Điều 24: Sàn công tác (trừ khi đựơc giằng hoặc neo chặt) phải đủ độ dài v­ượt qua thanh đỡ ngang ở cả hai đầu một đoạn ≥ 0,15m và ≤ 0,5m. Sàn công tác phải đư­ợc định vị chặt, chống đ­ược sự chuyển dịch theo các phương.
Điều 25: Khi sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các qui định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống trượt, chống lệch.
- Dựng giàn giáo từ 2 tầng trở lên phải liên kết chân từ 2 khung trở lên, tránh đổ giàn giáo.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng, liên kết chắc chắn.
- Khi sử dụng giàn giáo treo phải kiểm tra dây cáp, vỉ giàn, giàn giáo treo phải được buộc chắc chắn tránh đu đưa, các đầu nối giàn với nhau phải được buộc chắc chắn tránh đứt tuột vỉ giàn.
Điều 26: Khi sử dụng máy phun nước, phun cát, phun sơn trên cao nhất thiết phải có giàn giáo và các ống dẫn phải có dây đeo bảo hiểm cột cố định.
Điều 27: Nếu sử dụng giàn giáo bằng kim loại thì các chân giàn giáo và các điểm tiếp xúc bằng kim loại phải được cột chặt và bịt kín bằng cao su tránh va chạm ma sát phát sinh tia lửa.
 
2.5. Thang
Điều 28: Khi làm việc cao có sử dụng thang, thang phải được đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn.
Điều 29: Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang > 70o và < 45o. Trường hợp đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn.
Điều 30: Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (giàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà).
Điều 31: Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m. Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn.
Điều 32: Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.
Điều 33: Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc >70o so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên.
Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 - 40cm.
 Điều 34: Nếu góc nghiêng của thang <70o, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt.
Điều 35: Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 - 10m phải bố trí chiếu nghỉ.
 
2.6. Khi lắp dựng, tháo dỡ
Điều 36: Không đ­ược lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu như­ có giông tố, trời tối, m­ưa to, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
Điều 37: Giàn giáo và phụ kiện không đ­ược dùng ở những nơi có hóa chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị hủy hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Điều 38: Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh giàn giáo:
- Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần giàn giáo ch­ưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.
- Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm ng­ười và ph­ương tiện qua lại. Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
Điều 39: Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ giàn giáo ở gần đư­ờng dây tải điện (< 5m, kể cả đ­ường dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và phải đư­ợc sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đ­ường dây (ngắt điện khi dựng lắp, l­ưới che chắn...).

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

An toàn lao động trong gia công cốp pha, giàn giáo

Việc gia công cốp pha hiện nay chủ yếu sử dụng máy móc nên cần chú ý an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên, một số công cụ thủ công cũng được sử dụng khi gia công cốp pha cũng cần đảm bảo an toàn.
Các nguy cơ gây TNLĐ trong gia công cốp pha: Công nhân có thể bị chấn thương do sử dụng các máy gia công (cưa đĩa, bào,...) hoặc các dụng cụ thủ công (cưa, đục,...) và các nguy cơ tai nạn điện khi sử dụng máy, thiết bị. Để đảm bảo an toàn khi chế tạo ván khuôn, phân xưởng chế tạo ván khuôn gỗ ở công trường không nên đặt cạnh những phân xưởng hàn, rèn và những kho nhiên liệu dễ cháy. Cần có găng tay, quần áo bảo hộ lao động tiêu chuẩn.
Phải thường xuyên quét dọn sạch sẽ, có nội quy phòng cháy nghiêm ngặt, mạng điện bố trí phải phù hợp và đảm bảo an toàn chống cháy. Khi cưa xẻ gỗ trên máy cưa đĩa nhất thiết phải cơ cấu chắn đề phòng tay người chạm vào lưỡi cưa đang quay, đề phòng lưỡi cưa rạn nứt có thể vỡ và văng mảnh. Trước khi cho máy hoạt động phải kiểm tra lưỡi cưa, các cây gỗ xem có mảnh kim loại hay đinh không, kiểm tra cơ cấu chắn dao tán mạch, thước dẫn hướng điều chỉnh hợp lý và chắc chắn chưa, không cưa gỗ có chiều dày lớn hơn chiều cao lưỡi cưa, không tỳ gỗ vào bụng; khi đẩy đến gần lưỡi cưa, phải dùng tấm đẩy bằng gỗ.  



Khi lắp dựng giàn giáo cần san phẳng và đầm chặt đất nền để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt, cột hoặc khung giàn giáo phải thẳng đứng, giằng giữ theo yêu cầu của thiết kế, chân cột phải có ván chống lún, chống trượt, cấm kê chân cột bằng gạch đá hay mẩu gỗ vụn.

Ván lát sàn công tác phải có chiều dày tối thiểu là 3cm, không mục mọt, nứt gãy, các tấm phải khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc của các tấm ván phải đủ để gác trực tiếp 2 đầu lên thanh đà đỡ, mỗi đầu ván phải vươn ra ngoài thanh đà đỡ ít nhất 20cm và được buộc hay đóng đinh chắc chắn. Khi dùng các tấm ván phải có nẹp bên dưới để giữ cho ván không bị trượt.

Khi lắp ván khuôn tấm lớn theo nhiều tầng thì ván khuôn tầng trên chỉ được lắp sau khi ván khuôn tầng dưới đã được cố định chắc chắn.

Khi lắp những tấm ván ở độ cao 8m trở lên so với mặt đất, phải có sàn công tác bề rộng ít nhất là 0,7m và có lan can bảo vệ chắc chắn. Ván khuôn sàn đã lắp đặt phải có lan can bao quanh toàn bộ chu vi. Khi lắp đặt ván khuôn cột, dầm ở chiều cao dưới 5,5m có thể dùng thang di động phía trên có sàn công tác với kích thước tối thiểu là 0,7m x 0,7m, có lan can bảo vệ, nếu lắp đặt ở độ cao trên 5,5m phải dùng giàn giáo chắc chắn. Công nhân phải được trang bị các phương tiện bảo vệ  khi làm việc trên cao như giày bảo hộ cao cấp, dây an toàn, túi dụng cụ...
3

Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau một thời gian dưỡng hộ bê tông, đảm bảo cường độ đủ chịu được tải trọng do bản thân và các tải trọng tĩnh gây ra. Khi tháo dỡ đà giáo, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp như dầm, vòm khẩu độ trên 6m... phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt.

Trong quá trình tháo dỡ ván khuôn phải có biện pháp đề phòng các ván khuôn nặng rơi từ trên cao xuống gây tai nạn. Cần phải có mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn.
Không được tổ chức tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng, khi đang tháo dỡ ván khuôn cấm người không có phận sự đi lại ở phía dưới, các tấm ván khuôn dỡ ra phải chuyển ngay xuống đất, không được xếp đống trên giàn giáo, có thể trượt rơi xuống hoặc làm gẫy giàn giáo vì nặng. Không lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không có người, không được để ván khuôn rơi vào đường dây điện.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Lao động Thế giới: Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 4 người trong vụ thảm họa sập hầm mỏ

Thổ Nhĩ Kì, một đất nước rất phát triển tại vùng Tây Nam Á. Kinh tế khoa học kĩ thuật của đất nước này xứng tầm với châu Âu. Tuy nhiên vấn đề an toàn lao động cũng đang là một vấn đề tại đất nước hồi giáo này.
Ít nhất 4 người đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ do có liên quan đến vụ sập hầm mỏ vào tuần trước khiến 301 thợ mỏ thiệt mạng tại Soma.
Giám đốc phụ trách hoạt động công ty sở hữu mỏ than Soma Akin Celik, kỹ sư Yalcin Erdogan và Ertan Ersoy cùng Giám đốc an ninh Yasin Kurrnaz đã bị cảnh sát bắt giữ vào ngày hôm qua, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời công tố viên Bekir Sahiner cho biết.

6
Cũng trong ngày Chủ nhật, khoảng 25 người đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ và thẩm vấn. Công tác tìm kiếm các nạn nhân đã kết thúc vào hôm thứ Bảy sau khi toàn bộ các thi thể đã được đưa lên mặt đất. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có 301 thợ mỏ đã thiệt mạng trong thảm kịch sập mỏ than vào hôm thứ Ba tuần trước.
Cuộc điều tra hiện vẫn đang được tiến hành nhằm xác định nguyên nhân vụ nổ gây sập hầm mỏ cũng như đưa những người phải chịu trách nhiệm trước thảm kịch ra ánh sáng. Cuối tuần trước, cánh sát Thổ Nhĩ Kỳ ở Soma đã phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để ngăn cản đám đông người biểu tình xuống đường. Phong trào biểu tình xảy ra ở nhiều thành phố phía tây Thổ Nhĩ Kỳ do khôn đồng tình với cách phản ứng của chính phủ trong thảm kịch sập hầm mỏ.
Ông Abdurrahman Savas, thống đốc của tỉnh Manisa, nơi có hầm mỏ Soma từ chối công bố con số người bị bắt giữ do tham gia biểu tình. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cấm biểu tình ở Soma và các thành phố khác nhằm duy trì trật tự và an ninh.
Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ hoài nghi về số người thiệt mạng trong vụ sập hầm mỏ do chính phủ công bố trong khi những người khác mong muốn nhũng kẻ phải chịu trách nhiệm sớm được đưa ra ánh sáng.

7

Khu mỏ không có các biện pháp đảm bảo an toàn
Vụ nổ mỏ than Soma đã khiến hàng trăm thợ mỏ mắc kẹt dưới lòng đất hiện vẫn chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Nhiều khả năng vụ nổ với sức nóng đã tạo nên khí CO từ than khiến con số thợ mỏ thiệt mạng tăng cao.
Trong một diễn biến khác, một quan chức của mỏ than từng nói rằng các thợ mỏ dường như đã không được hỗ trợ việc tiếp cận những nơi trú ẩn an toàn để tránh ngọn lửa và khói. Chủ sở hữu khu mỏ, Alp Gurman nói rằng hầm mỏ Soma đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, công ty không có nghĩa vụ phải xây các nơi trú ẩn an toàn nếu có sự cố xảy ra.
Bộ trưởng Lao động và An sinh Xã hội  Thổ Nhĩ Kỳ, Faruk Celik nói rằng việc bảo đảm an toàn lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ đáp ứng theo khuôn khổ quy định của EU. Ông Celik cho rằng trách nhiệm đảm bảo an toàn của các thợ mỏ phụ thuộc vào các công ty sở hữu khu mỏ. Các trang thiết bị như quần áo bảo hộ hay giày bảo hộ cao cấp luôn được trang bị đầy đủ và chu đáo.
Trường Đại học Kỹ thuật Istanbul đã khai trừ ông Gurman và quản lý khu mỏ Soma ra khỏi ban cố vấn về vấn đề khai thác mỏ cho các giảng viên trong trường sau sự cố sập hầm mỏ và nảy sinh các cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Các sản phẩm hỗ trợ: dây an toàn lao động hay mũ nhựa bảo hộ tiêu chuẩn châu Âu.

Quảng Phú: Bảo vệ người lao động qua vấn đề an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ

Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh ta phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty, xí nghiệp được hình thành, đóng góp  tích cực cho quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguy cơ  tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động luôn tiềm ẩn ở mức cao.
Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ cũng như thực hiện các chế độ về Bảo hiểm lao động trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Để đem lại sự an toàn và quyền lợi cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, xây dựng chính sách Bảo hiểm lao động đối với người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cùng các vật dụng thiết yếu khác.

5 
Kiểm tra vòi phun nước chữa cháy tại KCN Quảng Phú

Quảng Ngãi hiện có 1 KKT, 3 KCN và các cụm công nghiệp làng nghề; có 2.410 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến công tác ATVSLĐ và PCCN. Năm 2010, LĐLĐ tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 29 cuộc kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ, PCCN tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn; trong đó có 10/29 đơn vị vi phạm về ATVSLĐ và PCCN, không thực hiện đầy đủ các chế độ Bảo hiểm lao động.

Do sự thiếu quan tâm đến công tác ATVSLĐ và PCCN của một số doanh nghiệp, năm 2010, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số trường hợp tai nạn về lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Toàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm chết 2 người bị thương nặng 7 người. Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm các biện pháp thi công an toàn, bố trí người lao động không đủ trình độ vận hành thiết bị.

Để hạn chế những rủi ro cho người lao động, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức mở 10 lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động và đối tượng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tại KKT Dung Quất và các KCN; tổ chức 3 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho đối tượng làm công tác quản lý tại Công ty Điện lực Quảng Ngãi, Nhà máy bia Sài Gòn và Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina. Trong năm 2010, có 46 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, thu hút 4.276 người tham gia. Ngoài ra, để hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ và PCCN lần thứ 13, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó có Hội thi vệ sinh viên giỏi toàn tỉnh lần thứ nhất, năm 2011, với mục đích tuyên truyền, huấn luyện kiến thức về các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, các chế độ chính sách pháp luật về bảo hộ lao động như trang bị thêm cho người lao động những giày bảo hộ cao cấp hay mũ nhựa bảo hộ đúng chuyên ngành.

Ông Trương Văn Hà - Phó trưởng Ban chính sách Pháp luật (LĐLĐ tỉnh) cho biết: Để chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ quốc gia về ATVS LĐ và PCCN  lần thứ 13 tổ chức tại Quảng Ngãi, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 20 doanh nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh để điều chỉnh các sai phạm và kiến nghị biện pháp xử lý, nhằm ngăn chặn các sự cố tai nạn lao động, cháy nổ trước khi Tuần lễ quốc gia diễn ra. Năm 2011, Ban Chính sách Pháp luật sẽ tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tập trung tuyên truyền và hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động; tổ chức tập huấn về công tác ATVSLĐ, nhằm nâng cao kiến thức cho các cấp công đoàn trong tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra để uốn nắn kịp thời các sai phạm, đồng thời tránh sự chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Nguy cơ tai nạn lao động tại các cơ sở sản xuất khai thác đá khoáng sản

Những vụ tại nạn nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra gần đây như vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ làm chết hơn 50 người, đá vùi lấp đường hầm làm 18 người chết tại Thủy điện bản Vẽ - Nghệ An, vụ đá lở làm 7 người tử nạn tại Hà Tĩnh cho thấy vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất đặc thù đang ở mức độ báo động cao.
Các cơ sở sản xuất, khai thác đá, khoáng sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang đứng trước nguy cơ cao về tai nạn lao động. Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH Lương Bá Khiêm lo ngại: Vấn đề an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất khai thác đá, khoáng sản cũng đang ở mức báo động.
1 
Cơ sở khai thác và sản xuất tại chỗ chưa trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cùng các trang bị khác như mũ với giày.

Hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh đều xảy ra tai nạn lao động, tập trung ở các cơ sở sản xuất, khai thác đá và khoáng sản. Năm 2005, xảy ra vụ nổ khí mê tan tại Mỏ Than Đồi Hoa - Lạc Thủy làm chết 6 lao động. Năm 2006, xảy ra 2 vụ tại nạn đá tại làm chết 2 người tại trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Năm 2007 có 2 người tử nạn là anh Đặng Ngọc Lợi chết do đá văng khi nổ mìn tại mỏ đá 789 Bộ Quốc Phòng - xã Trung Sơn và anh Vương Văn Cương tại mỏ đá Cao Dương - Kim Bôi. Trên đây chỉ là thống kê của cơ quan chức năng, ngoài ra chưa tính hết những người bị thương và bị ảnh hưởng sức khoẻ do môi trường lao động không bảo đảm đặc biệt tại các cơ sở khai thác than và sản xuất khai thác đá trên địa bàn.
2 
Vẫn còn rất nhiều lao động phổ thông tự do, không có mũ bảo hộ trên đầu cũng như giày bảo hộ đế sắt chống đâm xuyên...
 
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động vẫn là câu chuyện tưởng chừng như cũ đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh không chưa chú ý và chưa quan tâm nhiều đến công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

Theo Chánh thanh tra Sở LĐ-TBXH Lương Bá Khiêm: Dù nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã về an toàn lao động đã chuyển biến nhưng trong quá trình thực hiện còn chưa triệt để. Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ chủ yếu mới chỉ tập trung ở các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là những đơn vị có sử dụng vật liệu nổ, khai thác khoáng sản còn chưa quan tâm, hoặc thực hiện các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ với hình thức đối phó đã dẫn đến những vụ tai nạn lao động đáng tiếc trong thời gian qua như công ty Cổ phần Thái Cương, Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Lương Sơn, Công ty TNHH Thành Lập...

Nhằm giải quyết và cải thiện tình trạng mất an toàn về lao động, các cơ quan chức năng đang phối hợp, giám sát các đơn vị sản xuất kinh doanh   trên địa bàn củng cố, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh lao động, tập huấn học tập các quy định an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ cho lao động; phấn đấu 100% người lao động phải được tập huấn, huấn luyện về ATLĐ; hàng năm người lao động phải được khám sức khoẻ định kỳ, các cơ sở sản xuất chăm lo cải thiện điều kiện cho người lao động, trang bị kiến thức và bảo hộ cho người lao động trực tiếp sản xuất...

Đối với các cơ sở sản xuất đặc thù như sử dụng vật liệu nổ, khoan mìn khai thác đá, khoáng sản phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành như sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quy phạm về kỹ thuật trong khai thác và chế biến đá, khoáng sản.

Tại cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất, khai thác đá trên địa bàn huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn mới đây, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và các cơ sở sản xuất, khai thác đá, khoáng sản chỉ được sản xuất khi thực hiện đầy đủ và nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, để phòng và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Không thể bỏ trống vấn đề an toàn lao động tại khu vực phi chính thức.

Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ có tác động rất lớn đến việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, liên quan đến trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, các ngành, các cấp và đặc biệt là người lao động tại những khu vực phi chính thức.

Xung quanh dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động đang được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13 xem xét và thông qua, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo chí nhằm hiểu rõ hơn các nội dung trên. 
 
7 
Những người thợ đang treo đu giữa không gian để lau những ô cửa kính mà không hệ có mũ bảo hộ tránh vật phía trên

- Thưa đồng chí, dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động có mở rộng đối tượng lao động phi chính thức, vậy đồng chí có ý kiến về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: Chúng ta biết rằng tình hình tai nạn lao động vì nghề nghiệp trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đứng thứ 2 sau tai nạn giao thông, ước tính mỗi năm trên 600 người chết nhưng thực tế theo báo cáo của ngành Y tế có thể gấp 3, tức là khoảng 1.700 người chết do tai nạn lao động.

Đây là vấn đề hết sức phức tạp, nhưng theo Quy định tại chương 9 của Bộ luật Lao động thì chúng ta mới điều chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động cho khu vực có quan hệ lao động (tức là khoảng 17 triệu lao động) trên tổng số gần 54 triệu lao động. Có nghĩa chúng ta bỏ trống hoàn toàn khu vực không có quan hệ lao động chưa được điều chỉnh bởi Luật An toàn vệ sinh lao động.

Chúng tôi dự báo khoảng 37 triệu người trong đó 24 triệu lao động tại khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tình trạng tai nạn lao động ở khu vực này rất phức tạp, lần này chúng ta xây dựng một bộ luật hoàn thiện như thế này thì không có lý gì chúng ta không điều chỉnh tất cả lực lượng lao động theo đúng tinh thần quan điểm của điều 35 Hiến pháp 2013, nghĩa là mọi người lao động được làm việc trong điều kiện môi trường an toàn.

- Tuy nhiên đối tượng lao động này thường là người nghèo và khả năng tham gia rất khó?
 
6 
Thiếu quần áo bảo hộ LD, dây an toàn cũng như giày bảo hộ công trường xây dựng, lao động tự do đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: Khi chúng ta xây dựng luật này thì đại biểu Quốc hội và người dân đều cảm thấy rằng tính khả thi là việc cần phải xem xét. Bởi vì chính trong khu vực có quan hệ lao động mà chúng ta vẫn thực hiện chưa tốt, tính tuân thủ pháp luật chưa cao, tai nạn lao động vẫn diễn ra phức tạp. 

Đơn cử, chỉ mấy ngày gần đây tại Hà Nội đã có 3 vụ tai nạn lao động xảy ra như sập cần cẩu, sập giàn giáo đường sắt... rõ ràng khu vực có quan hệ lao động đã như vậy thì khu vực không có quan hệ lao động sẽ càng phức tạp hơn và đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước và bản thân người sử dụng lao động phải hết sức quan tâm để chúng ta điều chỉnh mối quan hệ này.

Chúng ta thấy, khu vực không có quan hệ lao động thì quá trình tham gia vào việc Bảo hiểm tai nạn lao động cực kỳ khó khăn, do vậy chúng ta phải khuyến khích và nhà nước phải có sự hỗ trợ, để người nghèo và người khó khăn có thể tham gia.

Trong dự thảo luật An toàn Vệ sinh lao động lần này có một ý rất quan trọng đó là tất cả những người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động nếu làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì bắt buộc người sử dụng lao động phải huấn luyện cho người lao động trước khi làm việc.

Rõ ràng chúng ta đang đi tới hướng là Nhà nước phải hỗ trợ và có kinh phí để huấn luyện cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động, Nhà nước và chính quyền địa phương phải vào cuộc, đây là một quy định về trước mắt chưa đi vào quỹ đạo đúng đắn nhưng lâu dài thì phải bảo đảm an toàn cho họ nhằm bảo đảm sự bình đẳng chung.

- Về đề xuất tăng lực lượng thanh tra lao động cấp huyện, quan điểm của đồng chí về vấn đề này thế nào?

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: Theo tôi rất cần thiết phải tăng thanh tra lao động cho khu vực cấp huyện vì hiện với 487 thanh tra lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ không bao quát được 54 triệu lao động, 500.000 doanh nghiệp và các cơ sở lao động tư nhân như hiện nay. 

Tuy nhiên, việc điều chỉnh này sẽ làm số lượng biên chế tăng thêm khoảng 800-1.000 thanh tra viên nhưng thực chất thì mỗi huyện chỉ tăng thêm 1 thanh tra viên, nơi nào lớn được 2 người. 

Vấn đề không phải nhiều hay ít thanh tra mà quan trọng là kỹ năng thanh tra, năng lực thanh tra và biện pháp thanh tra các vụ tai nạn lao động. Chính phủ đến giờ phút này vẫn có mong muốn như vậy và Ủy ban các vấn đề xã của Quốc hội sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để lấy phiếu ý kiến các đại biểu quốc hội.

Nếu các đại biểu quốc hội ủng hộ cho phương án có thanh tra lao động cấp huyện thì chúng ta phải ủng hộ tiếp cho Chính phủ có thêm biên chế để làm việc trên.

Phỏng vấn báo chí: Tai nạn lao động gia tăng: Có tình trạng “nhờn luật”

Một bài báo được phỏng vấn của phóng viên báo HNM về thực trạng ăn toàn lao động trong năm 2014 vừa qua. Để có thể nhìn thấy những điểm yếu, bất cập về an toàn lao động nhất là những ngành xây dựng, hầm mỏ...
Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động (ATLĐ) khá đầy đủ nhưng việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm chưa triệt để, dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đây chính là nguyên nhân đưa số người bị chết vì tai nạn lao động (TNLĐ) tăng hơn so với năm trước. Xung quanh vấn đề này, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.

6

Với ngành xây dựng, cần trang bị đầy đủ quần áo công nhân, dây an toàn cũng như mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn
- Xin ông cho biết thực trạng về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong năm 2014?

- Năm 2014, cả nước xảy ra 6.777 vụ TNLĐ, làm 606 người chết; chi phí do TNLĐ (tiền thuốc, mai táng, bồi thường cho gia đình người chết và người bị thương…) là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là hơn 85,6 nghìn ngày. 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất là: TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận. Những ngành, nghề để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2014 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị.

- Thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động bị tai nạn trong khi làm việc ngày càng tăng trong khi số doanh nghiệp có báo cáo thống kê chỉ chiếm 5,1%. Đâu là nguyên nhân của thực trạng này và với những doanh nghiệp không báo cáo, Bộ LĐ-TB&XH có những biện pháp xử phạt như thế nào?

- Đây là vấn đề gây khó khăn nhất cho các cơ quan chức năng. Nhiều địa phương báo cáo không đúng mẫu quy định, chưa thống kê được đầy đủ ngành nghề, số lao động trên địa bàn, số doanh nghiệp, nên cơ quan quản lý rất khó đánh giá chính xác tình hình TNLĐ trên toàn quốc. Đáng lo ngại, năm 2012 chỉ có 19.311 doanh nghiệp tham gia báo cáo, con số này chiếm 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc. Về nguyên tắc đã là doanh nghiệp dù sản xuất hay không thì cũng phải báo cáo theo định kỳ nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp coi mình là đơn vị dịch vụ không xảy ra TNLĐ nên không báo cáo. Trong năm 2013 những doanh nghiệp không thực hiện thống kê, báo cáo chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý và công khai danh sách những đơn vị này trên các phương tiện truyền thông.

- Lao động ở nông thôn, lao động tự do và di cư chiếm số lượng không nhỏ trong cơ cấu lao động và đây cũng là đối tượng gặp nguy cơ TNLĐ khá lớn. Vậy để bảo đảm ATVSLĐ cho những đối tượng này, Bộ sẽ có những giải pháp gì?

- Những đối tượng này thường không được thống kê trong báo cáo gửi Bộ LĐ-TB&XH. Xuất phát từ thực tế này, Bộ tiến hành thí điểm thống kê qua xã, phường (mới chỉ thực hiện tại tỉnh Quảng Nam và Hà Nam) nhưng số lượng thống kê TNLĐ đã tăng vọt so với báo cáo các địa phương này gửi. Từ kết quả này, Bộ sẽ nhân rộng ra cả nước để có những số liệu chính xác nhất về tình hình TNLĐ, đồng thời bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho lao động di cư và tự do.

Hiện do nguồn lực cũng như quy định của luật pháp mới chỉ quan tâm tới những lao động có hợp đồng. Những lao động ở khu vực nông thôn, di cư và tự do chưa được quan tâm đúng mức. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã kiến nghị với Chính phủ có những quy định mở, hướng tới cả những đối tượng không có hợp đồng lao động.










4 


Được biết, Tuần lễ ATVSLĐ lần thứ 15 có chủ đề: "Tăng cường văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc". Để tuần lễ đi vào đời sống cũng như nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động, Bộ sẽ có giải pháp gì?

- Để tuần lễ thực sự đi vào đời sống, góp phần làm thay đổi nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định về ATVSLĐ và các chế độ bảo hộ lao động; chú trọng triển khai công tác huấn luyện ATVSLĐ cho hai đối tượng trên. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc. Sở LĐ-TB&XH các địa phương cần kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, công khai các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ theo quy định…
Xem thêm sản phẩm: giày bảo hộ cao cấp cho công nhân xây dựng.