Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn băng báo cáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn băng báo cáp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Vụ chập điện gây xôn xao dư luận tại Đà Nẵng

Một vụ phóng điện tăng áp từ đường dây 110KV xuống khu dân cư trên đường Đoàn Phú Tứ (nằm giữa hai phường Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã thiêu rụi hàng loạt vật dụng đang sử dụng điện trong nhiều ngôi nhà, phòng trọ tại đây.


 Sau khi đường dây truyền internet bị mắc lại trên đường dây cao thế 110KV thì phát ra một tiếng nổ lớn tại một trụ điện gần đó.

Nghiêm trọng hơn, vụ phóng điện tăng áp bất ngờ đã khiến anh Bùi Phúc Hiệp (SN 1990, tổ 45A, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu) tử vong tại chỗ khi anh Hiệp đang cắm sạc sử dụng điện thoại di động trong một quán nhậu trước nhà. Theo người dân, vào khoảng 14h30 chiều 20.5, 2 nhân viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đến tổ 27, phường Hòa Khánh Nam bắc đường dây truyền Internet vào khu dân cư. Trong lúc 1 trong 2 nhân viên này đã cố quăng đường dây truyền Internet qua đường dây cao thế 110 KW (phía trên ngôi nhà số 158, đường Đoàn Phú Tứ) thì dây bị mắc lại trên đường dây cao thế. Liền sau đó, người dân nghe một tiếng nổ lớn phát ra tại một cột điện gần đó. Lúc này, hàng loạt đường dây truyền Internet tại đây bị chảy nhợ, phát cháy. Cùng lúc, hàng loạt vật dụng đang sử dụng điện tại nhiều ngôi nhà và phòng trọ tại đây bị thiêu rụi. Theo quan sát của PV, dãy dân cư bị ảnh hưởng trong lúc đường dây cao thế phóng điện tăng áp bắt đầu từ số nhà 102 đến 162 đường Đoàn Phú Tứ. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, đại diện Viettel, công an quận Liên Chiểu đã có mặt ghi nhận hiện trường và thống kê thiệt hại. Công an quận Liên Chiểu đã quanh vùng vị trí xảy ra chập cháy và tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.

Chiều 21.5, Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã có văn bản chính thức gửi báo Lao Động thông tin về vụ việc. Theo đó, Viettel nhận trách nhiệm đã sơ xuất trong quá trình cung cấp dịch vụ dẫn tới gây ra sự cố này. “Để xảy ra vụ việc trên, chúng tôi cảm thấy vô cùng đáng tiếc. Thông qua báo Lao Động, chúng tôi xin gửi lời chân thành xin lỗi đến gia đình nạn nhân và bà con đã chịu ảnh hưởng từ vụ việc nêu trên. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để nhanh chóng khắc phục sự cố. Viettel cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ để hỗ trợ bà con theo kết luận của cơ quan chức năng. Chúng tôi cũng sẽ nghiêm khắc kiểm điểm và xử lý các cá nhân và đơn vị liên quan theo đúng quy định của pháp luật”, công văn của Viettel nêu rõ. Được biết, ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo của Viettel tại Đà Nẵng đã lập tức tới phối hợp cùng gia đình nạn nhân lo hậu sự. Đồng thời cử lực lượng phối hợp với Điện lực quận Liên Chiểu khắc phục sớm tình trạng mất điện, chập điện tại các gia đình chịu ảnh hưởng của sự cố. Đến ngày 21.5, đa số các hộ dân đã có điện để sinh hoạt, hiện chỉ còn 10 hộ dân đang được các lực lượng chức năng tích cực khắc phục và sẽ có điện trở lại muộn nhất là trong chiều ngày hôm nay 21.5. 
Vụ phóng điện cao thế khiến nhiều người dân hoảng hốt, lo lắng cảm giác không được an toàn.

Thêm một lần nữa chúng ta cùng phải suy ngẫm về các đường dây điện cao thế trên mặt đất mà không sử dụng cảnh báo, báo hiệu hay băng báo hiệu cáp. Việc thay thế các đường dây nổi phía trên mặt đất bằng các đường dây điện ngầm là cần thiết hơn bao giờ hết.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Không hề có chuyện xảy ra tai nạn lao động trên công trường cầu Mỹ Lợi.

An toàn lao động là một trong những vấn đề cấp thiết trong xã hội phát triển ngày nay. Một vụ việc đáng nói tại công trường xây dựng cầu Mỹ lợi tài Tiền Giang và Long An. Những tin đồn về những vụ tai nạn trên công trường cầu Mỹ Lợi là sai sự thật, Phó Giám đốc điều hành Dự án cầu Mỹ Lợi đã khẳng định.

   

Với trang phục bảo hộ lao động như quần áo, mũ bảo hộ lao động, những người công nhân xây dựng luôn có một niềm tin đảm bảo nhất khi làm việc.

 Trước dư luận cho rằng có những vụ tai nạn lao động đã xảy ra trên công trình cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Soài Rạp thuộc tuyến Quốc lộ 50 nối tỉnh Tiền Giang với Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Đình Tiến, Phó Giám đốc điều hành Dự án cầu Mỹ Lợi, thuộc Công ty cổ phần bê tông 620 Long An khẳng định: Trong thời gian qua, có những tin đồn về những vụ tai nạn lao động trên công trường cầu Mỹ Lợi. Với tư cách nhà thầu, chúng tôi khẳng định không có các vụ tai nạn xảy ra trên công trường. 

Để hạn chế mức rủi ro tối thiểu cần có những báo hiệu, băng cảnh báo cho người lao động được biết. Cũng theo ông Trần Đình Tiến, đơn vị đã tuân thủ đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Ban lãnh đạo đã đề ra kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để xảy ra các vụ tai nạn lao động. Hiện trên công trường có gần 600 công nhân. Công tác huấn luyện lao động được đơn vị thực hiện thường xuyên. Công ty đã đề ra những yêu cầu từ việc mặc áo phao, đội mũ, nón bảo hiểm lao động, tuyệt đối tuân thủ quy định tất cả vị trí lao động trên cao đều phải thắt dây an toàn; lao động khi ra sông phải có áo phao, giày bảo hộ, nón, áo quần lao động đầy đủ. 

 Được biết, thời gian gần đây, có tin đồn xung quanh khu vực công trình cầu Mỹ Lợi cho rằng, từ khi khởi công công trình xây dựng cầu Mỹ Lợi đến nay có một số công nhân làm việc ở công trình đã bị tử vong do điện giật hoặc đang cầm vòi bê tông đổ vào trụ cầu thì bị trượt chân ngã vào lòng trụ cầu dẫn đến bị cát đá vùi lấp... Công trình cầu Mỹ Lợi được khởi công ngày 25/1/2014. Đây là công trình bắc qua sông Soài Rạp thuộc tuyến Quốc lộ 50 nối Tiền Giang với tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu Mỹ Lợi có tổng chiều dài 2.691m (kể cả phần đường dẫn). 

Trong đó, phần cầu được thiết kế rộng 12m cho hai làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Phần đường dẫn có cấp đường: tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, qui mô mặt đường rộng 11m, tốc độ thiết kế 80 km/h. Công trình được đầu tư theo hình thức BOT. Cầu Mỹ Lợi sau khi khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần thông tuyến Quốc lộ 50, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực; đồng thời, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh các tỉnh ven biển Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi người một trách nhiệm, có ý thức làm việc để phòng tránh những tai nạn không đáng có nhất.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những " người lính " truyền tải điện năng cho miền trung.

Điện lực, một ngành kinh tế công nghiệp mới nổi và rất được chú trọng trong những năm gần đây tại Việt Nam chúng ta. Hệ thống điện điều hành mọi công việc, hoạt động, các ngành, được coi là huyết mạch chính của kinh tế. Dưới đây là công tác truyền tải điện năng của miền trung Việt Nam. Một vùng đất còn rất khó khăn về kinh tế và địa hình phức tạp. Một vấn đề nữa là dù có hệ thống điện nổi cao thế an toàn nhưng vẫn chưa có băng báo hiệu cáp ở ngoài để cảnh báo, báo hiệu cho đơn vị khác biết.


Một ngày đầu tháng 7, trở về Quảng Trị, tôi thấy mình như đi chênh vênh trên chiếc thắt lưng của bản đồ Tổ quốc hình chữ S. Dù Quảng Trị đã trải hơn 40 năm - lằn ranh một cuộc chiến ác liệt kéo dài 81 ngày đêm, ngàn năm sau cũng không thể xóa nhòa ký ức về chiến tranh. 

Sông Thạch Hãn nước đã trong, đôi bờ Hiền Lương, Cầu Hiền Lương đã trở thành một bảo tàng thiên nhiên nối bờ Bến Hải, không gian rất thanh bình. Đã đến lúc cái nắng sớm mai chạm trên mặt sông cũng rát bỏng. Gió phơn Tây Nam thổi từng đợt nối đuôi nhau không ngừng trên dòng Thạch Hãn.
Có một điểm chung của những người lính Truyền tải mà chúng tôi được tiếp xúc là họ đi rừng rất giỏi. Giữa điệp trùng núi, vách đá dựng đứng cao hàng trăm mét, những con đường mòn len lỏi giữa ngút ngàn rừng già luôn có dấu chân của họ. Dẫu ngày hay đêm, mưa rét hay nắng cháy, bước chân trên tuyến lặng thầm của những người lính Truyền tải vẫn miệt mài băng rừng, lội suối, bảo vệ cho từng vị trí cột điện và giữ cho đường dây huyết mạch luôn thông suốt.

Đứng trên tuyến đường dây 500kV được nghe kể về những kỷ niệm từ mỗi lần đi kiểm tra tuyến của người lính Truyền tải điện Quảng Trị. Nhấp ngụm nước lọc, Đội trưởng đội Truyền tải điện Vĩnh Linh Trần Vĩnh Tú mở đầu câu chuyện bằng một câu: “Giữ cho dòng điện thông suốt Bắc-Nam là nhiệm vụ của lính truyền tải, vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn...”.

Quảng Trị nằm ở phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này, khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường. Gió phơn Tây Nam khô nóng, gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3 và 9, gay gắt nhất là tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm, có 40 đến 60 ngày khô nóng. Mùa hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây ra thời tiết khô nóng tới hơn 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60%.

Những ngày đầu tháng 7, thời tiết Quảng Trị rất khô, độ ẩm xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi ngày lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, rất dễ sinh hoả hoạn.

Đường dây 220kV, 500kV đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị có chiều dài hơn 210 km kéo dài trên toàn tỉnh dọc theo hướng Bắc – Nam, đi qua địa phận 22 xã bao gồm các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, TX Quảng Trị, TP Đông Hà, Huyện Triệu Phong, Hải Lăng.

Trưởng phòng Kỹ thuật Truyền tải điện Quảng trị Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đơn vị đã triển khai thực hiện công việc chặt cây phát tuyến thường xuyên trên toàn tuyến đường dây 220kV, 500kV cung đoạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tuy nhiên, do lực lượng của đơn vị mỏng chỉ giải quyết được phần nào. Trong khi đó khối lượng cần xử lý triệt để trên toàn tuyến là rất lớn. Đặc biệt tại một số khoảng cột đường dây 220kV, 500kV trong hành lang vẫn tồn tại cây rừng mọc cao từ 2-3mét (cây sim, mua.....) nằm tại các thung lũng sâu, các cây rừng tại các mỏm đồi, khe đồi, sườn dốc, các vách tường đất có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng và cháy lan từ bên ngoài vào đường dây có nguy cơ mất an toàn vận hành đường dây.

 Những người công nhân thợ điện với các trang thiết bị như quần áo và mũ bảo hộ lao động đang miệt mài làm việc trên đất Quảng Trị.
Lớp thực bì bao phủ mặt đất, đồi trọc trải dài dọc tuyến đường dây. Việc dọn thực bì không đúng quy cách khi đốt sẽ làm lan lửa ra các khu rừng xung quanh gây cháy. Cháy rừng còn đau hơn. Một tiều phu vào rừng bật diêm hút thuốc rồi thờ ơ ném que diêm sang vệ đường. Lá khô bén lửa, cháy. Thế là, như triết lý một thời: “Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng”.

Hành lang hai bên tuyến đường dây 220kV, 500kV chủ yếu là những cánh rừng cây tràm, bạch đàn, rừng cây thông, rừng cây cao su do người dân, chủ hộ rừng và các nông, lâm trường trồng và quản lý. Mặc dù đã được trồng ngoài hành lang lưới điện, nhưng đây là các loại cây công nghiệp phát triển chiều cao rất nhanh và tán tỏa rộng, lượng thực bì dưới mặt đất được tạo ra bởi lá của cây tràm, cây thông, cây cao su với khối lượng lớn, nguy cơ cháy là rất dễ xảy ra bởi tác động nhiều yếu tố khách quan. Anh em công nhân Truyền tải điện Quảng Trị thường xuyên theo dõi khả năng phát triển và đã phối hợp với các chủ rừng, các lâm trường để triển khai công tác đền bù, chặt tỉa và ký các bản cam kết về công tác phòng chống cháy rừng ảnh hưởng đến quá trình vận hành đường dây 220kV, 500kV.

Mùa nắng nóng, nguy cơ cháy rừng là rất cao và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Việc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đối với đường dây 220kV, 500kV luôn là vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết. Cháy rừng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như đốt thực bì sau khai thác rừng, đốt rẫy, đốt than, đốt rác thải, du lịch giã ngoại, rà tìm phế liệu…hoặc các yếu tố khách quan như mìn tự nổ. Nhưng những năm gần đây, nguyên nhân cháy rừng do xử lý thực bì chiếm tỷ lệ rất lớn. Hàng năm cứ đến mùa thu hoạch người dân khai thác và trồng rừng mới, trước khi trồng rừng. Nhiều hộ dân đã đốt thực bì gây ra đám cháy lan tỏa, ngọn lửa không khống chế được và cháy lan vào trong hành lang tuyến đường dây. Điển hình là vụ sự cố đường dây 500kV mạch 1 XT 575/Đà Nẵng – XT 571/Hà Tĩnh ngày 20-9-2014 thuộc cung đoạn đường dây Truyền tải điện Quảng Trị quản lý.

Mặt khác, do ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết nắng nóng kéo dài kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh và bị ảnh hưởng của cháy, nguy cơ gây sự cố lưới điện tại các khu vực bị góp tụ lửa như khe đồi, mõm đá, sườn dốc gần đường dây, khu vực khoảng cách pha - đất thấp là rất lớn. Để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ có cháy trong hành lang cũng như từ bên ngoài lan vào bên trong hành lang tuyến của các đường dây làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn, liên tục của đường dây 220kV, 500kV, Truyền tải điện Quảng Trị đã xử lý giải phóng cây rừng, thực bì ra khỏi hành lang tuyến đường dây, tạo vành đai, khoảng trống cản lửa tại những khoảng cột có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy gây sự cố đến đường dây.

Truyền tải điện Quảng Trị đã thực hiện giải pháp dùng máy ủi san gạt sâu xuống 0,2 mét đối với cây rừng thấp, bụi rậm, thực bì trong hành lang tuyến đường dây tại các khu vực có nguy cơ dễ xảy ra cháy và ảnh hưởng cháy lan vào đường dây, đặc biệt là tại các khoảng cột như: Thung lũng sâu, các cây rừng tại các mỏm đồi, khe đồi, mõm đá, sườn dốc, các vách tường đất cao gần đường dây, khu vực khoảng cách pha - đất thấp của đường dây 220kV, 500kV. giải phóng trắng hành lang bằng cơ giới lần lượt từng khoảng cột theo khối lượng xác định, theo đó, lớp 1: San gạt phần cây tạp, bụi rậm, thực bì bề mặt; lớp 2: Tiếp tục ủi để bật rể cây tạp dưới mặt đất, sâu xuống mặt đất tự nhiên 0,2 mét.

Với giải pháp này, phải mất thời gian từ 4 đến 5 năm cây rừng mới phát triển trở lại trong hành lang tuyến. Việc san gạt tạo nên những khoảng đất trống dưới hành lang tuyến đường dây 220kV, 500kV làm hạn chế mức thấp nhất việc cháy lan vào đường dây. Bên cạnh đó công tác quản lý chặt tỉa cây sẽ thuận tiện hơn vì cây vừa mọc, khối lượng ít. Đồng thời tạo đường công vụ đi dọc tuyến đường dây thuận tiện cho việc kiểm tra quản lý vận hành.

Thực tế, tại Truyền tải điện Quảng Trị và các đơn vị Truyền tải điện khác trong Công ty Truyền tải điện 2 cũng đã triển khai thực hiện và đã mang lại hiệu quả rất thiết thực, đảm bảo vận hành an toàn trong công tác quản lý vận hành đường dây trong mùa khô, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài và ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi mạnh.

“Giải pháp xử lý cây, thực bì trong hành lang tuyến đường dây chống cháy ngăn ngừa sự cố lưới điện 220kV, 500kV” của Truyền tải điện Quảng Trị đã giảm được chi phí sản xuất do giảm được việc dùng nhiều phương tiện (nhiên liệu) và nhân lực (sức lao động), số lần di chuyển trên tuyến nhiều; tạo đường công vụ đi dọc tuyến đường dây thuận tiện cho việc kiểm tra quản lý vận hành; hạn chế việc tiếp xúc với các loại động vật, côn trùng như rắn, ong, sâu, kiến…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân trong quá trình chặt cây phát tuyến; công tác quản lý chặt tỉa cây sẽ thuận tiện hơn vì cây vừa mọc, chặt tận gốc, khối lượng ít….

Những khu đất dưới hành lang tuyến được san gạt, Truyền tải điện Quảng Trị đã trực tiếp thực hiện và vận động người dân địa phương tận dụng các phần đất trống dưới hành lang để trồng hoa màu (cụ thể là trồng sắn, cây lá vằng, cây lúa..). Do đó, diện tích đất trong phạm vi hành lang tuyến đường dây 220kV, 500kV thuộc cung đoạn đơn vị quản lý, đã được người dân địa phương trồng cây hoa màu thu hoạch ngắn ngày, chủ yếu là trồng cây sắn, vì sau khi dân thu hoạch sản phẩm, việc xử lý lá và thân sắn không ảnh hưởng tới vận hành đường dây.

Từ việc làm của Truyền tải điện Quảng Trị và các đơn vị Truyền tải thuộc Công ty Truyền tải điện 2, tôi chợt nhớ tới bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” hẳn mọi người còn nhớ, đạo diễn người Đức đã kết thúc phim về một danh nhân Văn hóa thế giới bằng một lời bình tưởng như không thể ngắn hơn: “Người bao giờ cũng tìm thời gian rỗi để trồng một cái cây”. Người lính Truyền tải cũng vậy, họ phải chặt những cây làm ảnh hưởng đến công tác vận hành đường dây, nhưng vẫn không quên trồng những cây khác để vừa tạo môi trường cây xanh, vừa mang lại nguồn thu cho đồng bào sống gần hành lang lưới điện cao áp.

 

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Thành phố HCM xem nhẹ công tác an toàn lao động

Hiện nay nhiều công trình giao thông quan trong hay xây dựng điện lực mọc lên như nấm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Công tác đảm bảo an toàn còn rất lỏng lẻo do thiếu kiểm soat của các nhà đầu tư. Việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động như dây an toàn thi công hay băng báo hiệu cáp ngầm điện lực phía dưới, mũ bảo hộ lao động chưa được tính đến.

Là địa phương đang có mật độ xây dựng cao nhất cả nước, người lao động làm việc trên các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng cao tầng tại TP Hồ Chí Minh luôn phải đối mặt với hiểm nguy, tai nạn rình rập. Tính mạng của họ xem ra vẫn còn bị coi nhẹ.

Xem nhẹ sự an toàn

Mới đây, vụ sập giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà văn phòng cao 17 tầng Mapletree Business Centre tại Quận 7 làm 3 người chết và 5 người bị thương đã khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Sau sự cố, lãnh đạo Bộ Xây dựng, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã đến kiểm tra công trình và đề nghị khởi tố vụ sập giàn giáo nêu trên. Thậm chí, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho rằng, đây là sự việc đặc biệt nghiêm trọng, cần phải điều tra làm rõ, xử lý các cá nhân, đơn vị sai phạm, nhất định không thể để tình trạng "sống chết mặc bay" tại các công trình xây dựng trên địa bàn như hiện nay.

An toàn lao động tại các công trình xây dựng đến hồi báo động.

Số liệu từ các cơ quan chức năng cho biết, trung bình mỗi năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra khoảng 100 vụ tai nạn lao động. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 37 vụ, làm 41 người chết và nhiều người bị thương. Đặc biệt, có gần 50% trong số vụ tai nạn trên xảy ra tại các công trình xây dựng. Điều này làm dấy lên nỗi lo ngại về sự an toàn của lực lượng lao động hùng hậu đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có hàng nghìn công trình xây dựng nhà ở, văn phòng lớn nhỏ. Tuy nhiên, không ít công trình trong số này phạm nhiều lỗi về các quy định an toàn như xây cao tầng nhưng không lắp lưới chắn an toàn đề phòng té ngã và tránh vật liệu rơi; công nhân làm việc không đội mũ bảo hộ; làm việc trên cao nhưng không thắt dây an toàn; đơn vị giám sát thi công lơ là, thiếu trách nhiệm...

Lỗ hổng quản lý

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân thừa nhận, hiện các quy định, các biện pháp nhằm quản lý an toàn lao động nói chung và an toàn tại các công trình xây dựng nói riêng còn chưa chặt chẽ; trong khi trách nhiệm của nhà đầu tư, nhà thầu, giám sát thi công như thế nào vẫn chưa cụ thể.
Nhận định về thực trạng an toàn lao động của ngành xây dựng, Trưởng phòng An toàn lao động (Sở LĐ, TB&XH TP Hồ Chí Minh) Nguyễn Quốc Việt cho rằng, ngành xây dựng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đa phần người lao động trong lĩnh vực này lại không được trang bị chuyên môn, nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, rất nhiều công nhân vốn xuất thân từ lao động phổ thông, lao động thời vụ, trong đó có lực lượng không nhỏ là nông dân từ các tỉnh, thành khác về đây, lần đầu tiên tiếp xúc với công việc có tính đặc thù và đòi hỏi kỷ luật cao, dẫn tới ý thức cũng như kỹ năng chấp hành các quy định về an toàn lao động còn thấp.
Nói về trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, PGS.TS Phạm Hồng Luân (Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) cho biết, có không ít vụ tai nạn xuất phát từ việc các nhà thầu không thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về an toàn vệ sinh lao động. Chẳng hạn, nhiều nhà thầu cố tình cắt giảm các khoản đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động, hoặc tận dụng những thiết bị cũ không bảo đảm an toàn để thi công nhằm tiết giảm chi phí. "Do tính chất đặc thù, các công trình xây dựng luôn ngổn ngang bê tông, sắt thép, máy móc, thiết bị điện... nên chỉ cần một sơ suất nhỏ là có thể xảy ra tai nạn chết người", PGS.TS Phạm Hồng Luân nhận định. Nhằm siết chặt công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt tại các công trình xây dựng, UBND TP Hồ Chí Minh vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Ông Lê Hoàng Quân cũng đã yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, soạn thảo để sớm ban hành quy chế quản lý ở các công trình xây dựng, từ đó có cơ sở xác định trách nhiệm để có chế tài với các cá nhân, đơn vị sai phạm.

Nghệ An Thi đua tiến độ làm đứt cáp điện ngầm

Vào đêm 21.6, tại TP.Vinh (Nghệ An) đã mất điện cục bộ tại một số nơi. Nguyên nhân là do áp lực của tiến độ thi công hệ thống thoát nước, một số đơn vị đã làm việc nhanh ẩu dẫn đến đứt cáp ngầm phái dưới.

Khoảng 3h ngày 21.6, trên địa bàn TP.Vinh bị mất điện đột ngột, người sử dụng điện không được thông báo nguyên nhân và thời điểm đóng điện. Trước đó, vào chiều 21.6, TP.Vinh có một trận mưa to. 
Một số đèn báo hiệu giao thông cũng không thể hoạt động do mất điện, dẫn đến tình trạng lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Hoạt động của một số cơ quan, doanh nghiệp và đời sống người dân bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Văn Nga - Giám đốc Công ty Điện lực TP.Vinh - cho biết: “Sự cố mất điện vào đêm 21.6 ở đường dây 473 chúng tôi đang kiểm tra khắc phục. 
Còn hôm qua, do đơn vị thi công hệ thống thoát nước của thành phố làm đứt cáp điện ngầm tại đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Xí.
Do thực hiện nghị quyết đẩy nhanh tiến độ, nên đơn vị thi công làm ngày làm đêm, làm ẩu dẫn tới đứt cáp ngầm, mặc dù đã có cảnh báo”.
Theo ông Nga, đơn vị thi công phải bồi thường hộp cáp. Các điểm mất điện gồm Hưng Phúc, khu công nghiệp Đông Vĩnh, Trường Thi... đã được Cty Điện lực Vinh tập trung khắc phục.
Về trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của khách hàng do mất điện đột ngột, ông Phạm Văn Nga cho rằng đây thuộc trường hợp thiên tai, bất khả kháng nên theo hợp đồng thì không phải bồi thường.
Trước đó, tại một số điểm thuộc đường dây 473 cũng thường xuyên bị mất điện đột ngột, mặc dù thời tiết hết sức nắng nóng, theo quy định không được cắt điện.
Một nhân viên Cty Điện lực TP.Vinh cho biết do đường dây 473 đã quá tải, hiện Cty đang có hướng nâng cấp, khắc phục.


Một điểm trên đoạn đường của Nghệ An bị đứt đường cáp do không sử dụng băng báo hiệu cáp.


Sự cố hệ thống điện làm một số điểm dọc đường Lênin bị mất điện trong nhiều giờ

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Thiên Bằng, cung cấp phân phối mốc báo cáp điện lực giá tốt

Hiện nay, khi các công trình xây dựng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của các tuyến cáp phía dưới, đặc biệt là cáp điện lực. Mốc báo cáp, tưởng chừng là đơn giản nhưng hiệu quả của nó mang lai rất lớn. Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng, chuyên cung cấp và phân phối các loại băng báo cáp tiêu chuẩn, chất lượng trong đó có mốc báo cáp.

Mốc báo cáp đặt phía trên mặt đất,
 được làm bằng sứ, có kích thước rất nhỏ gọn. Khi đưa vào sử dụng, mốc báo cáp chỉ để lộ phần mặt báo hiệu và bằng mặt đất.
Chịụ được lực tác động vật lý rất lớn nên có thể đặt mốc báo cáp ngay phía trên mặt đường đi. Sử dụng báo hiệu phía dưới có cáp điện chạy qua.

Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác:

Dây an toàn và dây treo bảo hộ, mũ bảo hộ, mũ vải lao động. giẻ lau công nghiệp hàng đầu tại Hà Nội

Địa chỉ:
  • Website: thienbang.com
  • Cơ sở 1: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM
  • Điện thoại :0961.203.270 - 0966.831.477
  • Email: thienbang288@gmail.com
Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !


Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Băng báo hiệu cáp tiêu chuẩn chất lượng.


Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang diễn ra sôi động. Hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin bùng nổ. Việc chọn lựa giải quyết một vấn đề gì đó, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin ngay tại chỗ bằng việc sử dụng internet trực tuyến. Sản phẩm hàng hóa cũng vậy, không phải ai cũng tìm đúng được những sản phẩm mình cần tìm kiếm. Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng, nhà sản xuất phân phối các loại trang thiết bị bảo hộ lao động chính hãng trong đó có sản phẩm trực tiếp công ty sản xuất. Điển hình trong số đó được kể đến băng báo hiệu cáp.



Băng báo hiệu cáp điện lực các loại. Logo Thiên Bằng được in nổi trên sản phẩm băng báo cáp. http://goo.gl/FDIrWi

Ví dụ điển hình:

Ngoài ra còn rất nhiều các sản phẩm khác:
Dây an toàn chất lượng nhất, mũ bảo hộ lao động chính hãng, giẻ lau máy công ngiệp uy tín tại Hà Nội.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Km 12 - Quốc Lộ 32 - Cầu Diễn - Từ Liêm - TP. Hà Nội (cạnh siêu thị EBEST MALL)

Điện thoại: 04.6660.9897

Cơ sở 2: Số 69/335 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội ( Bùng Binh Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi)

Điện thoại : 04.3551.0888
Hotline: 0985.991.707- 0985.992.401

Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Băng báo cáp điện cao thế 24kV Thiên Bằng

Với tộc độ phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước, điện và xây dựng là hai ngành sản xuất đi đầu. Không chỉ theo xu hướng, xu thế của thời đại mà nó là bắt buộc. Công tác an toàn trong sử dụng cũng phải đảm bảo tiến độ tối ưu. Không còn là các cột điện cao thế với các đường dây dẫn dài cồng kềnh mà thay vào đó các tuyến cáp điện cao thế chôn ngầm dưới lòng đất. Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng, chuyên sản xuất và phân phối các loại băng báo hiệu cáp điện, phục vụ tối đa cho chất lượng sử dụng các hệ thống điện ngầm đó.
Dưới đây là thông tin chi tiết sản phẩm băng báo cáp điện ngầm cao thế 24kV.

Mô tả chung: Băng báo cáp điện ngầm hình khối trụ tròn màu trắng đóng thành cuộn khi sản xuất. Khi đưa vào sử dụng, cuộn băng có độ dài 500 mét, độ rộng của băng thay đổi theo từng loại từ 20 đến 60 cm. Chính diện băng báo cáp điện ngầm có in thông tin: “ Cảnh báo phía dưới có cáp điện ngầm ” để báo hiệu cho người phía trên biết được khi thi công hay tác động ảnh hưởng vào hệ thống.
Cấu tạo băng cảnh báo: được làm từ 90% nylon và 10 % polystyrene, băng cảnh báo cáp điện ngầm có đầy đủ các tính chất áp dụng cho việc chôn sâu dưới lòng đất như: dễ trải dài, dẻo dai khi gặp tác động vật lý và bền với hóa học hoặc thẩm thấu…
Sử dụng: Băng báo cáp điện ngầm sử dụng hầu hết cho các hệ thống điện, đường cáp điện đi ngầm phía dưới lòng đất. Băng có thể thay thế tương đương với băng cảnh báo chất liệu MCCP và OPP của công ty. Băng báo cáp điện ngầm cũng được chôn dưới lòng đất và đặt phía trên hệ thống cáp điện ngầm đó.

Xem thêm sản phẩm khác: Mũ bảo hộ lao động, dây an toàn chất lượng nhất.

Thông tin liên hệ:

Website:http/thienbang.com/

+ Miền Bắc: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ) 

+ Miền Nam: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM. (Xem bản đồ) 

Hotline: 0961.203.270 - 0966.831.477

Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Băng báo cáp đường ống áp lực. Áp lực lớn, động lực tăng.

Việt Nam chúng ta rất được thiên nhiên ưu ái như các khoáng sản, mỏ tài nguyên, các nguồn nước, dầu mỏ … Để tận dụng tối ưu lợi thế đó, phải có những phương pháp khoa học. Với các mỏ dầu, nước sạch cần những đường ống dẫn chuyên biệt. Băng cảnh báo cáp đường ống áp lực sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho các công việc đó. Bảo hộ lao động Thiên Bằng xin giới thiệu các loại băng cảnh báo do chính công ty sản xuất và phân phối trong đó có băng cảnh bảo có đường ống áp lực phía dưới.

Phân loại băng báo cáp đường ống áp lực gồm những loại nào?

+ Phân loại: Sẽ có nhiều khẩu độ cho khách hàng lựa chọn. nổi bật là các khổ từ 15, 30, 60 cm

+ Sử dụng: Băng báo đường ống áp lực được dùng cho các đường ống dẫn chất lỏng, khí có áp lực rất lớn chôn dưới lòng đất. Băng được đặt trên hệ thống đường dẫn đó khoảng 30 cm nhằm báo hiệu cho người phía trên hay các đơn vị thi công công trình được biết để có cách khắc phục làm việc khác. Lưu ý không để băng cảnh báo ở nơi có nhiệt độ trên 50 độ C.

Xem thêm sản phẩm: Dây an toàn bảo hộ lao động

Thông tin liên hệ:


+ Website: https://thienbang.com/


+ Miền Bắc: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)


+ Miền Nam: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM. (Xem bản đồ)


+ Hotline: 0961.203.270 - 0966.831.477

Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Băng báo cáp, cảnh báo cáp ngầm điện lực hàng đầu hiện nay.

Trong những năm trở lại đây, ngành xây dựng của Việt Nam đang trong thời kì phát triển hưng thịnh. Đi cùng với xây dựng, điện lực cũng là một chính sách chiến lược, là nguồn năng lượng chính cho nền kinh tế nước ta. Các công trình xây dựng điện lực đã ngày càng được tối ưu hóa. Không còn là những trạm điện, cột điện cao thế hay hạ thê với các đường dây dẫn dài cồng kềnh trên cao. Thay vào đó là các đường ống cáp chôn ngầm điện lực. Để đảm bảo cho các hệ thống cáp chôn ngầm đó hoạt động được ổn định và an toàn, các nhà thầu thi công công trình đó phải có những biện pháp tích cực. Băng báo cáp ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò to lớn đó. Tiên phong đi đầu trong lĩnh vực xây dựng điện lực, công ty bảo hộ lao động tự hào là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp và phân phối các loại băng báo cáp chất lượng, an toàn và hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Thiên Bằng luôn mang tới khách hàng những giá trị đích thực nhất. Thông tin một số sản phẩm tiêu biểu của công ty như sau:

1. Băng báo hiệu cáp điện lực Hà Nội. Toàn bộ hệ thống cáp điện thủ đô tin dùng.

2. Băng cảnh báo điện lực miền Bắc. Phân phối rộng khắp miền Bắc Việt Nam

3. Băng báo hiệu đường ống nước. Dùng cho những đường ống dẫn nước lớn cần độ bảo vệ cảnh báo cao.

4. Băng báo hiệu cáp điện 24k V. Điện cao thế rất lớn, cần được cảnh báo rõ ràng.

Các sản phẩm tương tự, quý khách vui lòng ghé thăm: https://thienbang.com/
Xem thêm sản phẩm: dây an toàn

Thông tin liên hệ:

+ Miền Bắc: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)

+ Miền Nam: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM. (Xem bản đồ)

Hotline: 0961.203.270 - 0966.831.477

Thiên Bằng, bảo hộ niềm tin !