Trang bị giày bảo hộ lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các anh em công nhân, kỹ sư khi làm việc tại các môi trường tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nhưng anh em cần lưu ý và cần hiểu rõ hơn ai hết đó là mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì cần phải mang một đôi giày bảo hộ khác nhau. Nếu như làm việc tại các công trình xây dựng thì giày bảo hộ cần phải hội tụ đủ tính năng như chống va đập mạnh, chống đâm xuyên,… chứ không phải đơn thuần chỉ là một đôi giày bình thường chỉ có tác dụng chống bụi bẩn, trầy xước.
Chính vì thế, những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải hoàn toàn khác nhau, nằm ở nhiều cấp độ chính vì thế một đôi giày bảo hộ cần phải tương thích để có thể bảo vệ toàn diện cho đôi chân. Bởi vậy, mà những chất liệu cấu thành sản phẩm không giống nhau nên cách bảo quản giày bảo hộ lao động cũng phải có chút thay đổi để có thể kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Nhưng hầu như người lao động còn khá thờ ơ và không quan tâm cũng như chuẩn bị cho mình những kiến thức để làm sao giữ cho đôi giày đỡ bị hư hỏng dẫn đến việc phải thường xuyên thay giày mới.
Cách sử dụng giày bảo hộ lao động
Mang một đôi giày vào chân thì ai cũng biết nhưng sử dụng làm sao cho đúng cách thì không phải ai cũng có thể làm được. Vậy sử dụng giày bảo hộ như thế nào là đúng cách?
Bạn chỉ nên lựa chọn và đi các loại giày bảo hộ phù hợp với size chân của mình để giúp tối ưu hóa khả năng bảo vệ và giúp đôi chân của bạn có thể di chuyển dễ dàng trong công việc.
Khi đi giày cần có đầy đủ lót giày, dây giày để chúng có thể ôm gọn đôi chân của bạn. Đây cũng là những bộ phận quan trọng, bởi lót giày giúp bảo vệ đôi chân của bạn khỏi các vật cứng, nhọn đâm xuyên; dây giày giúp buộc giày chắc chắn để bạn có thể di chuyển thuận tiện.
Đừng quên mang theo tất (với) vì tất sẽ giúp bạn tránh trường hợp bị bong tróc da chân và giúp khử mùi, kháng khuẩn cho đôi chân rất tốt.
Sử dụng đúng công năng của sản phẩm, không dùng những đôi giày bảo hộ lao động không đáp ứng yêu cầu công việc.
Không nên sử dụng những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chống trơn trượt để làm ở môi trường trơn trượt, không nên sử dụng giày chịu nhiệt kém vào nơi làm việc có nhiệt độ cao như lò luyện kim,…
Trước và sau khi sử dụng nên kiểm tra kỹ giày có bị hư hỏng gì hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kiểm tra giày bảo hộ lao động thường xuyên
Mỗi ngày trước khi sử dụng, anh em nên kiểm tra kỹ giày bảo hộ. Hãy quan sát và thử đi vài bước xem có cảm giác thoải mái hay không? Nếu như cảm thấy có những hiện tượng bất thường thì cần xử lý ngay. Tuyệt đối không sử dụng những đôi giày bảo hộ đã bị hỏng, bởi chúng có thể gây những nguy hại trong quá trình sử dụng.
Sử dụng thêm một lớp bảo vệ bên ngoài cho đôi giày bảo hộ lao động
Đối với những anh em làm việc trong môi trường hóa chất hay phải thường xuyên tiếp xúc với nước, dung môi thì đôi giày sẽ rất dễ bị hư hỏng. Để giúp hạn chế tối đa những tác hại từ môi trường lên đôi giày, các bạn hãy sử dụng thêm một lớp bảo vệ bên ngoài cho giày. Và vật liệu phổ biến nhất để sử dụng là những chiếc túi nilon.
Sửa chữa những đôi giày bảo hộ lao động bị hỏng
Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta sẽ có hướng xử lý phù hợp. Đối với những đôi giày bảo hộ chính hãng sử dụng lâu, đế bị mòn hay bị bục bề mặt, các bạn nên loại bỏ những đôi giày đó và mua đôi giày mới để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp đôi giày của anh em vừa mới sử dụng nhưng bị hỏng, hãy mang đôi giày đó đến cửa hàng để sửa chữa hoặc đổi trả (nếu trong thời hạn bảo hành).
Ông cha ta đã từng có câu: “Của bền tại người”, để những đôi giày bảo hộ luôn bền đẹp theo thời gian, mọi người cần thường xuyên vệ sinh những đôi giày của mình.
Hướng dẫn vệ sinh giày bảo hộ lao động
Để giúp đôi ngày bảo hộ luôn bền, đẹp, anh em nên vệ sinh giày thường xuyên. Việc vệ sinh giày thường xuyên không những giúp loại bỏ những bụi bẩn trên giày mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho giày.
Giày bảo hộ lao động công trường
Do tính chất công việc tại các môi trường như công trường xây dựng, ngành công nghiệp nặng như cơ khí, đóng tàu, hầm mỏ,… nên những đôi giày bảo hộ lao động cần phải làm từ chất liệu da thật. Bởi da thật có những tính năng như có độ bền cực kì cao theo thời gian sử dụng, không gây mất thẩm mỹ, không bao giờ sợ lỗi mốt. Tuy nhiên, do khá nhiều người chưa trang bị đầy đủ kiến thức nên gặp không ít khó khăn trong việc sinh đôi giày bảo hộ cũng như bảo quản hợp lý dẫn đến sử dụng sai cách.
Đầu tiên sau khi làm việc tại những nơi ẩm ướt hay trời mưa thì đầu tiên phải dùng vải mềm lau qua các vết bẩn bám trên giày. Tiếp theo là vò giấy báo rồi nhét kín phía trong của giày và để giày khô tự nhiên trong bóng râm. Không nên sử dụng nhiệt độ cao để làm khô giày.
Đây là một điều cực kì không nên bởi nó sẽ khiến da giày bảo hộ bị khô hoặc là cứng, gây đau chân khi di chuyển. Hiện nay, các đôi giày bảo hộ lao động hầu như đều được trang bị khả năng chống hóa chất ở mức nhẹ, tuy nhiên, không phải vì thế mà khi giày bị dính hóa chất mà bạn bỏ qua. Bởi nếu để lâu, lượng hóa chất đó sẽ tiếp xúc với da, gây ra tình trạng lão hóa da nhanh hơn bình thường, vì thế bạn nên lau sạch sẽ.
Giày vải bảo hộ lao động
Với giày da bảo hộ phải vệ sinh kĩ lưỡng thì việc vệ sinh giày vải bảo hộ lại khá là đơn giản. Bởi giày vải thường làm từ chất liệu là vải bạt chính vì thế bạn chỉ cần giặt chúng giống như những mẫu giày thông thường. Sử dụng các loại xà phòng để đánh bay các vết bẩn dính trên bền mặt giày, cũng như bụi bẩn để đảm bảo đôi giày luôn được sạch sẽ, không gây các bệnh về da.
Trên đây là tổng hợp những cách để bảo quản một đôi giày bảo hộ lao động được bền lâu, mong các anh em kỹ sư, công nhân công trường có thể giắt lưng cho mình những kinh nghiệm hữu ích để sử dụng sản phẩm hợp lý hơn và được lâu dài hơn.
Xem thêm bài viết khác:
- ĐỊA CHỈ BÁN GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI HẢI PHÒNG GIÁ RẺ
- Cách chọn size giày bảo hộ sao cho chuẩn
- Hướng dẫn bạn cách bảo quản găng tay bảo hộ
- Địa chỉ bán giày bảo hộ tại thủ dầu một uy tín, chất lượng
0 Bình luận:
Đăng nhận xét