Như bạn cũng đã biết rằng, môi trường làm việc trên cao là môi trường chứa nhiều rủi ro cao nhất và nguy hiểm nhất. Chính vì thế, việc bảo vệ an toàn cho người lao động trong môi trường này là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Dây đai an toàn là gì
Là một sản phẩm trong danh mục trang thiết bị bảo hộ lao động dùng cho công nhân, người lao động khi làm việc trên cao. Dây đai an toàn là thiết bị bảo hộ lao động không thể thiếu.
Thường đối với những công nhân, kỹ sư trong ngành điện lực, xây dựng,… sẽ là những người thường xuyên phải làm việc trên cao. Vì thế, cần phải trang bị cho họ những vật dụng an toàn cần thiết để hạn chế rủi ro đáng tiếc.
DÂY ĐAI AN TOÀN CÓ BAO NHIÊU LOẠI ?
Phổ biến tại Việt Nam chia theo kiểu dáng, dây đai an toàn có 3-5 kiểu dành cho người lao động.
1, Dây đai an toàn ngang bụng – Gồm 2 loại: Móc to hoặc móc nhỏ.
Là loại dây đai được thiết kế quấn quanh phần bụng với khóa móc được làm bằng thép không gỉ, dây đai làm bằng sợi dệt dù quấn quanh bụng với khả năng chịu được tải trọng khá lớn. Tuy nhiên, nếu làm việc ở môi trường trên cao nguy hiểm thì không nên sử dụng loại dây đai này mà nên lựa chọn dây đai toàn thân sẽ an toàn cao hơn cho bạn.
2, Dây đai an toàn bán thân: Gồm 2 Loại: có 1 móc to, 2 móc to, có chống sốc, không chống sốc
Là loại dây đai được thiết kế quấn quanh nửa thân trên cơ thể với khóa móc được làm bằng thép không gỉ, dây đai làm bằng sợi dệt dù quấn quanh bụng với khả năng chịu được tải trọng khá lớn.
3, Dây đai an toàn toàn thân: Gồm 2 loại: Loại 1 móc to, 2 móc to có chống sốc hoặc không có chống sốc
Là loại dây đai khá được ưu chuộng hiện nay của mọi công nhân, kỹ sư,… lao động làm việc môi trường trên cao, đặc biệt là nhưng nơi nguy hiểm. Loại dây đai này có thể quấn chặt được toàn thân đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho người sử dụng.
Mỗi loại sẽ có những mẫu mã khác nhau để giúp người lao động có nhiều sự lựa chọn.
1, Dây an toàn Haru
2, Dây đai an toàn ADELA
3, Dây đai an toàn SSEDA
4, Dây an toàn VIỆT NAM
5, Dây an toàn điện lực
6, Dây an toàn Hàn Quốc…
Tùy vào mục đích sử dụng, môi trường làm việc mà bạn có thể lựa chọn loại dây đai phù hợp để sử dụng.
=>> Cách bạn sử dụng dây cứu sinh sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn. Các công nhân xây dựng mái nhà và khu dân cư sử dụng thang có thể chỉ cần sử dụng dây an toàn ngang bụng giúp việc linh hoạt trong khi làm việc. Người lao động leo tháp… nên sử dụng hệ thống chống rơi thẳng đứng ( chống sốc) với đầu móc dây hoặc móc khóa.
NHỮNG CHÚ Ý KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
Khi làm việc trên cao (từ 2 m trở lên) (TCVN 18/2014 BXD) hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn.
Khi lên xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện (như trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lắp ghép khác, leo trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên và xuống…).
Khi làm việc không được đùa giỡn, uống rượu, hút thuốc…
Không được làm việc trên cao khi không có đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn…cũng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khuyết điểm thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.
Các lỗ mà người dễ lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải được bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DÂY AN TOÀN.
Khi sử dụng dây an toàn phải chú ý :
-Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm).
-Người CNV có thể tự kiểm tra dây an toàn một cách đơn giản như sau:
Thử tĩnh: treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bê tông) có trọng lượng 250 kg vào dây trong vòng 5 phút nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây, là được.
Thử động: buộc bao cát nặng 75 kg vào dây an toàn, móc lên thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.
Dây đai an toàn chỉ được sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá 6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn sẽ được thay thế bằng lưới an toàn hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên gia BHLĐ
Dây an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Nếu buộc vào chỗ cạnh sắc phải được đệm lót bằng vật mềm. Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DÂY AN TOÀN
Cách sử dụng và bảo quản của đồ bảo hộ lao động trong lĩnh vực này cũng khá đơn giản, khi không sử dụng, gấp gọn và tránh những nơi ẩm ướt. Cần lưu ý, với đặc thù lao động trên cao cần kiểm tra độ bền cũng như chất lượng của dây an toàn và thang thoát hiểm trước khi sử dụng, tránh tình trạng dây bị mục, gây nguy hiểm cho người lao động.
Có 4 bước cơ bản khi sử dụng dây đeo an toàn đúng cách, đó là:
Bước 1: Cần cầm dây tại vị trí D-ring và giữ cho các quai không bị xoắn, sau đó tiến hành kiểm tra sơ lược dây đai.
Bước 2: Luồn cánh tay qua dây và cố định quai lên vai. Sau đó kiểm tra xem các quai đã được giữ thẳng hay chưa và không bị kéo vào giữa cơ thể. Tiếp theo, bạn cần phải cân chỉnh các quai vai sao cho quai phụ xương chậu phải nằm giữa mông.
Bước 3: Tiến hành điều chỉnh đến quai chân vào khóa cho vừa khít đảm bảo khoảng trống còn lại giữa đùi và quai chân bằng một lòng bàn tay.
Bước 4: Thực hiện thao tác gắn các quai ngực vào khóa sao cho nằm cách vai khoảng từ 20 cm đến 25 cm. Sau đó, tiếp tục thay đổi vị trí quai ngực sao cho quai vai có thể thẳng đứng và cuộn dây thừa gom lại. Nếu muốn khít hơn hay nới lỏng ở chỗ nào thì thực hiện kéo mạnh phần dây thừa tại vị trí tương ứng nhằm đảm bảo dây đai vừa khít vào thân người.
Trước khi sử dụng dây an toàn, hãy kiểm tra xem có bị hao mòn không. Các điểm bị bong tróc có thể cho thấy việc sử dụng quá nhiều hoặc bị hư hỏng. Nếu sợi dây được sử dụng không đảm bảo về chất lượng hãy sử dụng một sợi dây an toàn khác.
DÂY ĐAI AN TOÀN SỬ DỤNG CHO CÔNG VIỆC NÀO?
– Công nhân ngành điện lực
– Công nhân môi trường
– Công nhân làm việc trên cao.
– Công nhân xây dựng
– Kỹ sư làm việc trên cao
Xem thêm bài viết khác:
Tổng hợp tác dụng dây đai an toàn và cách lựa chọn
Địa chỉ chuyên cung cấp áo bảo hộ công nhân TP HCM giá rẻ
0 Bình luận:
Đăng nhận xét