Điểm chữa cháy công cộng là nơi các xe chữa cháy không thể tiếp cận hiện trường khi không may có sự cố cháy, nổ xảy ra. Điểm chữa cháy công cộng thường là các ngõ ngách, con đường, hẻm hoặc những nơi không thể tiếp cận phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
1. Đối tượng thiết kế mô hình điểm chữa cháy công cộng
Tại khu vực ngách, ngõ có đông dân cư (khu gia đình hoặc hộ dân kết hợp kinh doanh, buôn bán, chung cư, nhà tập thể cũ) có chiều dài từ 50 m trở lên mà xe chữa cháy không tiếp cận được.
2. Điều kiện đối với mô hình điểm chữa cháy công cộng
Điểm chữa cháy công cộng |
Có quy định việc bảo quản, sử dụng phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại mô hình điểm chữa cháy công cộng (trong đó nêu cụ thể trách nhiệm quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện PCCC và CNCH, sửa chữa phương tiện khi hỏng hoặc sau khi sử dụng).
3. Bô trí, trang bị phương tiện PCCC tại điểm chữa cháy công cộng
Bố trí những điểm chữa cháy công cộng tiện lợi cho việc sử dụng các phương tiện chữa cháy. Khoảng cách giữa 02 điểm lắp đặt phương tiện chữa cháy, CNCH là 50 m; không chắn lối đi lại của người dân để trú mưa, nắng và có số lượng, loại phương tiện tối thiểu tại các điểm:
+ 02 bình bột chữa cháy loại ABC.
+ Nội quy bảo dưỡng, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH.
+ Xà beng, kim cộng lực, kìm hoặc rìu phá rỡ (tuỳ thuộc điều kiện thực tế).
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, khớp nối và thiết bị mở khoá; khu vực có ao, hồ, đập lớn có thể trang bị xe chữa cháy đẩy tay hoặc lăng, vòi chữa cháy.
4. Tổ chức hoạt động điểm chữa cháy công cộng
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến người dân trong khu vực nắm bắt được những điểm lắp đặt phương tiện chữa cháy, CNCH; nội quy, quy định về quản lý phương tiện và các trường hợp được sử dụng phương tiện; kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và biện pháp sử dụng phương tiện có hiệu quả.
- Kiểm tra, duy trì hoạt động bình thường của phương tiện và thay thế ngay những phương tiện hỏng hóc hoặc mất giá trị sử dụng.
5. Xử lý tình huống khi có cháy, nổ, sự va chạm, tai nạn
Người phát hiện cháy, nổ, sự cố, tai nạn hô hoán cho mọi người trong khu vực biết hoặc báo cháy tới lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thông qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114 tại UBND hoặc Công an cấp xã.
Sử dụng phương tiện tại các điểm chữa cháy công cộng hoặc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Chú ý: Chủ hộ gia đình phải bảo đảm nguồn kinh phí để trang bị hoặc lắp đặt hệ thống nút ấn hoặc thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh hoặc ánh sáng; trang bị bình chữa cháy và công cụ phá dỡ thô sơ. .. đối với hộ gia đình và tổ dân cư theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ C 07.
Do vậy, cần sử dụng loại thiết bị phù hợp với điều kiện kinh phí của người dân và phải bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (Nút ấn có thể sử dụng công tắc cảm ứng làm nút ấn báo cháy;
Chuông và còi báo cháy bằng âm thanh có thể sử dụng còi báo cháy bằng thiết bị báo động thông thường; đèn báo sự cố, có thể sử dụng loại đèn phát sáng, đèn chớp làm đèn báo cháy. ..).
>> Như vậy, Thiên Bằng đã giải đáp cho các bạn về việc tại sao xây dựng điểm chữa cháy lại quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy, hy vọng rằng những thông tin đó sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc tìm hiểu.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm bài viết:
0 Bình luận:
Đăng nhận xét