Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức để có thể đảm bảo an toàn về tính mạng và tải sản khi xảy ra hỏa hoạn. Các doanh nghiệp cần có đầy đủ những điều kiện, phương tiện đáp ứng an toàn phòng cháy chữa cháy do người đứng đầu doanh nghiệp tổ chức và thực hiện. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về quy định phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp:
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC. Nghiêm cấm sửa đổi, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có bằng và chứng chỉ nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy.
Có những điều lệ, quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
Những người đứng đầu hoặc tổ trưởng, đội phó của cơ quan phòng cháy chữa cháy phải có bằng, chứng chỉ về việc thực hành phòng cháy chữa cháy.
Những phương tiện, dụng cụ, phương tiện chữa cháy cần có chất lượng, kiểm tra bảo dưỡng định kì để luôn có trạng thái sử dụng tốt nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Các loại bình cứu hỏa giá rẻ, đầy đủ tem kiểm định mới nhất
Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp với doanh nghiệp
- Có quy định rõ về nghĩa vụ của từng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ PCCC.
- Có kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu cứ nạn đã được duyệt.
- Có đủ điều kiện về PCCC trong sử dụng và bảo quản thiết bị vật tư có khả năng cháy nổ.
- Tổ chức tuyên truyền và phổ biến những quy định về công tác PCCC cho các cán bộ nhân viên.
- Các bản nội quy và quy trình được niêm yết công khai ở những nơi cần thiết để mọi người hiểu và chấp hành.
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
- Có biển báo về phòng cháy chữa cháy và đặt ở nơi dễ nhìn, dễ lấy.
- Trang bị đủ phương tiện PCCC theo quy định. Bố trí các thiết bị chữa cháy ở nơi dễ nhìn thấy, dễ tìm khi xảy ra tình huống cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động của lực lượng PCCC.
- Có thiết bị cảnh báo cháy nổ.
- Treo biển cấm rượu và cấm hút thuốc lá ở những nơi có nguy cơ gây cháy nổ cao và được treo ở nơi dễ nhìn thấy.
- Kho, xưởng phải được lắp đặt thiết bị PCCC.
- Có sổ ghi chép, theo dõi công tác phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp.
Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở
- Có quy định tổ chức Đội PCCC cơ sở.
- Có quy định bằng luật về nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi cá nhân trong đội PCCC cơ sở.
- Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người lao động trong doanh nghiệp đều là thành viên đội PCCC cơ sở.
- Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các đội phó.
- Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca thì các bộ phận phân xưởng và ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối thiểu 5 – 7 người. Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.
Xây dựng phương án PCCC
- Chỉ rõ những tính chất, mức độ nghiêm trọng về cháy nổ và các tình huống ảnh hưởng đến công tác PCCC.
- Đề ra tình huống cháy nổ nguy hiểm nhất và một số tình huống cháy điển hình có thể xảy ra, sự nguy hiểm của đám cháy theo nhiều cấp độ khác nhau.
- Đề ra phương án tổ chức và sử dụng trang thiết bị, phương tiện, tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy và chiến thuật phòng cháy chữa cháy.
- Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC duyệt.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét