Sáng 19.3, tại tỉnh Bình Dương, PGS-TS Lê Vân Trình - Uỷ viên Đoàn
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHKT&BHLĐ - đã
chủ trì cuộc toạ đàm "Công đoàn với việc thực hiện Thông tư liên tịch số
14/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN về công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) tại
cơ sở".
Đã hoàn tất sứ mạng lịch sử
Tham dự toạ đàm có đoàn đại biểu Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, chủ các DN nước ngoài, các chuyên gia về lĩnh vực BHLĐ và các cán bộ CĐ đang làm công tác AT-VSLĐ-PCCN ở các cơ quan, đơn vị, DN của các tỉnh phía nam. Theo Trưởng ban BHLĐ Tổng LĐLĐVN Đỗ Minh Nghĩa: Thông tư liên tịch số 14 (gọi tắt là TT14) ra đời năm 1998 thay thế cho 6 thông tư trước đó, hướng dẫn thực hiện công tác BHLĐ đã trở thành điểm tựa cho các DN, cơ sở SXKD kiện toàn bộ máy BHLĐ, xây dựng và thực hiện kế hoạch BHLĐ...
Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện, đến nay TT14 bắt đầu bộc lộ bất cập (do văn bản pháp luật "tĩnh", còn thực tế khách quan "động"). Chủ tịch LĐLĐ Bình Dương Nguyễn Văn Nam khẳng định: "TT14 chỉ điều chỉnh phù hợp với DNNN, trong khi các DN này đang thu hẹp, các DN có vốn nước ngoài, DN tư nhân ra đời ngày càng nhiều, nhưng chủ DN vì lợi nhuận và mong muốn thu hồi vốn nhanh, lại thiếu ý thức về BHLĐ, nên không quan tâm đầu tư lĩnh vực này".
Chuyên viên BHLĐ của LĐLĐ TPHCM Dương Thị Bích Loan cho rằng: "TT14 chỉ quy định lập hội đồng BHLĐ ở cơ sở, nhưng cấp Cty mẹ, Tổng Cty, tập đoàn... thì chưa có và thành phần trong hội đồng cũng không phù hợp với các loại hình kinh tế tư nhân. Đặc biệt, TT14 quy định thành viên hội đồng là cán bộ CĐ, vậy ở những nơi chưa có CĐ thì sao?". Tóm lại, các chuyên gia BHLĐ đều cho rằng TT14 đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử, nay cần một văn bản pháp luật điều chỉnh toàn diện hơn.
Thực hiện quyền của NLĐ
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐTBXH, năm 2006 cả nước xảy ra 5.881 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 6.088 người bị nạn (chưa kể TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và cơ sở SX tư nhân), thiệt hại trên 50 tỉ đồng, mất 56.122 ngày công. Đáng nói, có tới 72% nguyên nhân do NSDLĐ và NLĐ vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật AT-VSLĐ. Thống kê của ILO cũng cho thấy nguyên nhân trên chiếm tới 54% tổng số vụ TNLĐ trên thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ý thức người lao động, chưa được trang bị đầy đủ các vật phẩm thiết yếu như: mũ bảo hộ lao động, dây đai an toàn hay giày bảo hộ lao động chống đâm xuyên, thiếu quần áo bảo hộ khi làm việc.
PGS-TS Lê Vân Trình cho biết: "Nước ta đã gia nhập WTO, vì vậy những sản phẩm ra đời phải "sạch", có nghĩa phải được sản xuất trong môi trường lao động lành mạnh. Hiện trên thế giới có hơn 100 "tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội" (tương tự SA8000) và hơn 1.000 "bộ quy tắc ứng xử" (COC) cùng có 3 điểm chung, đó là "chăm sóc sức khoẻ NLĐ; đảm bảo điều kiện AT-VSLĐ; bảo vệ môi trường".
Tất cả những sản phẩm vi phạm 1 trong 3 điểm này đều "không sạch" và sẽ bị tẩy chay". Ngài Kawagami - chuyên gia BHLĐ của ILO giải thích: "Công tác AT-VSLĐ có 3 nội dung chính, đó là: Thành lập hội đồng BHLĐ, quản lý hiệu quả hệ thống BHLĐ, và huấn luyện tốt AT-VSLĐ. Như vậy, hoạt động AT-VSLĐ chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa NSDLĐ và NLĐ".
Chủ tịch CĐ Cty Foster's TG Nguyễn Sơn Hải đồng quan điểm với ngài Kawagami và cho biết: "Ở Cty tôi, bất cứ ai vào làm việc cũng phải ký cam kết phối hợp với chủ DN thực hiện BHLĐ bằng cách sẵn sàng dùng "quyền" của NLĐ quy định tại khoản 2 điều 99 Bộ luật Lao động, kiên quyết không làm việc khi phát hiện thiếu an toàn. NLĐ thực hiện "quyền" này chính là giúp DN làm tốt công tác BHLĐ".
Kết thúc toạ đàm, ông Đỗ Minh Nghĩa tổng hợp ý kiến các chuyên gia BHLĐ và kết luận: TT14 hiện nay không còn phù hợp, cần có luật BHLĐ điều chỉnh tất cả các đối tượng, quy định rõ quyền - nghĩa vụ của các chủ thể, có chính sách khuyến khích chủ DN áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ về AT-VSLĐ.
Đã hoàn tất sứ mạng lịch sử
Tham dự toạ đàm có đoàn đại biểu Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, chủ các DN nước ngoài, các chuyên gia về lĩnh vực BHLĐ và các cán bộ CĐ đang làm công tác AT-VSLĐ-PCCN ở các cơ quan, đơn vị, DN của các tỉnh phía nam. Theo Trưởng ban BHLĐ Tổng LĐLĐVN Đỗ Minh Nghĩa: Thông tư liên tịch số 14 (gọi tắt là TT14) ra đời năm 1998 thay thế cho 6 thông tư trước đó, hướng dẫn thực hiện công tác BHLĐ đã trở thành điểm tựa cho các DN, cơ sở SXKD kiện toàn bộ máy BHLĐ, xây dựng và thực hiện kế hoạch BHLĐ...
Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện, đến nay TT14 bắt đầu bộc lộ bất cập (do văn bản pháp luật "tĩnh", còn thực tế khách quan "động"). Chủ tịch LĐLĐ Bình Dương Nguyễn Văn Nam khẳng định: "TT14 chỉ điều chỉnh phù hợp với DNNN, trong khi các DN này đang thu hẹp, các DN có vốn nước ngoài, DN tư nhân ra đời ngày càng nhiều, nhưng chủ DN vì lợi nhuận và mong muốn thu hồi vốn nhanh, lại thiếu ý thức về BHLĐ, nên không quan tâm đầu tư lĩnh vực này".
Chuyên viên BHLĐ của LĐLĐ TPHCM Dương Thị Bích Loan cho rằng: "TT14 chỉ quy định lập hội đồng BHLĐ ở cơ sở, nhưng cấp Cty mẹ, Tổng Cty, tập đoàn... thì chưa có và thành phần trong hội đồng cũng không phù hợp với các loại hình kinh tế tư nhân. Đặc biệt, TT14 quy định thành viên hội đồng là cán bộ CĐ, vậy ở những nơi chưa có CĐ thì sao?". Tóm lại, các chuyên gia BHLĐ đều cho rằng TT14 đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử, nay cần một văn bản pháp luật điều chỉnh toàn diện hơn.
Thực hiện quyền của NLĐ
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐTBXH, năm 2006 cả nước xảy ra 5.881 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 6.088 người bị nạn (chưa kể TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và cơ sở SX tư nhân), thiệt hại trên 50 tỉ đồng, mất 56.122 ngày công. Đáng nói, có tới 72% nguyên nhân do NSDLĐ và NLĐ vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật AT-VSLĐ. Thống kê của ILO cũng cho thấy nguyên nhân trên chiếm tới 54% tổng số vụ TNLĐ trên thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ý thức người lao động, chưa được trang bị đầy đủ các vật phẩm thiết yếu như: mũ bảo hộ lao động, dây đai an toàn hay giày bảo hộ lao động chống đâm xuyên, thiếu quần áo bảo hộ khi làm việc.
PGS-TS Lê Vân Trình cho biết: "Nước ta đã gia nhập WTO, vì vậy những sản phẩm ra đời phải "sạch", có nghĩa phải được sản xuất trong môi trường lao động lành mạnh. Hiện trên thế giới có hơn 100 "tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội" (tương tự SA8000) và hơn 1.000 "bộ quy tắc ứng xử" (COC) cùng có 3 điểm chung, đó là "chăm sóc sức khoẻ NLĐ; đảm bảo điều kiện AT-VSLĐ; bảo vệ môi trường".
Tất cả những sản phẩm vi phạm 1 trong 3 điểm này đều "không sạch" và sẽ bị tẩy chay". Ngài Kawagami - chuyên gia BHLĐ của ILO giải thích: "Công tác AT-VSLĐ có 3 nội dung chính, đó là: Thành lập hội đồng BHLĐ, quản lý hiệu quả hệ thống BHLĐ, và huấn luyện tốt AT-VSLĐ. Như vậy, hoạt động AT-VSLĐ chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa NSDLĐ và NLĐ".
Chủ tịch CĐ Cty Foster's TG Nguyễn Sơn Hải đồng quan điểm với ngài Kawagami và cho biết: "Ở Cty tôi, bất cứ ai vào làm việc cũng phải ký cam kết phối hợp với chủ DN thực hiện BHLĐ bằng cách sẵn sàng dùng "quyền" của NLĐ quy định tại khoản 2 điều 99 Bộ luật Lao động, kiên quyết không làm việc khi phát hiện thiếu an toàn. NLĐ thực hiện "quyền" này chính là giúp DN làm tốt công tác BHLĐ".
Kết thúc toạ đàm, ông Đỗ Minh Nghĩa tổng hợp ý kiến các chuyên gia BHLĐ và kết luận: TT14 hiện nay không còn phù hợp, cần có luật BHLĐ điều chỉnh tất cả các đối tượng, quy định rõ quyền - nghĩa vụ của các chủ thể, có chính sách khuyến khích chủ DN áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ về AT-VSLĐ.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét