Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

Tất tần tật về kiểu dáng, chất liệu và cách giặt của áo thun cộc tay

Trong bài viết này Thiên Bằng muốn nhắc đến ở đây chính là mẫu áo thun, một loại áo được xem là áo quốc dân hiện nay .Chắc chắn bạn đã từng sử dụng qua chiếc áo thun cộc tay thần thánh này rồi nhưng liệu bạn biết được nó làm từ chất liệu gì? Cách bảo quản ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Áo thun cộc tay là gì?

Áo thun hay còn được gọi là áo phông, đây là kiểu áo cộc tay phổ biến với rất nhiều người biết tới. Nó thường được dệt theo nốt Jersey và bằng chất liệu Cotton 100% hoặc các loại sợi tổng hợp giữa Cotton và PE. 

Ngoài tên gọi thông thường là áo phông hoặc áo thun thì còn được một số người hay gọi là áo T-Shirt. Tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng của chiếc áo với hai cánh tay ngắn hai bên và phần thân giữa là hình chữ nhật rất giống với chữ T in hoa.

Những kiểu dáng áo thun cộc tay nổi bật hiện nay

Áo thun cổ tròn

Áo thun cộc tay cổ tròn rất phổ biến không chỉ riêng cho cánh đàn ông mà cánh chị em cũng sử dụng kiểu áo thun này. Mẫu áo này rất dễ để phối đồ, ngoài ra nó còn mang lại sự trẻ trung, năng động cho người sử dụng.

Áo thun cổ tim

Kiểu áo thun cổ tim  cũng gần giống với loại áo thun cổ chữ V nhưng phần cổ của áo bo tròn hơn và cao hơn cổ áo chữ V. Thường được sử dụng để khoe body và tạo nét quyến rũ cho cơ thể.

Áo thun cổ sơ mi

Hay còn được gọi với cái tên khác chính là áo thun Polo. Áo thông thường được sử dụng để đi làm tại các công sở, doanh nghiệp hoặc thể dục thể thao đều phù hợp,… Áo thun polo tạo ra cảm giác lịch sự, và sang trọng.

Chất liệu vải may áo thun cộc tay 

Có rất nhiều loại vải có thể sử dụng để may áo thun mùa hè phổ biến như:

1. Chất liệu 100& cotton

Là loại vải được làm từ sợi bông tự nhiên. Nó được sử dụng phổ biến vì chất liệu Cotton có khả năng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mịn đặc biệt mặc mùa hè rất thoáng thoáng và mát mẻ.

Quy trình để sản xuất ra vải cotton có 5 giai đoạn bao gồm: Thu hoạch và phân loại, sơ chế sợi bông, kéo sợi xơ, dệt vải, cuối cùng là nhuộm vải.

2. Vải CVC hay vải Cotton 65/35

Loại vải này được cấu thành từ 65% sợi Cotton và 35% sợi PE. Đây là loại vải được sử dụng rộng rãi để làm áo thun đồng phục hoặc các mẫu đồng phục các doanh nghiệp, trường học,...Ngoài ra còn một số loại vải khác như Polyester, TC,...

Cách bảo quản áo thun cộc tay luôn bền đẹp 

Giặt áo thun cộc tay lần đầu: chỉ nên giặt bằng nước (không sử dụng bột giặt, thuốc tẩy). Giặt bằng tay sẽ giúp áo mềm mại hơn, không bị phai màu và sờn lông.

– Các lần giặt áo thun tiếp theo: giặt bình thường và nên giặt bằng tay.

– Tránh ngâm áo thun trong bột giặt hoặc thuốc tẩy quá lâu sẽ khiến độ bền của áo giảm đi, bạc màu và thậm chí là loang màu nếu ngâm chung với những quần áo có màu khác.

– Nên giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc nước ấm, nếu giặt bằng nước quá nóng sẽ làm vải áo giãn ra và áo nhanh bị hỏng.

– Không dùng thuốc tẩy hay bàn chải chà sát vào áo thun, nhất là áo thun có in hình.

– Không nên đổ trực tiếp bột giặt lên quần áo khi giặt. Vì trong bột giặt có chứa các hạt tẩy có tính tẩy rửa mạnh sẽ dễ khiến áo nhanh bị phai màu tại vị trí đổ trực tiếp đó.

Hi vọng với những kiến thức mà xưởng may áo thun Thiên Bằng cung cấp có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về áo thun đồng phục. Nếu quý khách có nhu cầu đặt may áo thun đồng phục giá rẻ, chất lượng tốt, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:
  • Website: https://thienbang.com/
  • Phone: 0981.056.066 - 0982.467.835
  • Address: Số 19, ngách 20/10 đường Phú Minh - P. Minh Khai - Q, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Face: https://www.facebook.com/ThienBang.page
Xem thêm:

0 Bình luận:

Đăng nhận xét