Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

Nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương cột sống

 Điều trị chấn thương cột sống liệu có khó? Làm thế nào đề điều trị nhanh chóng, hiệu quả? Đó là hai trong số rất nhiều mà những người chấn thương cột sống mong muốn được biết. Trong bài viết dưới đây của chiase2.vn sẽ chia sẻ đâu là nguyên nhân và cách điều trị chấn thương cột sống hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cột sống

Cột sống được coi như là một bộ phân quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể, tạo sự cân bằng. Vì vậy mà cột sống cũng sẽ chịu áp lực rất lớn khi hoạt động và sinh hoạt và việc xảy ra chấn thương thì sẽ đến từ các nguyên nhân như:

  • Tai nạn giao thông: khi tham gia giao thông trên đường
  • Tai nạn lao động: ngã từ trên cao, xương sống bị va đập mạnh, vỡ đốt xương sống
  • Tai nạn thể thao: Xảy ra trong các hoạt động mạnh: đua ngựa, xe đạp, đá bóng,...
  • Nguyên nhân khác: bị người khác tác động vật lý, đạn bắn,...

điều trị chấn thương cột sống

Tác hại của chấn thương cột sống tới cơ thể người bệnh

Chấn thương cột sống thường sẽ được chia làm hai loại chính: có tổn thương tủy và không tổn thương tủy. Tác hại của chấn thương cột sống thường thấy như:

  • Gây rối loạn vận động, mất khả năng vận động: nếu như các tổn thương ở phần đốt sống chưa ảnh hưởng tới tủy sống thì nếu như ở vùng ngực hoặc thắt lưng thì khả năng vận đông của hai chân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Rối loạn cảm giác: Nếu như các dây thần kinh trong tủy bị tổn thường sẽ rất dễ gây nên hoặc làm mất cảm giác ở các vùng cơ bị chi phối.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Đây cũng là một triệu chứng thường thấy gây nên tình trạng rối loạn phản xạ tự động như về hô hấp, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi,...

điều trị chấn thương cột sống

Cách điều trị chấn thương cột sống hiệu quả

Để điều trị chấn thương một cách hiệu quả việc đầu tiên chúng ta cần nhắc tới đo là cách điều trị cần được tuân theo đúng của chuẩn bộ y tế.

  • Trong điều trị cấp cứu: Cần nằm yên một chỗ, tránh di chuyển làm lệch đi đoạn cột sống bị tổn thương. Nếu phát hiện người bệnh bị chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí sẽ có những cách sơ cứu khác nhau. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ bệnh nhân cần được nằm thẳng trên nền cứng, không cúi và xoay cổ. Nếu chấn thương ở ngực hoặc cột sống lưng: đặt bệnh nhân nằm trên tấm ván cứng, nằm ngửa(nếu nằm trên cán mềm thì nằm sấp)
  • Ki vận chuyển cần chú ý: cột sống bệnh nhân cần đảm bảo cố định, không xoay lật bệnh nhân, mang bệnh nhân bằng việc cõng, chở bằng xe máy.
  • Giảm đau: Sử dụng các thuốc giảm đau để giúp người bệnh giảm đau tức thời khi chỉ bị tổn thương cột sống không tổn thương cột sống.
  • Điều trị bảo tồn: được áp dụng trong các trường hợp chấn thương nhẹ, kết hợp với thuốc và vật lý trị liệu.
  • Phẫu thuật: phương pháp này chỉ được áp dụng khi xảy ra các ca chấn thương cột sống nặng nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện.

Cách để không bị mắc phải chấn thương cột sống

Để không mắc phải chấn thương cột sống dưới đây sẽ là những cách được các bác sĩ khuyến nghị:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao với một cường độ phù hợp không quá nặng
  • Bổ sung các thực phẩm có bổ sung canxi và các vi chất tốt cho hệ thống xương khớp
  • Khi làm việc nên có các trang bị bảo hộ an toàn như: đai an toàn, quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ,... để giảm thiểu các chấn thương khi xảy ra tai nạn.

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ mà chiase2vn muốn gửi tới các bạn. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp hữu ích khi chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân xung quanh các bạn

Xem thêm các bài viết

Chấn thương phần mềm đầu gối bao lâu thì khỏi?

Chấn thương sọ não và cách chữa trị

 

 

 

0 Bình luận:

Đăng nhận xét