Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Quân đội nhân dân - Nỗ lực để sản xuất đạn, thuốc nổ an toàn

Đến Nhà máy Z131 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Qúy Tỵ 2013, chúng tôi được chứng kiến không khí làm việc nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật. Và càng ngày cận Tết, yếu tố an toàn-vốn được nhà máy hết sức coi trọng- lại càng được đặt lên cao hơn…

Phát huy vai trò của cán bộ làm công tác an toàn

Lâu nay, Nhà máy Z131 vẫn được biết đến là đơn vị sản xuất vũ khí trang bị (VKTB) cho quân đội và sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, phục vụ sản xuất của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu là khai thác mỏ. Do đó, trong sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, có thể do nguyên nhân khách quan từ thời thiết, cũng có thể do thao tác của người lao động không đúng quy trình, thiết bị máy móc không đảm bảo an toàn…chưa trang bị đủ dây an toàn, giày bảo hộ lao động cao cấp...

“Từ đặc thù đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (AT, VSLĐ và PCCN) luôn được lãnh đạo, chỉ huy các cấp và toàn nhà máy hết sức quan tâm, chú trọng và làm tốt”, Đại tá Lê Văn Vỹ, Phó giám đốc Nhà máy Z131 cho hay. Và theo Đại tá Vỹ, một việc làm quan trọng, phải thực hiện trước tiên và thường xuyên, liên tục vẫn là giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn nhà máy về công tác AT, VSLĐ và PCCN.

Để tham mưu hiệu quả cho Ban giám đốc nhà máy về nội dung quan trọng này, Ban An toàn của nhà máy đã được thành lập, với 6 thành viên. Trung tá QNCN, kỹ sư đạn Trịnh Khắc Thắng, làm Trưởng ban và trợ lý của ban là kỹ sư các ngành: Điện, vũ khí, thuốc phóng thuốc nổ, cơ khí.

5

Trưởng ban An toàn Trịnh Khắc Thắng cho biết: “Nhằm đảm bảo tốt công tác an toàn trên các lĩnh vực sản xuất của nhà máy, Ban phân công các trợ lý chuyên trách luôn bám sát, kiểm tra, giúp đỡ kịp thời các phòng, ban, xưởng…”.

Ngoài ra, nhà máy còn tổ chức mạng lưới an toàn viên, gồm những người có năng lực, được lựa chọn từ các tổ sản xuất và được huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng làm công tác an toàn. Đây là lực lượng theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp về công tác an toàn cho người lao động tại các tổ sản xuất. Hằng năm, ngoài được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ, nhân viên của Nhà máy Z131 còn được huấn luyện công tác VS, ATLĐ và PCCN. Riêng năm 2012, có 1.300 lượt người được huấn luyện nôi dung này.
Một biện pháp được Nhà máy Z131 đã triển khai tích cực trong thời gian qua là thực hiện quản lý hành trình của các xe vận chuyển hàng hóa, thông qua hệ thống định vị GPS. Phó giám đốc Lê Văn Vỹ chia sẻ, nhà máy không chỉ sản xuất mà còn vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Với loại hàng hóa đòi hỏi độ an toàn nghiêm ngặt như vậy, thì cần phải quản lý chắc hành trình của từng xe. Qua áp dụng cho thấy biện pháp này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Tắt…di động, không…chuyện phiếm

Điều đầu tiên mà chỉ huy Xí nghiệp Vật liệu nổ (Nhà máy Z131) nhắc chúng tôi đó là tắt di động khi vào khu vực các kho hàng và đến các dây chuyền sản xuất. Bởi nếu không chấp hành quy định này, những kho thuốc nổ có thể bị “kích nổ”, khi di động hoạt động.
Tại phòng điều khiển dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương, chị Lê Thị Lan Hương, nhân viên điều khiển thiết bị và anh Lưu Trọng Thi, nhân viên vận hành thiết bị, đang chăm chú theo dõi hoạt động của hệ thống bơm, máy làm mát…, qua màn hình được kết nối với hệ thống camera.
Ra khỏi khu vực dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương, Thượng úy Tống Xuân Tuyền, kỹ thuật viên công nghệ của Xí nghiệp Vật liệu nổ cho hay, hai nhân viên vừa rồi có nhiệm vụ vận hành và theo dõi, kiểm tra thường xuyên công tác an toàn của các hệ thống. Khi có hiện tượng bất thường xảy ra, phải dừng hoạt động của dây chuyền và kiểm tra ngay lập tức.
Qua khu vực bảo quản dây chuyền thuốc nổ nhũ tương số 3, chúng tôi cũng được chứng kiến không khí làm việc tích cực nhưng hết sức trật tự, không một lời chuyện phiếm của các nữ nhân viên nơi đây.

6

Trao đổi với chúng tôi, Đại úy Đỗ Thanh Tuấn, Phó giám đốc Xí nghiệp Vật liệu nổ cho biết, để bảo đảm AT, VSLĐ và PCCN, xí nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp quan trọng là phải thực hiện triệt để là nguyên tắc sử dụng điện. Anh cụ thể hơn: “Trong các kho hàng, tuyệt đối không triển khai hệ thống điện. Hàng chỉ được bốc dỡ ban ngày; trong trường hợp bốc dỡ ban đêm thì chỉ được sử dụng đèn pin. Còn tại các dây chuyền sản xuất, hệ thống quạt làm mát phải sử dụng điện phòng nổ”.
Đến Xí nghiệp Tổng lắp vũ khí (Nhà máy Z131), chúng tôi tiếp tục nhận được câu đề nghị quen thuộc - “Tắt điện thoại di động”. Đại tá Vũ Trọng Hời, Trợ lý tuyên truyền huấn luyện (Phòng An toàn bảo hộ lao động Quân đội, Bộ Tham mưu Tổng cục Kỹ thuật) dẫn chúng tôi đi một vòng quanh nhà xưởng và giới thiệu về một số thiết bị bảo đảm an toàn, PCCN của xí nghiệp. Tại đây, các cột chống sét được lắp đặt độc lập (cách xa các phân xưởng), kết hợp với hệ thống chống cảm ứng, chống tĩnh điện. Điểm khác biệt của các quạt thông gió trên các phân xưởng so với các quạt gió thường thấy, là cánh được làm bằng nhựa. Theo Đại tá Vũ Trọng Hời, cánh quạt có thiết kế “khác thường” như vậy để đề phòng phát sinh ra tia lửa khi va quệt.
Theo kế hoạch, trong năm 2013, Nhà máy Z131 sẽ đầu tư hơn 11,5 tỉ đồng cho công tác bảo hộ lao động, tập trung cho các nội dung như tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động; kỹ thuật an toàn và PCCN; các biện pháp về kỹ thuật, vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động; mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân; quần áo bảo hộ phòng độc, chăm sóc sức khỏe người lao động…
Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hàng chục tỉ đồng cho công tác AT, VSLĐ và PCCN, lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy Z131 đang hướng tới mục tiêu lớn hơn, đó là phấn đấu để người lao động thao tác gián tiếp thông qua máy móc; hay tự động hóa hoặc bán tự động các khâu, các chặng nguy hiểm trong sản xuất, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sự an toàn cho người lao động…

0 Bình luận:

Đăng nhận xét