Nhà máy Dầu Phú Mỹ (thuộc Công ty CP Dầu Thực vật Tường
An), KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành có 324 lao động, trong đó 201 lao
động trực tiếp sản xuất. Người lao động (NLĐ) làm việc tại Nhà máy Dầu
Phú Mỹ vẫn chưa được cấp phát đầy đủ đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ chống dầu, giày bảo hộ chống trơn trượt, môi trường làm việc chưa bảo đảm an toàn, thời gian làm việc quá thời hạn quy định…
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh về an toàn vệ sinh lao động-Phòng cháy chữa cháy (ATVSLĐ-PCCC) vừa tiến hành kiểm tra tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ. Kiểm tra hiện trường sản xuất của nhà máy, Đoàn kiểm tra nhận thấy công tác vệ sinh ở một số nhà xưởng chưa tốt, sàn nhà bám nhiều dầu mỡ rất dễ làm NLĐ bị té trượt. Kết quả đo môi trường lao động cho thấy điều kiện lao động (tiếng ồn, tốc độ gió, nhiệt độ) không đạt tiêu chuẩn về ATLĐ. Toàn khuôn viên nhà máy, các bảng chỉ dẫn, biển báo về an toàn còn ít. Trên nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không còn dán tem kiểm định. Đặc biệt, dù đang trong giờ sản xuất, nhưng một số NLĐ không sử dụng đồ bảo hộ.
Tại bộ phận tinh luyện Nhà máy Dầu Phú Mỹ, công nhân Vũ Ngọc Hùng trong quá trình làm việc không sử dụng khẩu trang, ủng, kính, găng tay bảo hộ lao động. Khi được hỏi nguyên nhân, ông Vũ Ngọc Hùng cho rằng: “Tôi thấy những phương tiện bảo vệ cá nhân đó không thực sự cần thiết cho công việc của tôi, nên tôi không dùng”. Tương tự, tại bộ phận lò hơi, công nhân Lê Quang Hạnh cũng cho biết: “Bình thường tôi không có thói quen sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc. Những phương tiện như nón bảo hộ, dây đeo bảo hộ, bịt tai chống ồn tôi cũng chưa từng được nhà máy cấp phát”.
Lý giải về điều này, ông Huỳnh Văn Nhớ, Giám đốc Nhà máy Dầu Phú Mỹ cho rằng: “Bộ phận chuyên trách về ATVSLĐ của Nhà máy Dầu Phú Mỹ vốn là kỹ thuật viên kiêm nhiệm. Những người này chưa được đào tạo bài bản, chưa có kiến thức đầy đủ về ATVSLĐ, nên công tác chăm lo cho công nhân ở Nhà máy chưa được bảo đảm tốt”.
Qua kiểm tra hồ sơ giao ca cho thấy, một số công nhân ở Nhà máy Dầu Phú Mỹ thường xuyên có thời gian làm việc 12 giờ/ngày. Trong khi Luật Lao động quy định NLĐ bình thường không được làm việc quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Điều kiện lao động trong lĩnh vực thực phẩm có tiếp xúc với thiết bị áp lực, lò nấu, lò nung… nằm trong danh mục nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng đơn vị chưa phân loại nhóm đối tượng này để thực hiện chế độ phụ cấp và bồi dưỡng hiện vật theo quy định.
Hàng năm, Nhà máy Dầu Phú Mỹ có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, nhưng nơi đăng ký khám chữa bệnh của nhà máy lại ở Trung tâm Y tế huyện Tân Thành. Theo bà Hồ Thị Thúy, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tân Thành không phải là đơn vị có đủ chức năng và cũng như điều kiện để khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Do đó, Nhà máy Dầu Phú Mỹ cần tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ ở địa điểm khác theo đúng quy định. Ngoài ra, qua kiểm tra hồ sơ còn cho thấy, mức lương ký trong hợp đồng để đóng BHXH của Nhà máy Dầu Phú Mỹ khác với mức lương thực lĩnh của công nhân. Hiện mức lương đóng chế độ bảo hiểm mới chỉ hơn 1,7 triệu đồng/tháng, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Sau khi kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh yêu cầu Nhà máy Dầu Phú Mỹ buộc phải có những giải pháp nhằm chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định hiện hành trong công tác ATVSLĐ-PCCC: Ban hành bổ sung các nội quy, quy trình an toàn, phương án xử lý sự cố ứng cứu tai nạn; lắp đặt bổ sung các bảng chỉ dẫn, biển báo an toàn tại khu vực sản xuất; bố trí lao động tại khu vực sản xuất bảo đảm thời gian làm việc không quá 10 giờ/ngày; rà soát, phân loại lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật theo quy định; tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
Trước ngày 30-4-2015, đơn vị có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện các yêu cầu trên và gửi báo cáo về Sở LĐTBXH. Trường hợp đơn vị không thực hiện, Sở LĐTBXH sẽ phối hợp cơ quan chức năng tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh về an toàn vệ sinh lao động-Phòng cháy chữa cháy (ATVSLĐ-PCCC) vừa tiến hành kiểm tra tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ. Kiểm tra hiện trường sản xuất của nhà máy, Đoàn kiểm tra nhận thấy công tác vệ sinh ở một số nhà xưởng chưa tốt, sàn nhà bám nhiều dầu mỡ rất dễ làm NLĐ bị té trượt. Kết quả đo môi trường lao động cho thấy điều kiện lao động (tiếng ồn, tốc độ gió, nhiệt độ) không đạt tiêu chuẩn về ATLĐ. Toàn khuôn viên nhà máy, các bảng chỉ dẫn, biển báo về an toàn còn ít. Trên nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không còn dán tem kiểm định. Đặc biệt, dù đang trong giờ sản xuất, nhưng một số NLĐ không sử dụng đồ bảo hộ.
Tại bộ phận tinh luyện Nhà máy Dầu Phú Mỹ, công nhân Vũ Ngọc Hùng trong quá trình làm việc không sử dụng khẩu trang, ủng, kính, găng tay bảo hộ lao động. Khi được hỏi nguyên nhân, ông Vũ Ngọc Hùng cho rằng: “Tôi thấy những phương tiện bảo vệ cá nhân đó không thực sự cần thiết cho công việc của tôi, nên tôi không dùng”. Tương tự, tại bộ phận lò hơi, công nhân Lê Quang Hạnh cũng cho biết: “Bình thường tôi không có thói quen sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc. Những phương tiện như nón bảo hộ, dây đeo bảo hộ, bịt tai chống ồn tôi cũng chưa từng được nhà máy cấp phát”.
Lý giải về điều này, ông Huỳnh Văn Nhớ, Giám đốc Nhà máy Dầu Phú Mỹ cho rằng: “Bộ phận chuyên trách về ATVSLĐ của Nhà máy Dầu Phú Mỹ vốn là kỹ thuật viên kiêm nhiệm. Những người này chưa được đào tạo bài bản, chưa có kiến thức đầy đủ về ATVSLĐ, nên công tác chăm lo cho công nhân ở Nhà máy chưa được bảo đảm tốt”.
Qua kiểm tra hồ sơ giao ca cho thấy, một số công nhân ở Nhà máy Dầu Phú Mỹ thường xuyên có thời gian làm việc 12 giờ/ngày. Trong khi Luật Lao động quy định NLĐ bình thường không được làm việc quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Điều kiện lao động trong lĩnh vực thực phẩm có tiếp xúc với thiết bị áp lực, lò nấu, lò nung… nằm trong danh mục nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng đơn vị chưa phân loại nhóm đối tượng này để thực hiện chế độ phụ cấp và bồi dưỡng hiện vật theo quy định.
Hàng năm, Nhà máy Dầu Phú Mỹ có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, nhưng nơi đăng ký khám chữa bệnh của nhà máy lại ở Trung tâm Y tế huyện Tân Thành. Theo bà Hồ Thị Thúy, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tân Thành không phải là đơn vị có đủ chức năng và cũng như điều kiện để khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Do đó, Nhà máy Dầu Phú Mỹ cần tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ ở địa điểm khác theo đúng quy định. Ngoài ra, qua kiểm tra hồ sơ còn cho thấy, mức lương ký trong hợp đồng để đóng BHXH của Nhà máy Dầu Phú Mỹ khác với mức lương thực lĩnh của công nhân. Hiện mức lương đóng chế độ bảo hiểm mới chỉ hơn 1,7 triệu đồng/tháng, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Sau khi kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh yêu cầu Nhà máy Dầu Phú Mỹ buộc phải có những giải pháp nhằm chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định hiện hành trong công tác ATVSLĐ-PCCC: Ban hành bổ sung các nội quy, quy trình an toàn, phương án xử lý sự cố ứng cứu tai nạn; lắp đặt bổ sung các bảng chỉ dẫn, biển báo an toàn tại khu vực sản xuất; bố trí lao động tại khu vực sản xuất bảo đảm thời gian làm việc không quá 10 giờ/ngày; rà soát, phân loại lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật theo quy định; tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
Trước ngày 30-4-2015, đơn vị có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện các yêu cầu trên và gửi báo cáo về Sở LĐTBXH. Trường hợp đơn vị không thực hiện, Sở LĐTBXH sẽ phối hợp cơ quan chức năng tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét