Tại buổi họp báo về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong năm 2014 và thông tin về tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh
lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 17 năm 2015 vừa được tổ chức tại
Hà Nội, Cục An toàn Bộ LĐTBXH đã công bố số liệu thống kê tai nạn lao
động năm 2014.
Năm 2014, cả nước đã xảy ra 6709 vụ tai nạn lao động làm 6941 người bị nạn, trong đó có 592 vụ tai nạn lao động chết người làm 630 người chết. Trong đó, Đồng Nai là địa phương có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất với 1462 vụ và TP Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước (100 vụ).
Tai nạn lao động tăng cả về số vụ và số người chết, đặc biệt là số người bị thương nặng và số vụ có từ 2 nạn nhân trở lên. Trong các vụ tai nạn, ngã từ trên cao vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn chết người nhiều nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo máy.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu do người sử dụng lao động, chiếm tới 72,7%. Tai nạn xảy ra do người chủ sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ cho người lao động, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn…
Nhằm tác động mạnh đến việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các cấp, các ngành và đặc biệt là của người sử dụng lao động, "Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ" lần thứ 17 (năm 2015) sẽ được tổ chức từ ngày 15- 21/3 tại khắp cả nước.
Chủ đề được phát động năm nay là “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội”.
Lễ phát động sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tại khu công nghiệp Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một số sản phẩm hỗ trợ người lao động: giày bảo hộ lao động hay dây an toàn.
6709 là con số thống kê vụ tai nạn lao động năm 2014
Theo
đó, mỗi năm, cả nước có tới hơn 600 người chết vì tai nạn lao động,
bình quân mỗi tháng có tới hơn 50 người chết vì tai nạn lao động mà
nguyên nhân chủ yếu do người chủ sử dụng lao động không có các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động.Năm 2014, cả nước đã xảy ra 6709 vụ tai nạn lao động làm 6941 người bị nạn, trong đó có 592 vụ tai nạn lao động chết người làm 630 người chết. Trong đó, Đồng Nai là địa phương có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất với 1462 vụ và TP Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước (100 vụ).
Tai nạn lao động tăng cả về số vụ và số người chết, đặc biệt là số người bị thương nặng và số vụ có từ 2 nạn nhân trở lên. Trong các vụ tai nạn, ngã từ trên cao vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn chết người nhiều nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo máy.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu do người sử dụng lao động, chiếm tới 72,7%. Tai nạn xảy ra do người chủ sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ cho người lao động, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn…
Nhằm tác động mạnh đến việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các cấp, các ngành và đặc biệt là của người sử dụng lao động, "Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ" lần thứ 17 (năm 2015) sẽ được tổ chức từ ngày 15- 21/3 tại khắp cả nước.
Chủ đề được phát động năm nay là “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội”.
Lễ phát động sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tại khu công nghiệp Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một số sản phẩm hỗ trợ người lao động: giày bảo hộ lao động hay dây an toàn.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét