Công tác bảo hộ lao động trước khi bước vào ngành là một trong những công việc hàng đầu.
Đảm bảo an toàn thân thể như mũ bảo hộ lao động, những người công nhân phía dưới sẽ hạn chế được mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương
gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. Bảo đảm người lao động khỏe
mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật khác do điều kiện lao
động gây ra. Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng
lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ có vị trí rất quan trọng và
là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Nếu người lao động không được chuẩn bị thêm dây an toàn đầy đủ, cẩn thận các tác nhân gây hại có thể gây ra các chấn thương,
bệnh nghề nghiệp làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong.
Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc
an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển
sản xuất và tăng năng suất lao động.
Nghề lao động là một nghề chứa nhiều yếu tố nguy hiểm nhất. Trong quá
trình lao động người công nhận luôn phải đề phòng cao nhất để đảm bảo an
toàn lao động cho mình. Và những nghề sau đây là những nghề cần phải
bảo hộ lao động cao.
1. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện; thì phải luôn có ủng và găng tay cách điện, dây đai an toàn...
2.
Những người làm việc lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ
máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao, các máy chụp X
quang, chụp cắt lớp rất dễ bị ảnh hưởng các dòng điện từ nên phải có
đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người lao động.
3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ
và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm…) nếu không đảm bảo an
toàn khi sẽ không lường trước được hậu quả khi có tai nạn lao động xảy
ra. Ngoài ra phải có các băng cảnh báo báo hiệu cho người lao động biết các chỗ an toàn.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét