Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mu bao ho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mu bao ho. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Bảo hộ đầu an toàn tuyệt đối với mũ bảo hộ SSEDA

Mũ bảo hộ SSEDA giải pháp bảo hộ an toàn, tiện dụng
Mũ giúp bảo vệ đầu trong khi lao động, phù hợp trong nhiều môi trường lao động khác nhau như công trường, xưởng, nhà máy, hầm mỏ,.. Không chỉ có tính năng bảo hộ mũ SSEDA còn giúp che nắng che mưa, hạn chế khói bụi bám vào da đầu. 
Dây mũ được làm cẩn thận giúp cố định an toàn và độ bền cao. Ngoài ra dây mũ còn được trang bị nút gài giúp dễ dàng điều chỉnh. Bên trong được trang bị miếng lót thấm hút mồ hôi, tạo sự thông thoáng và thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài cũng như khi lao động nặng nhọc nóng bức. 
Là một người tiêu dùng thông minh, hãy chọn mua mũ bảo hộ SSEDA. Sản phẩm được phân phối và nhập khẩu đi qua những khâu kiểm định khắt khe. Đem đến cho các bạn sản phẩm bảo hộ tốt nhất với mức giá ưu đãi. 
Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng hoạt động với kinh nghiệm lâu năm, luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu sẵn sàng phục vụ quý khách
Thêm nhiều mẫu sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp tại Thiên Bằng:
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí giải đáp thắc mắc của bạn.
Chi tiết: https://baoholaodongthienbang.com/bao-ho-dau-toan-tuyet-doi-voi-mu-bao-ho-sseda/

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Mũ bảo hộ Thùy Dương hiệu quả lao động hàng đầu tại HN



Đi cùng với những trang thiết bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày ủng bảo hộ… thì mũ bảo hộ cũng là vật dụng không thể thiếu. Đối với những người công nhân làm việc ngoài trời ở tại các công trường xây dựng thì việc trang bị mũ BHLĐ sẽ giảm thiểu được tai nạn ở bộ phận đầu, đảm bảo an toàn hạn chế tối đa rủi ro khi làm việc.
Với mỗi công việc theo từng ngành nghề thì sẽ có các loại thiết bị bảo hộ riêng biệt. Vậy để có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với công viêc đó, chúng ta cần biết những gì đặc biệt là với mũ bảo hộ ?
Vậy trong các ngành xây dựng, điện lực, hãy sử dụng Mũ bảo hộ Thùy Dương – loại mũ BHLĐ uy tín và chất lượng hàng đầu được người lao động Việt nam tin dùng.
Một số mẫu mũ tiêu biểu của công ty Thùy Dương.

Mũ bảo hộ Thùy Dương với các ưu điểm:
Là loại mũ bảo hộ giá rẻ, phù hợp với hầu hết ngườ lao động Việt Nam.
Chịu lực tác động vật lý va đập cực kì tốt.
Có núm vặn để điều chỉnh cho vừa đầu người đội.
Mũ bảo hộ với kiểu dáng phong phú, đa dạng, màu sắc nổi bật, được làm bằng nhựa cứng HDPE nguyên sinh có độ bền tốt, chất lượng cao, đảm bảo chắc chắn độ an toàn của mũ khi sử dụng.
Chúng tôi chuyên cung cấp phân phối mũ bảo hộ Thùy Dương, cam kết hàng chính hãng, an toàn và chất lượng, và chúng tôi có thể phục vụ bạn như thế nào ?
- Chiết khấu cao các đơn hàng lấy theo số lượng lớn. cam kết bán đúng giá cả, đúng giá trị sử dụng sản phẩm.
- Giao hàng miễn phí trong nội thành thủ đô Hà Nội với các đơn hàng trên 2 triệu đồng.
- Dán đề can, logo công ty trực tiếp lên mũ, tạo thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp với mức chi phí bỏ ra gần như miễn phí !
 Liên hệ ngay với Thiên Bằng: 0981.056.078 – 0966.831.477.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Đại lý mũ bảo hộ Nhật quang giá rẻ hiệu quả.

   Khi tham gia làm việc, mỗi người công nhân đều trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhất, ngoài những bộ quần áo, giày, mũ bảo hộ hay găng tay… Mũ bảo hộ Nhật Quang được người sử dụng lựa chọn tin dùng nhất bởi những đặc điểm tốt mà chiếc mũ này mang lại phục vụ cho người công nhân.

- Lợi ích của việc sử dụng:

   Mũ bảo hộ Nhật Quang là một phương tiện an toàn để giúp người lao động bảo vệ đầu mình tránh khỏi những va chạm, hạn chế tối đa rủi ro trong nghề nghiệp, bảo vệ đầu của người lao động gây ảnh hưởng đến não bộ hay là những va đập, những yếu tố vật lý khác trong lúc làm việc. Việc trang bị mũ bảo hộ cho người công nhân không những là sẽ bảo vệ được sức khỏe một cách tốt nhất mà còn giúp họ yên tâm và tập trung hơn cho công việc, hiệu quả sẽ được tăng cao.

- Mô tả:
Sản phẩm được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ cao của Đức. Mũ bảo hộ Nhật Quang có thiết kế quai mũ tùy chỉnh, giúp bạn chỉnh theo đúng kích cỡ đầu, tạo cho họ cảm giác chắc chắn, an toàn, thoải mái trong lúc làm việc.
Chi tiết một số mẫu mũ bảo hộ Nhật Quang và giá cả:

Công ty Bảo hộ lao động Thiên Bằng chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm về mũ bảo hộ lao động trong đó có mũ bảo hộ Nhật Quang cho công nhân, là sản phẩm nổi bật và đặc trưng nhất hiện nay trên thị trường.
Sản phẩm tại công ty luôn đảm bảo chất lượng tốt , giá thành hợp lý, sẽ tạo niềm tin cho quý khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi. Mọi chi tiết thắc mắc và tư vấn về sản phẩm, liên hệ với Thiên Bằng 0966 831 477 – 0981 056 066 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Đại lý mũ bảo hộ Hàn Quốc SSEDA giá tốt tại HN

Trang thiết bị bảo hộ lao động luôn được coi là vật dụng cần thiết, nó sẽ giúp người lao động giảm thiểu những tai nạn nghề nghiệp, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn đến tính mạng, sức khỏe của con người.

Mũ bảo hộ lao động là phương tiện bảo hộ không thể thiểu được dành cho người công nhân trong quá trình làm việc. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có cung cấp rất nhiều loại mũ BHLĐ khác nhau, mũ bảo hộ được sản xuất trong nước, mũ bảo hộ nhập khẩu. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu về mũ bảo hộ Hàn Quốc SSEDA nhé !



Mũ bảo hộ Hàn Quốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bằng chất liệu ABS có tính chịu lực rất cao, độ bền tốt, có khả năng chịu nhiệt lớn, sử dụng trong thời gian dài mang lại nhiều tiện ích, đạt đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã được quy định.

Mũ BH Hàn Quốc SSEDA là một trong những hãng mũ bảo hộ chất lượng tốt nhất, đang là sản phẩm được sử dụng phổ biến và ưa chuộng hàng đầu tại Hàn Quốc. Loại mũ bảo hộ lao động Hàn Quốc SSDEDA với kiểu dáng đẹp mắt, có quai đeo và núm vặn để điều chỉnh theo kích cỡ đầu rất linh hoạt.

Đối với loại mũ bảo hộ được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc sẽ đảm bảo chất lượng tốt, có nhiều màu sắc đa dạng để người lao động lựa chọn, đặc biệt sẽ đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người công nhân khi tham gia làm việc.
Mũ Hàn Quốc SSEDA được sử dụng dành cho tất cả những người lao động làm việc trong ngành công nghiệp nặng, những nơi công trường xây dựng, dự án về hệ thống dây điện….có tác dụng bảo vệ bộ phận đầu tránh khỏi va đập mạnh khi có vật nặng rơi xuống.

Theo tiêu chí về an toàn lao động để tránh những tai nạn xảy ra thì việc sử dụng loại mũ bảo hộ lao động kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, vì vậy người lao động nên lựa chọn sản phẩm mũ Hàn Quốc SSEDA là phù hợp và an toàn nhất. Khi được trang bị mũ bảo hộ chất lượng tốt thì người lao động sẽ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình lao động sản xuất, hiệu quả công việc cũng sẽ được nâng cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị bảo hộ lao động chất lượng tốt nhất cho người lao động.


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Những con số biết nói báo động về " lao động "

Đây là con số được Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cho biết trong buổi họp báo về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tổ chức ngày 3/3 tại Hà Nội.

600 người chết vì tai nạn lao động mỗi năm

Theo đó, năm 2014, cả nước xảy ra hơn 6.700 vụ tai nạn lao động, làm gần 7.000 người gặp nạn. Trong đó, có 592 vụ tai nạn chết người, khiến 630 lao động thiệt mạng. Đồng Nai là địa phương thống kê được số tai nạn lao động nhiều nhất với hơn 1.400 vụ, TP.HCM có số tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước với 100 vụ, tăng tới 42% so với năm trước đó.
3
Như vậy, tai nạn lao động đang tăng cả về số vụ và số người chết, đặc biệt là số người bị thương nặng và số vụ có từ 2 nạn nhân trở lên. Trong các vụ tai nạn, ngã từ trên cao vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn chết người nhiều nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng,kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo máy.
Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng An toàn lao động cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do chủ sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp, tập huấn; Không có ý thức đảm bảo an toàn tại nơi làm việc cho người lao động. "Bên cạnh đó, người lao động vi phạm an toàn, không sử dụng các phương tiện như quần áo bảo hộ, mũ hay dây an toàn cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra", ông Thắng cho biết thêm.
4
Người lao động vi phạm an toàn, không sử dụng các phương tiện bảo hộ là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Mũ bảo hộ và dây an toàn, trang bị thiết yếu cho công nhân xây dựng trên cao
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các cấp, các ngành và đặc biệt là của người sử dụng lao động, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 17 với chủ đề “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội” được tổ chức từ 15 - 21/3 trên khắp cả nước. Lễ phát động sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tại khu công nghiệp Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

ATLĐ trong ngành xây dựng: Cần cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân thi công trên cao

Theo ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch CĐ Xây dựng VN - để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong ngành xây dựng, cần phải cải thiện được một cách căn bản điều kiện làm việc cho công nhân.
1
Công nhân trên giàn giáo xây dựng mà chưa được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cùng với dây an toàn lao động
Giải pháp nào để cải thiện điều kiện làm việc?
Theo ông Hà Văn Hảo - Vụ TCCB, Bộ Xây dựng - cải thiện điều kiện lao động phải được hiểu là sự tác động của người quản lý và NLĐ để làm cho môi trường LĐ tốt hơn, năng suất và chất lượng LĐ cao hơn. Đối với ngành xây dựng, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính lâu dài.

Ông Hảo cho rằng, quan trọng nhất với các DN xây dựng là phải đảm bảo sử dụng giàn giáo thi công, làm việc trên cao một cách an toàn. DN phải không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị thi công; công tác ATVSLĐ được chú trọng và tăng cường hơn, nhằm hạn chế TNLĐ và phát sinh BNN tại các công trình XD, nhà máy, phân xưởng SX...

Trên thực tế, môi trường và điều kiện làm việc của LĐ ngành XD vẫn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, tác động trực tiếp đến sức khỏe CN. Đề cập vấn đề này, ông Phạm Đức Hinh -Trưởng phòng ATLĐ Vụ Quản lý hoạt động XD (Bộ Xây dựng) -  cho rằng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải thường xuyên đánh giá điều kiện làm việc của NLĐ, đặc biệt là phải phát hiện, xếp hạng thứ tự ưu tiên giải quyết, đề ra biện pháp kịp thời, xử lý các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe NLĐ.

Cải thiện điều kiện làm việc phải đem lại kết quả hạn chế đến mức thấp nhất về chấn thương, TNLĐ và BNN của người CN. Cơ quan quản lý nhà nước cần thông tin tuyên truyền sâu rộng về cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giúp DN xây dựng mô hình tuyên truyền tại chỗ để nâng cao nhận thức của NLĐ và người sử dụng LĐ. Việc rà soát, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về VSLĐ trong XD và từng bước đào tạo và xây dựng đội ngũ CB kỹ thuật, CN xây dựng hoạt động XD có tính chuyên nghiệp cao... cũng là bài toán đặt ra. Còn phía chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ tại đơn vị, công trường XD cũng như các quy định về kỹ thuật, để đề ra các biện pháp ATVSLĐ hợp lý.

Trách nhiệm của CĐ

Những năm qua, CĐ Xây dựng VN đã cùng Bộ Xây dựng, Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH tăng cường kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ-PCCN tại công trường, nhà máy tập trung đông CNLĐ và các công trình XD trọng điểm, công trình có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ. Năm 2011, đã kiểm tra 52 DN và 9 tháng đầu năm 2012 kiểm tra 16 DN. Mới đây, Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi được QH thông qua và có hiệu lực từ 1.5.2013. Trong bộ luật có hẳn chương IX về ATLĐ, VSLĐ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý mới để tổ chức CĐ thực hiện quyền được “Yêu cầu người sử dụng LĐ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện LĐ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ” (khoản 1, Điều 16-BLLĐ) sửa đổi. với ngành than - khoáng sản: thiết yếu hàng đầu phải có mũ bảo hộ gắn đèn phía trên.

Tại cơ sở, CĐ cũng rất tích cực cùng chuyên môn thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Ông Đào Minh Chương - Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT CĐ TCty Sông Đà - cho biết một số kinh nghiệm cải thiện điều kiện làm việc trong thi công đào hầm dẫn nước các công trình thủy điện. Điểm quan trọng đầu tiên được lãnh đạo TCty và CĐ TCty xác định rõ là cải thiện an toàn vệ sinh LĐ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Tại các đơn vị thi công, CĐ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng, chống chấn thương, BNN phát sinh.

Còn với TCty Viglacera, trong SX vật liệu XD thì yếu tố bụi, tiếng ồn, nhiệt độ... rất cao. Để khắc phục được tình trạng này, theo ông Nguyễn Quý Tuấn -Chủ tịch CĐ TCty - đơn vị đã áp dụng các giải pháp đồng bộ như giảm thiểu bụi, giảm thiểu tiếng ồn và chống rung, cải thiện vi khí hậu trong SX... Các giải pháp đi kèm là khám sức khỏe định kỳ và BNN cho NLĐ, thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Các đơn vị khác như CĐ TCty Cơ khí XD, CĐ Xây dựng HN, CĐ Cty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị (Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD)... đều có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN cho công nhân.
Sản phẩm hỗ trợ kèm theo: giày da bảo hộ mũi sắt an toàn.

Luật ATVSLĐ 2015 mới sửa đổi: Người sử dụng lao động cần có trách nhiệm hơn

Trong bộ luật về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có 93 điều luật phản ánh toàn diện những quy định của pháp luật bảo đảm cho người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) và cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Trong loạt bài này chúng tôi phỏng vấn luật sư Hoàng Hải Anh thuộc Công ty luật Tín Nghĩa nhằm làm rõ trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ khi làm việc và khi tai nạn xảy ra.
NLĐ làm việc trong điều kiện nguy hiểm, có yếu tố độc hại có chế độ bồi dưỡng gì không thưa luật sư?
Luật sư Hoàng Hải Anh: NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được NSDLĐ bồi dưỡng bằng hiện vật. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây: Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm và được thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn lao động, trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, dây an toàn xây dựng hay mũ nhựa bảo hộ tiêu chuẩn.
5
Tập đoàn PVC thực hiện công tác an toàn lao động

Thưa luật sư trong quá trình lao động, NLĐ bị tai nạn thì NSDLĐ có trách nhiệm gì khi tai nạn xảy ra?
Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. Bồi thường cho NLĐ bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp cho NLĐ bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng. Giới thiệu để NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.
Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho NLĐ nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị tai nạn lao động thưa luật sư?
Trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này. Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của NLĐ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều này.
Trang bị hỗ trợ: giày bảo hộ lao động nhập khẩu cao cấp.

Hội nhập kinh tế quốc tế với hình ảnh người công nhân gò lưng đạp máy may ... thì làm sao mà khá nổi?

Bữa ghé thăm công ty của anh bạn chuyên gia công may mặc cho nước ngoài, thấy băng rôn giăng rợp trời "Thi đua tăng năng suất, chất lượng sản phẩm...", tôi hỏi: "Thi đua vậy mà có tăng năng suất lao động được không?". Anh bạn gật đầu: "Có chứ. Chẳng hạn hồi trước công nhân may 45 phút 1 cái áo, bây giờ kéo xuống 40 phút". Tôi lại hỏi: "Nguyên nhân của việc kéo giảm thời gian, tăng năng suất lao động là do đâu?".
1
Trang bị đầy đủ quần áo phòng sạch, người lao động chen chúc làm việc trong một xưởng chế biến thủy sản.
Suy nghĩ một chút, anh bạn xòe tay ra: "Công nhân đi làm sớm hơn; sắp xếp, chuẩn bị nguyên phụ liệu một cách khoa học hơn, tập trung làm việc, không nói chuyện phiếm, không đi vệ sinh hay uống nước, ăn vặt...". Tôi lại hỏi cắc cớ: "Vậy chớ theo anh thì 50 năm nữa năng suất lao động của công nhân mình có đuổi kịp Singapore hay Thái Lan không? Là tôi nghe mấy ông dự hội thảo nói vậy". Anh bạn tôi nhăn mặt: "Hoang đường! Bộ người ta đứng yên một chỗ chờ mình đuổi bắt hay sao?".
2
Gia công xếp vị trí thấp nhất trong mô hình “nụ cười Stan Shi”. Dệt may, da giày và nhiều ngành nghề khác của Việt Nam đang nằm ở vị trí này
Theo anh bạn tôi, năng suất lao động phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng nhất là công nghệ và tay nghề của người lao động. "Cách quản lý cũng quan trọng nhưng cái này nó gắn liền với công nghệ, công nghệ cao tự khắc trình độ quản lý cũng cao. Chứ còn...". Thấy anh bạn bỏ lửng câu nói, tôi hỏi dồn: "Chứ còn sao?". "Thì anh nhìn đi rồi tự khắc có câu trả lời chứ hỏi khó nhau làm gì?"- anh bạn tôi cười khì khì.
Cuối cùng thì tôi cũng có đáp án cho cái câu bỏ lửng của anh bạn. Không có tiền để đầu tư, mua sắm thiết bị mới, hiện đại. "Sao không vay ngân hàng?". Nghe tôi hỏi, mặt anh bạn tôi sa sầm: "Sức mình tới đâu chơi tới đó, có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Đi vay thì làm chúng ăn hết".
Quan điểm của anh bạn tôi có hơi tiêu cực nhưng mà đúng thực tế. Anh kể có mấy người bạn ham làm ăn lớn, vay mượn lung tung, giờ chết ngắc!
Có thể nói dệt may, da giày và thủy sản chiếm vị trí trong top đầu các ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất hằng năm của Việt Nam. Nó giải quyết việc làm cho nhiều triệu lao động cả nước. Tuy nhiên, giá trị gia tăng mà nó đem lại rất thấp, chủ yếu là "lấy công làm lời".
3
Các kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây đối với ngành dệt may, da giày bảo hộ cho thấy dù đã gia nhập chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nhưng hơn 1/4 thế kỷ qua, dệt may Việt Nam vẫn ở vị trí thấp nhất trong “miếng bánh” ấy: chưa đến 1%, chủ yếu là tiền công gia công sản phẩm. Còn các khâu mang lại giá trị cao như ý tưởng, thương hiệu, thiết kế, nguyên phụ liệu, phân phối, marketing... thì nước ngoài hưởng hết! Nói ngắn gọn là ta nai lưng làm cho nước ngoài nó hưởng!
Biết vậy nhưng chắc chắn trong tình hình hiện nay sẽ không có ai dám mạnh dạn "thay đổi cơ cấu" ngành nghề sản xuất, dẹp bỏ dệt may, da giày hay chế biến thủy sản vì nó vốn là “thế mạnh của kẻ yếu”. Anh bạn tôi nói người ta đưa mẫu, đưa nguyên phụ liệu, thậm chí đến cái nút áo cũng mang từ nước ngoài vào, còn ta chỉ gò lưng đạp máy may, sang hơn thì có gắn cái moteur. Sản phẩm làm xong, người ta mang đi chào bán với giá cao ngất ngưỡng, còn công nhân mình thì được trả mấy đồng lương bèo.
Đó là ngành may mặc. Còn da giày thì thê thảm hơn. Có dịp đi vào những nhà máy gia công các nhãn hiệu giày lừng danh như Nike, Adidas, Reebok... các bạn sẽ thấy hình ảnh những công nhân tay cầm cọ quệt quệt, dán dán đế giày. Mùi keo xộc lên nồng nặc nhưng chẳng có mấy công nhân đeo khẩu trang. “Đôi giày mang đi bán giá trăm “đô” nhưng mình chỉ được có 1 “đô”. Đừng thấy giá trị xuất khẩu chục tỉ USD mà ham. Vô túi nước ngoài hết”- một anh bạn tôi làm trong ngành da giày nói.
Lại nhớ hôm trước nhân vụ Hội đồng Tiền lương quốc gia bàn vụ tăng lương tối thiểu vùng, tôi hỏi anh bạn đang làm quản lý một nhà máy chuyên sản xuất giày của nước ngoài đặt tại TP HCM rằng anh có ủng hộ việc tăng lương 16,8% như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam hay không thì anh phân vân: "Đúng là lương công nhân hiện nay thấp quá nhưng với doanh nghiệp đông công nhân như công ty mình thì tăng 50.000 đồng cũng là một con số lớn, doanh nghiệp chịu không thấu".
Tôi nói: "Chịu không thấu thì đóng cửa nhà máy đi, chuyển qua nước khác, Philippines chẳng hạn". Nghe vậy anh bạn bật cười khà khà: "Hỏng được đâu. Cái này nói nhỏ ông nghe chứ đừng đi nói lung tung. Dù sao thì ngoài việc tiền công rẻ, ở Việt Nam mình còn nhiều thứ khác mà doanh nghiệp có thể lách luật để giảm chi phí, chẳng hạn như vấn đề môi trường, vấn đề an toàn- vệ sinh lao động, chưa kể chuyện nhạy cảm như chuyển giá...".
4
Vậy là biết rồi nghen. Tăng năng suất lao động với những chiếc máy may sản xuất ở thập niên 1960, 1970 của thế kỷ trước thì chỉ là hồi trước may 45 phút được 1 cái áo, bây giờ kéo xuống 40 phút nhờ công nhân đi làm sớm hơn; sắp xếp, chuẩn bị nguyên phụ liệu một cách khoa học hơn, tập trung làm việc, không nói chuyện phiếm, không đi vệ sinh hay uống nước, ăn vặt!
Tóm lại, chừng nào dệt may, da giày hay những ngành nghề thâm dụng lao động khác còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế; chừng nào các doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam còn sử dụng những chiếc máy sản xuất cách đây 40-50 năm thì vẫn còn hình ảnh người công nhân Việt Nam gò lưng bên những chiếc máy may hoặc cầm cọ quệt quệt, dán dán. Và như vậy thì chuyện tăng năng suất để tăng tiền lương cho người lao động chỉ có trong mơ.
Xin kết thúc câu chuyện phiếm này bằng việc nhắc đến mô hình “nụ cười Stan Shi”. Đó là đường cong có dạng như một nụ cười, được vẽ ra bởi ông Stan Shi, người sáng lập hãng máy tính Acer. Hãng máy tính nổi tiếng này đã tham gia chuỗi sản xuất máy tính trên thế giới từ vị trí thấp nhất là gia công lắp ráp, nhưng họ đã nỗ lực không ngừng để ngày nay chiếm lĩnh những vị trí có giá trị gia tăng cao nhất.
Sản phẩm hỗ trợ: mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn.

Luật An toàn vệ sinh lao động mới: mở rộng chính sách đối với người lao động

Vấn đề tai nạn lao động, trợ cấp cho người tai nạn lao động; kiểm soát bệnh nghề nghiệp; thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp khám chữa bệnh cho người lao động; trách nhiệm của bộ, ngành, chính quyền các cấp … là những nội dung được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật an toàn vệ sinh lao động tại hội trường Quốc hội sáng 25/5.
2
Dự thảo Luật sau khi rà soát, chỉnh lý có 7 chương, 94 điều, bao gồm các chính sách mới như: Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động; bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Lao động trong các môi trường khắc nghiệt chuyên ngành phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị an toàn. Ví dụ: với ngành xây dựng cần quần áo bảo hộ, dây an toàn đạt quy chuẩn. Ngành khai thác than khoáng sản cần hỗ trợ mũ bảo hộ có đèn phía trên...
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: bổ sung 02 chính sách mới về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về bệnh nghề nghiệp cho người mắc bệnh nghề nghiệp sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công việc khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị tai nạn lao động; bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động khi nhận công việc về nhà làm; 
Đổi mới công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hoạt động kiểm định ATLĐ; hoạt động thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động;
Góp ý về dự án Luật trình lần này, các đại biểu Quốc hội tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động và đề nghị quy định một số chính sách cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động đối với khu vực này, đề nghị làm rõ vai trò hỗ trợ của nhà nước, nguồn lực thực thi chính sách; quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động. 
Sản phẩm hỗ trợ: giày da bảo hộ lao động cao cấp.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Trả lời báo chí: Luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ điều chỉnh cả lao động phi chính thức

Pháp luật an toàn vệ sinh lao động mới hướng tới 33% lao động trong diện có quan hệ lao động. Còn khoảng trống lớn chưa được điều chỉnh là nhóm lao động không có quan hệ lao động. Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ giải quyết vấn đề này”.

3
Người lao động tự do cũng phải được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, găng tay... và các vật dụng thiết bị khác
Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - trao đổi về Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ được Bộ LĐ-TB&XH trình Quốc hội dịp tới đây, với nội dung mới là việc mở rộng diện bao phủ.
Thưa ông, điểm mới của Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động hướng tới việc công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho nhóm đối tượng không thuộc quan hệ lao động, cụ thể vấn đề này ra sao?
Hiện nay, Bộ Luật Lao động và pháp luật liên quan tới an toàn vệ sinh lao động chỉ hướng tới khoảng 33% lao động (15 triệu người) làm việc trong khu vực có quan hệ lao động. Người lao động khi không may bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động đã có quy trình xử lý, nếu mức suy giảm sức lao động dưới 5% thì được chi trả 1 lần, từ 21% trở lên thì được chi trả thường xuyên. Nhà nước có quỹ tài chính riêng để thực hiện việc này.
Trong khi đó, một khoảng trống lớn vẫn chưa được điều chỉnh, gồm khoảng 37 triệu lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động. Đó là những lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức. Chính bởi thực trạng này, số liệu thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của Việt Nam mới chỉ phán ánh 1 phần nhỏ tình hình tai nạn lao động hiện nay.
Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động được Chính phủ trình Quốc hội tới đây có điểm cốt yếu nhất là mở rộng phạm vi điều chỉnh tới cả lực lượng lao động gồm lao động trong khu vực nông nghiệp, làng nghề, phi chính thức…Nhà nước sẽ khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí người lao động không thuộc khu vực có quan hệ lao động được tham gia vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp để được bù đắp khi không may bị tai nạn lao động.
1
Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Lao động phi chính thức đang gia tăng tại các đô thị gia tăng, vấn đề an toàn lao động cho lao động phi chính thức ít được chủ lao động quan tâm. Vậy vấn đề này sẽ được quan tâm ra sao, trong dự thảo luật mới?
Xu hướng của Chính phủ Việt Nam là chuyển dịch lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động. Người lao động sẽ được hưởng quyền và lợi ích: Làm việc công bằng có lương thưởng phụ cấp, có BHYT, BHXH, được đảm bảo tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp …
Chính vì vậy, dự thảo luật an toàn, vệ sinh lao động này sẽ song hành với Luật Bảo hiểm xã hội. Dự thảo luật mới này sẽ quy định cả những người lao động trong khu vực phi chính thức, lao động làm việc theo mùa vụ có hợp đồng từ 1 tới dưới 3 tháng đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nghĩa là đều phải tham gia quan hệ lao động và tuân theo pháp luật bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp…
Để thực hiện, tôi cho rằng dự luật phải quy định chế tài xử phạt nghiêm minh và hình thức bắt buộc chủ lao động, khi thuê lao động từ 1 tháng tới dưới 3 tháng đều phải bắt buộc tham gia BHYT, BHXH và bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát, kiểm tra.
Thưa ông, việc khuyến khích người lao động không thuộc khu vực có quan hệ lao động tham gia vào mô hình Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp liệu có khả thi khi họ đã tham gia vào chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc?
Chúng ta đang áp dụng chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân, hiện có tới 71 % dân số đã tham gia. Người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động khi ốm đau, tai nạn và bệnh nghề nghiệp có thể dùng thẻ BHYT để hỗ trợ rủi ro. Chính vì vậy, họ có thể không quan tâm tới mô hình quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Tuy nhiên, mô hình này có tính nhân văn và đòi hỏi một lộ trình cụ thể. Theo đó, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền để lao động hiểu được quyền lợi khi tham gia. Họ không chỉ là được chăm sóc khi ốm đau, tai nạn lao động, trường hợp không may bị tai nạn trên 21 % thì có thể được hưởng trợ cấp suốt đời, được mai táng phí…
Xin cảm ơn ông!
Sản phẩm hỗ trợ: mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn hay giày bảo hộ cao cấp.

An Giang: Công tác kiểm tra, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, công trình thi công cầu, đường và các làng nghề

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-LĐTBXH ngày 10/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông và Công văn số 857/UBND-VX ngày 10/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các làng nghề. Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Sở Y tế (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh) thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-SLĐTBXH ngày 30/7/2015 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra, thanh tra tại 19 công trình, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh từngày10/8 đến ngày 24/8/2015.
3
Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy:
Các công trình xây dựng, công trình thi công cầu, đường mới chỉ đảm bảo cơ bản một số nội dung như: cơ bản có thực hiện các biện pháp AT-VSLĐ ở từng hạng mục công trình; người sử dụng lao động có tham gia tập huấn công tác AT-VSLĐ; người lao động được hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc ở công trình; công nhân vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được đào tạo và cấp chứng nhận theo quy định.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở, làng nghề còn hạn chế như: các cơ sở, làng nghề không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ, dây an toàn hay mũ nhựa bảo hộ cho người lao động chỉ mang tính hình thức không ràng buộc người lao động sử dụng v.v…
Với những thiếu sót trên, đoàn kiểm tra, thanh tra đã chỉ ra một số hạn chế trong việc tuân thủ các quy định về AT - VSLĐ tại các công trình xây dựng, kiến nghị nhà thầu trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức AT-VSLĐ cho người lao động trước khi giao việc ở công trường; áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng, tránh tai nạn lao động; trang bị đầy đủ hệ thống che chắn, sàn thao tác an toàn, lan can bảo vệ, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm tại các khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; phân công bố trí lao động làm việc phù hợp với từng loại công việc; tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây nguy hại tại nơi làm việc (công trường).
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở, làng nghề đoàn kiểm tra, thanh tra cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong việc chấp hành các quy định về chăm sóc sức khỏe người lao động, công tác an toàn lao động, đồng thời kiến nghị các cơ sở, làng nghề quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; tập huấn, huấn luyện kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng, tránh tai nạn lao động; trang bị đầy đủ hệ thống che chắn, bảo vệ tại các khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn; thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị có sử dụng điện; xây dựng và treo các bảng chỉ dẫn, tín hiệu, biển báo nguy hiểm tại nơi làm việc; kiểm định và khai báo trước khi đưa vào sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phân công, bố trí lao động làm việc phù hợp với từng loại công việc; thường xuyên quan tâm kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Sản phẩm hỗ trợ: giày bảo hộ lao động cao cấp.
Tại mỗi đơn vị, đoàn kiểm tra, thanh tra đều lập biên bản kiểm tra, kiến nghị công trình, cơ sở, đơn vị, làng nghề chấn chỉnh ngay những tồn tại thiếu sót nêu trên.

Vì sao lò gạch Hoffman trên địa bàn bị đóng cửa ? - Cần hiểu đúng vấn đề

Kiên quyết xử lý sai phạm
Sai phạm của các lò gạch Hoffman đã rõ ràng, tỉnh đã xử lý đúng pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn có thông tin đăng trên một số báo phản ánh không đúng sự thật vấn đề.
1
Bảo đảm ổn định thị trường, lao động
Xâu chuỗi lại sự việc, điều dễ nhận thấy là chủ trương chấm dứt lò gạch Hoffman của tỉnh có đầy đủ cơ sở pháp lý, chấp hành nghiêm túc Quyết định số 567 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, Quyết định của Bộ Xây dựng về việc thực hiện lộ trình trong việc chấm dứt hoạt động các lò gạch, ngói thủ công, các lò Hoffman gây ô nhiễm trên địa bàn...
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, lộ trình chấm dứt các công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được thực hiện xuyên suốt, nhất quán từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố. “Bình Dương là tỉnh phát triển đô thị nhanh nên lộ trình không cho sản xuất gạch Hoffman đã có từ lâu và có kế hoạch rõ ràng. Trong quá trình thực hiện đô thị hóa, chế độ và chính sách đối với lộ trình này hiện nay không còn nữa. Hơn nữa, tất cả các lò gạch Hoffman đều vi phạm pháp luật nên những đòi hỏi về ưu đãi, về hỗ trợ từ nhà nước là không đúng với quy định”, ông Liêm khẳng định.
Về vấn đề lao động, ông Nguyễn Phùng Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sở đã kết hợp với địa phương có các lò gạch mời các chủ cơ sở, doanh nghiệp, lao động đến trao đổi liên quan việc chuyển đổi ngành nghề cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Theo đó, nếu doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ được xem xét, hỗ trợ giải quyết theo chính sách. Về việc làm, hiện nhu cầu lao động khu vực nông thôn của tỉnh còn rất lớn, tỉnh có thể chuyển đổi 4.600 lao động đang làm việc từ các lò gạch để giúp giải quyết việc làm. Sở đã phối hợp với các địa phương để chuyển đổi ngành nghề cho người lao động thông qua việc dạy nghề cho lao động nông thôn, tổ chức các phiên giao dịch việc làm…
2
Công nhân lò gạch lao động mà không hề có mũ, găng tay hay quần áo bảo hộ lao động làm việc.
Ông Trung cũng cho biết, đặc thù của các cơ sở lò gạch là làm theo tính chất gia đình, chủ cơ sở thuê mướn một số gia đình vào làm việc; khi kiểm tra, cha mẹ và chủ cơ sở đều nói không cho trẻ em tham gia, nhưng thực tế có trẻ em tham gia lao động tại lò gạch, ngành chức năng đã nhiều lần nhắc nhở. Với môi trường lao động độc hại, quả thật không thể để trẻ em và người lao động làm việc trong môi trường như vậy.
Đối với vấn đề thị trường gạch xây dựng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm nói hiện năng lực sản xuất gạch Tuynel tại tỉnh đủ cung ứng cho thị trường, vừa cung cấp đủ cho tỉnh và 70% nhu cầu cho cả TP.HCM. “Nói chung, việc dừng hoạt động các lò Hoffman trên địa bàn không có gì khó khăn đối với việc cung ứng nguyên liệu cho ngành xây dựng. Lộ trình thực hiện theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ là chuyển từ gạch nung sang gạch không nung, bước đầu các doanh nghiệp trong tỉnh đã sản xuất được, cộng với sản lượng gạch lớn được sản xuất từ các lò Tuynel thì số lượng gạch đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường, nên việc thiếu và sốt giá gạch sau khi ngưng hoạt động các lò Hoffman rất khó xảy ra”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm khẳng định.
Cần nhìn nhận đúng sự thật vấn đề
Có thể nói, việc xử lý đóng cửa các lò gạch Hoffman xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh thể hiện rõ quyết tâm của UBND tỉnh. Trong thực hiện, tỉnh đã xử lý có lý, có tình. Điều này có thể thấy qua cách xử lý “dù sai phạm nhưng tỉnh gia hạn đến 4 năm nhằm tạo thuận lợi để cơ sở gạch Hoffman sản xuất hết nguyên liệu và thu hồi vốn”. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, tỉnh luôn tạo thuận lợi và công bằng cho các thành phần kinh tế đầu tư; tuy nhiên các thành phần kinh tế cần chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ở đây, các cơ sở sản xuất gạch Hoffman, cố tình vi phạm các quy định Trung ương và của tỉnh…
Nhìn lại từ năm 2005, tỉnh đã triển khai di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khu đô thị. Đến nay, kiên quyết đóng cửa toàn bộ lò gạch công nghệ lạc hậu, từng bước chuyển đổi đưa vật liệu xây dựng công nghệ không nung chiếm 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ. Lộ trình cụ thể như vậy là hợp lý, vậy nhưng vẫn có thông tin không đúng sự thật về hướng xử lý của tỉnh và trái với bản chất của vấn đề. Dưới góc độ pháp luật, không thể viện dẫn không có cơ sở để biện minh, tiếp tay cho sai phạm của các lò gạch Hoffman mà đưa ra những thông tin sai lệch, suy luận võ đoán để phủ nhận sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương trên bước đường chung sức xây dựng tỉnh nhà phát triển bền vững. Ngoài ra cần trang bị thêm cho công nhân làm việc những trang thiết bị như giày bảo hộ chống đâm xuyên hay mũ nhựa bảo hộ an toàn.