Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-LĐTBXH ngày 10/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông và Công văn số 857/UBND-VX ngày 10/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các làng nghề. Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Sở Y tế (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh) thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-SLĐTBXH ngày 30/7/2015 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra, thanh tra tại 19 công trình, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh từngày10/8 đến ngày 24/8/2015.
Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy:
Các công trình xây dựng, công trình thi công cầu, đường mới chỉ đảm bảo cơ bản một số nội dung như: cơ bản có thực hiện các biện pháp AT-VSLĐ ở từng hạng mục công trình; người sử dụng lao động có tham gia tập huấn công tác AT-VSLĐ; người lao động được hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc ở công trình; công nhân vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được đào tạo và cấp chứng nhận theo quy định.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở, làng nghề còn hạn chế như: các cơ sở, làng nghề không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ, dây an toàn hay mũ nhựa bảo hộ cho người lao động chỉ mang tính hình thức không ràng buộc người lao động sử dụng v.v…
Với những thiếu sót trên, đoàn kiểm tra, thanh tra đã chỉ ra một số hạn chế trong việc tuân thủ các quy định về AT - VSLĐ tại các công trình xây dựng, kiến nghị nhà thầu trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức AT-VSLĐ cho người lao động trước khi giao việc ở công trường; áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng, tránh tai nạn lao động; trang bị đầy đủ hệ thống che chắn, sàn thao tác an toàn, lan can bảo vệ, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm tại các khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; phân công bố trí lao động làm việc phù hợp với từng loại công việc; tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây nguy hại tại nơi làm việc (công trường).
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở, làng nghề đoàn kiểm tra, thanh tra cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong việc chấp hành các quy định về chăm sóc sức khỏe người lao động, công tác an toàn lao động, đồng thời kiến nghị các cơ sở, làng nghề quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; tập huấn, huấn luyện kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng, tránh tai nạn lao động; trang bị đầy đủ hệ thống che chắn, bảo vệ tại các khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn; thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị có sử dụng điện; xây dựng và treo các bảng chỉ dẫn, tín hiệu, biển báo nguy hiểm tại nơi làm việc; kiểm định và khai báo trước khi đưa vào sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phân công, bố trí lao động làm việc phù hợp với từng loại công việc; thường xuyên quan tâm kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Sản phẩm hỗ trợ: giày bảo hộ lao động cao cấp.
Tại mỗi đơn vị, đoàn kiểm tra, thanh tra đều lập biên bản kiểm tra, kiến nghị công trình, cơ sở, đơn vị, làng nghề chấn chỉnh ngay những tồn tại thiếu sót nêu trên.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét