Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn giay bao ho lao dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giay bao ho lao dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Nhọc nhằn mưu sinh của những mảnh đời lam lũ tại Hà Nam

Mỗi người một quê, một cảnh ngộ khác nhau, nhưng họ đều là những người lao động tự do, lam lũ, bươn chải ở thành phố Phủ Lý, Hà Nam để lo miếng cơm, manh áo cho gia đình. Mải miết với cuộc sống mưu sinh, họ mặc sức làm đủ mọi việc mà chẳng hề để ý đến những mối nguy hiểm rình rập, quên cả những quyền lợi lao động chính đáng của mình.

Vất vả nơi đô thị
Từ khi thành phố Phủ Lý mở rộng địa giới hành chính, thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, lượng người lao động tự do từ các vùng quê dồn về mưu sinh ngày một nhiều. Họ đều có hoàn cảnh khó khăn và là những nông dân nghèo.Trong mọi ngõ ngách, trên các tuyến phố, ở các cửa hàng, Shop thời trang, hay các khu xây dựng công trình của thành phố, đều có rất nhiều người bán hàng rong, đánh giầy, chạy xe ôm, phụ hồ, thu mua phế liệu... đang ngày đêm vất vả mưu sinh. Không trang bị quần áo bảo hộ cùng nhiều trang bị thiết yếu cho công việc như giày bảo hộ tiêu chuẩn.
1
Chị Phạm Thị Lan quê Bối Cầu, Bình Lục lên thành phố thuê nhà, đi bán hàng rong đã được vài năm nay, thi thoảng chị mới về nhà một lần. Trên chiếc xe đạp cà tàng, một bên chị buộc chiếc sọt chở dứa rồi đi khắp các con đường, ngõ hẻm của thành phố để mời chào khách mua, mong kiếm được từng đồng bạc lẻ. Chị Lan cho biết: nhà có 2 sào ruộng, một năm chỉ cấy được hai vụ lúa, chăn nuôi thêm vài con gà, con vịt nên chẳng đủ ăn. Con cái thì ngày một lớn, học hành tốn kém, thi thoảng lại có công nọ việc kia, chẳng biết lấy tiền ở đâu mà tiêu. Chồng chị đi phụ hồ gần nhà. Mùa nào thức nấy, có dịp chị bán dứa, có dạo lại bán ổi, xoài... Một tháng trừ mọi chi phí, chị cũng tích cóp gần 2 triệu đồng lo cho gia đình.
Ở thành phố Phủ Lý, nếu có việc cần thì cũng không khó tìm thuê những người lao động hàng ngày ngồi chờ việc tại các điểm “chợ người” tự phát trên đường Trần Phú, khu vực gần cầu Phù Vân, khu nhà thờ đường Biên Hòa, chợ Phủ Lý... Họ ngồi chờ việc thành từng tốp hai, ba người, có nhóm hơn mười người. Họ không từ chối làm bất cứ công việc gì bằng sức lao động, từ dọn dẹp phế thải, dọn đồ chuyển nhà đến xúc đất, bốc vác, vận chuyển vật liệu xây dựng... miễn là có việc và có chút tiền mang về cho gia đình.
Chúng tôi đến điểm “chợ lao động” ở ngã tư đường Mạc Đĩnh Chi giao với đường Trần Phú. Một tốp gần mười người, có cả nam và nữ, đều ở độ tuổi trên dưới 50 tuổi, đang ngồi uống nước chè, nói chuyện rôm rả ngay ven đường, bên cạnh là chiếc xe bò cải tiến. Thấy chúng tôi đến, một chị hỏi: “Chú em cần người làm việc gì đấy? Chúng tôi bảo: “bọn em có việc đi ngang qua đây thôi”. “Thế thì ngồi làm chén nước chè đã, khi nào có việc cần thì gọi”- một anh trong nhóm đon đả mời.
Ngồi nói chuyện một lúc, một chị tỏ vẻ cảnh giác: “Em hỏi chuyện cứ như là phóng viên ấy. Đừng có ghi âm, chụp ảnh, viết bài nhé. Cái nghề mạt hạng ấy mà, hay ho gì đâu”. Chị Ngát thì chẳng giấu giếm gì, cứ bộc bạch: “Gần 15 năm nay rồi, nhóm chị có hơn 10 người, ngày nào cũng ngồi ở đây chờ việc, chẳng biết làm nghề gì ngoài công việc này. Ngày nào nhiều việc thì được 200 - 250 nghìn đồng, ngày ít thì được ba, bốn chục nghìn, cũng có khi chẳng được đồng nào. Công việc thì tự phân chia nhau thôi. Dạo này, việc ít hơn so với cuối năm ngoái”.
2Đến khu vực chợ Phủ Lý, hỏi bất cứ ai buôn bán cũng đều biết hai “cửu vạn” già, có thâm niên hơn ba mươi năm bốc vác, vận chuyển hàng hóa bằng xích lô, xe bò cải tiến. Đó là ông Lê Văn Móm ở Ngô Gia Khảm, phường Châu Sơn và ông Phúc, có biệt danh Phúc Đại Cầu, ở xã Tiên Tân. Hai ông đã trên dưới bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh trong việc vận chuyển hàng hóa thuê. Ai có nhu cầu thuê, hai ông đều rất nhiệt tình và bao gờ cũng làm cùng nhau, trừ khi việc ít thì nhường nhịn, để một người làm. “Mỗi chuyến xe chở hàng được trả công 10 - 15 nghìn đồng, cũng có khi nhiều hơn, tùy theo đoạn đường dài hay ngắn, khối lượng hàng hóa. Nếu có việc đều đều thì mỗi ngày cũng kiếm được 200 nghìn đồng” - Ông Lê Văn Móm chia sẻ.
Đối mặt nguy hiểm, chịu thiệt thòi
Chưa có mộ số liệu nào thống kê cụ thể, nhưng qua tìm hiểu thực tế, không chỉ riêng ở thành phố Phủ Lý, mà trên địa bàn toàn tỉnh, hầu hết lao động tự do đang làm việc mang tính nhỏ lẻ, thời vụ .Có lẽ do nhận thức hạn chế và vì miếng cơm manh áo nên họ vẫn chấp nhận làm việc vất vả, nặng nhọc trong môi trường lao động không đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn…Người sử dụng lao động cũng chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, chứ chưa thực sự quan tâm vấn đề an toàn cho người lao động.
3Lao động tự do trên những công trình xây dựng mà không có trang thiết bị như mũ bảo hộ hay dây an toàn lao động.
Có mặt tại một số công trình nhà cao tầng đang thi công, tận mắt chứng kiến những người phụ nữ oằn mình xúc cát, xi măng trộn vữa; những người thợ xây thì mải miết làm việc trên giàn giáo chênh vênh, không có bảo hộ lao động, không lưới an toàn xung quanh, chúng tôi mới phần nào thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của những lao động tự do. Nhiều công trình xây dựng nhà ở tư nhân thì chỉ sử dụng tre, gỗ tạp dựng thành giàn giáo rồi lót thêm vài tấm ván làm chỗ đi lại, luôn tiềm ấn mối nguy hiểm, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.

“Công việc của thợ xây rất nguy hiểm, nặng nhọc, nhiều khi phải làm việc ở độ cao vài chục mét, hoặc thi công ngay sát đường dây điện cao thế, rất nguy hiểm. Nhiều năm làm thợ xây, từng làm thuê cho nhiều chủ thầu, xây nhiều công trình, nhưng tôi chưa hề được trang bị bảo hộ lao động, cũng không bao giờ ký hợp đồng lao động” – Anh Nguyễn Văn Khởi, quê xã Bắc Lý, Lý Nhân, cho biết.

Anh Trần Văn H. một chủ thầu xây dựng công trình tư nhân ở phường Liêm Chính cũng thừa nhận: đa số thợ xây, thợ phụ hồ làm việc cho anh tại các công trình đều làm việc theo thời vụ, chỉ “thỏa thuận miệng” với nhau, chứ không có văn bản giấy tờ gì. Họ chỉ quan tâm đến đồng lương cao hay thấp.
4
Một thực tế đáng buồn nữa là ởmột số công ty, cơ sở sản xuất tư nhân, người lao động thời vụ được chủ sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động thì quyền lợi cũng được bảo đảm, rất thiệt thòi. Chị N.T.T. quê huyện Duy Tiên, là nhân viên trực tổng đài của một hãng taxi trên địa bàn thành phố Phủ Lý cho hay: “Công ty có ký hợp đồng lao động, nhưng người lao động phải tự đóng 100% BHXH, BHYT. Chỉ là công việc tạm thời, vả lại, lương tháng được hơn 2 triệu nên tôi không tham gia đóng BHXH, BHYT”.
Đa số người lao động tự do trên địa bàn thành phố Phủ Lý nói riêng, toàn tỉnh Hà Nam nói chung, đang phải làm việc trong môi trường độc hại, không được ký kết hợp đồng lao động, không có bảo hiểm y tế và cũngkhông có bảo hộ lao động. Họ đang ngày đêm bán sức khỏe lao động để mưu sinh, luôn phải đối mặt với tiềm ẩn nguy cơtai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chịu rất nhiều thiệt thòi về tiền công ít không xứng đáng với công sức bỏ ra.
Người lao động tự do nơi đây đang rất cần những biện pháp bảo vệ, được tạo điều kiện tham gia các loại hình bảo hiểm. Họ cần có tổ chức đứng ra đại diện cho lực lượng lao động tự do, để thoả thuận với chủ khi thương lượng về thời gian, giá cả, điều kiện việc làm. Họ cũng mong muốnđược trang bị kỹ năng, hiểu biết chính sách pháp luật lao động, được tập huấn các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn lao động.

Quảng Ninh: An toàn lao động ở Xí Nghiệp than Khe Tam

Tập đoàn Than - Khoáng Sản Việt Nam đang là một trong những tập đoàn có kinh nghiệm truyền thống lâu năm nhất của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, dù kinh tế có biến động khó khăn đến đâu thì mỗi người trong tập đoàn đều cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Và dưới đây là một trong những điểm hoạt động rất tốt phong trao trên.
Ngay những ngày đầu năm, Khe Tam vẫn chủ động về các mặt trong sản xuất; đạt được tỷ lệ cao nhất tính theo cùng kỳ của toàn công ty về sản lượng và chất lượng. Đồng thời đảm bảo tốt vấn đề an toàn lao động cho công nhân lao động...

5

Người thợ Khe Tam không chỉ được học tập thuần thục tay nghề, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm của người chủ tài nguyên. Điều khá đặc biệt và thành công của Khe Tam là quan tâm một cách đầy trách nhiệm về cuộc sống của người lao động. Từ nơi ăn, chốn ở đến thuốc chữa bệnh, nhà tắm, nhà giặt, nơi vui chơi giải trí, sách, báo, phát thanh, truyền hình... làm cho người lao động gắn bó một cách thân thiết với tập thể. Coi tập thể như gia đình thứ hai của họ. Sống vì mọi người được thể hiện rất rõ nét ở Khe Tam. Được trang bị đầy đủ trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động thợ mỏ, dây an toàn, mũ bảo hộ chuyên ngành đầy đủ.

Không riêng gì thợ lò, cấp dưỡng, y tế mà cả nhân viên văn thư, dịch vụ... ở Khe Tam, ai cũng ý thức đầy đủ vấn đề an toàn. An toàn là hạnh phúc không chỉ riêng ai. Nó thấm sâu trong huyết quản của từng người. Kỹ sư Bùi Đình Trung, Giám đốc Khe Tam, những năm đầu thường tâm sự với chúng tôi rằng: Đối với an toàn lao động thì Khe Tam không một ai đứng ngoài và không trừ một ai. Bởi an toàn ở mỏ mà mỏ hầm lò thì thật khó lường, từ quy trình quy phạm đến trang bị bảo hộ đều được thực hiện một cách nghiêm chỉnh - ý thức thường trực trong mỗi con người. Ngoài ra cần trang bj thêm cho người lao động thiết bị cần thiết như giày bảo hộ chống đâm xuyên, găng tay và mặt nạ phòng độc để đảm bảo tốt nhất điều kiện làm việc.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

An toàn lao động ở Vinacomin: Vẫn còn nỗi lo ngành than

Báo cáo sơ kết công tác an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, về cơ bản, những sự cố cháy nổ khí, bục nước, đổ lò đã được khống chế, ngăn chặn. Tuy nhiên, một số vụ tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra, làm thiệt hại cả về người và vật chất, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đặc biệt là những tai nạn lao động mang tính lặp lại cần phải rút kinh nghiệm.

Tai nạn do thiếu kỷ luật ATLĐ

Năm 2013, công tác AT-VSLĐ toàn Tập đoàn có nhiều diễn biến phức tạp do đặc thù nghề nghiệp, thời tiết mưa bão, các nguy cơ mất an toàn gia tăng. Được sự quan tâm, đầu tư cho công tác ATLĐ (gần 500 tỉ đồng) nên đã hạn chế được các sự cố nghiêm trọng như cháy nổ khí, bục nước, sập lò... Tuy nhiên, toàn Tập đoàn đã để xảy ra 16 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, trong đó 12 vụ xảy ra trong hầm lò và 4 vụ xảy ra trên mặt bằng. Như vụ tai nạn tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu diễn ra vào khoảng 20 giờ 10 phút ngày 4-5 tại bãi thải +50 đông nam, khai trường mỏ Cọc Sáu. Nguyên nhân do công nhân bất cẩn đứng đằng sau máy gạt trong lúc máy đang vận hành, đây là sự kiện lặp lại sau những vụ nổ lốp xe gây chết người cũng tại đơn vị này.

4 
Mặc dù đã có mũ bảo hộ nhưng người công nhân vẫn phải hứng mặt chịu những mảnh than vụn mà không có kính cũng như mặt nạ bảo hộ.

Hay vụ tai nạn do ngạt khí tại Xí nghiệp Than Cao Thắng, Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai.
Công ty Than Mạo Khê vẫn còn để xảy ra một số vụ TNLĐ nặng, trong đó có 1 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết 1 công nhân và 6 vụ sự cố trong sản xuất. Nguyên nhân chính là ý thức chủ quan làm bừa, làm ẩu, bớt xén quy trình, quy phạm của người lao động mà chủ yếu nằm ở đối tượng công nhân trẻ, có tay nghề thấp và sự lơ là trong chỉ đạo điều hành của một số cán bộ chỉ huy sản xuất tại hiện trường.
Trước đó, tại Công ty Cổ phần Than Mông Dương, vào 5 giờ 20 ngày 9-3, công nhân Nguyễn Hồng Chinh được giao nhiệm vụ vận tải đất đá tại tuyến trục mức (-97,5 ÷ - 250) H10 Cánh Đông thuộc Phân xưởng Vận tải Giếng 2, khi anh Chinh đi từ dưới chân trục mức -250 lên thì cũng bị xe goòng va vào người gây tai nạn tử vong. Điều đáng chú ý là những vụ do va goòng diễn ra quá nhiều vào những năm trước cũng tại đơn vị này, cũng như tại Khe Chàm, Dương Huy…

Qua phân tích nguyên nhân các vụ TNLĐ, nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra chủ yếu do sự chủ quan của người lao động, vi phạm nội quy lao động, quy trình kỹ thuật. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc đã triển khai thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ bằng nhiều giải pháp, tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ - phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế các vụ TNLĐ, sự cố thiết bị lớn. Nhưng do công tác quản lý còn chưa tốt, việc kiểm soát sản xuất của các đơn vị chưa chặt chẽ, biện pháp kỹ thuật an toàn, quy trình còn chưa thiết thực dẫn đến người lao động chưa nắm bắt được cụ thể nên đã xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Tất cả vì con người

Ðể ngăn chặn, đẩy lùi TNLÐ, đòi hỏi toàn ngành than cần hết sức chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn lao động bằng nhiều hình thức, biện pháp. Trong đó, yếu tố an toàn phải được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu và cũng là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá công tác thi đua, thành tích của các đơn vị. Các thiết bị như quần áo bảo hộ trong ngành, dây đai an toàn, giày bảo hộ cao cấp cần được trang bị.
Nhấn mạnh công tác AT-VSLĐ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải làm rõ các nguyên nhân dẫn đến TNLĐ để có biện pháp khắc phục, ngăn chặn nguy cơ xảy ra TNLĐ, Tổng giám đốc Vinacomin Lê Minh Chuẩn đã yêu cầu các đơn vị phải tăng cường, hoàn thiện nhiều biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ, điều tra kỹ các vụ tai nạn lao động để tìm rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm kịp thời. Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của đơn vị cũng là nội dung đáng lưu ý nhằm nâng hệ số an toàn, nhất là các đơn vị hầm lò.

Để thực hiện nhiệm vụ công tác AT-VSLĐ cho 6 tháng cuối năm, Vinacomin triển khai 11 biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn nguy cơ TNLĐ, khắc phục những hạn chế tồn tại, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Theo đó, Tập đoàn yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp đảm bảo ATLĐ đến từng người lao động đã được cụ thể hóa bằng các kết luận hội nghị an toàn của Tập đoàn và các chỉ thị về công tác an toàn của Tổng giám đốc Tập đoàn. Chủ động xây dựng chương trình tự chủ an toàn cho những tháng cuối năm phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình.

Các ban chuyên môn của Tập đoàn sẽ kiểm tra chặt chẽ kết quả thực hiện ở các đơn vị và thường xuyên báo cáo Tổng giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo việc lập các biện pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn để ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, những thiếu sót, tồn tại...

Một số công tác khác như huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát an toàn, cán bộ chỉ huy sản xuất... cũng cần được các đơn vị lưu ý triển khai thật tốt.

Hà Nội: Vấn đề về tuyên truyền về an toàn lao động

Mặc dù các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn Thủ đô và các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp thiết thực phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, song công tác ATVSLĐ trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và là một trong 10 địa phương có số vụ tai nạn lao động, cháy nổ cao nhất cả nước, đặc biệt TNLĐ chết người.
 
4

Đây là đánh giá của Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.Hà Nội tại hội thảo “Đánh giá thi hành pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 1995-2012 và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn”
Thời gian qua, cùng với các cơ quan Nhà nước và chính quyền đồng cấp, tổ chức công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động. Hàng năm, các cấp công đoàn đã tập trung tuyên truyền các chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động đến với người lao động; tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; in ấn hàng vạn ấn phẩm, tài liệu có nội dung về an toàn vệ sinh lao động để phát đến tay người lao động...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được sau 18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ, công tác ATVSLĐ trên địa bàn vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Tình hình tai nạn trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp và còn ở mức cao, Hà Nội vẫn là một trong 10 địa phương có số tai nạn lao động và cháy nổ cao nhất cả nước, đặc biệt là tai nạn lao động chết người. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2014 trên địa thành phố Hà Nội đã để xảy ra 142 vụ TNLĐ làm 156 người bị nạn, trong đó TNLĐ chết người là 31 vụ làm 35 người chết, 10 người bị thương nặng.

Nguyên nhân của các vụ TNLĐ cháy nổ được đánh giá, chủ yếu xuất phát từ sự vi phạm pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn, chưa trang bị đầy đủ các phương tiện như quần áo bảo hộ, dây an toàn hay giày bảo hộ cao cấp cho người lao động; chưa quan tâm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, tác phong công nghiệp của một bộ phận người lao động chưa cao, còn có hiện tượng làm bừa, làm ẩu, coi thường tính mạng bản thân, coi thường nguy hiểm, vi phạm các quy định, nội quy ATVSLĐ trong quá trình làm.

 Công tác thanh tra, xử lý các doanh nghiệp vi phạm về lĩnh vực ATVSLĐ của các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe nên tình trạng vi phạm về pháp luật BHLĐ còn diễn ra nhiều. Tổ chức Công đoàn một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác BHLĐ. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong công tác ATVSLĐ ở một số CĐCS còn mờ nhạt. Việc tổ chức hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và phong trào thi đua ở một số đơn vị còn hình thức và hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn và các cơ quan quản lý Nhà nước còn thiếu, một số cán bộ trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản dưới Luật chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và khó đi vào thực tế, các thủ tục hành chính về lĩnh vực BHLĐ còn rườm rà và thiếu thực tế như: Quy định về thời gian một lần huấn luyện định kỳ ATVSLĐ, doanh nghiệp rất khó thực hiện; điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật còn chưa hợp lý; Công tác đo kiểm tra môi trường lao động hàng năm dễ tạo cơ chế tiêu cực và thiếu khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; việc thực thi các quyết định xử phạt hành chính về lĩnh vực BHLĐ còn thiếu các cơ chế để thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn cho người lao động, theo đồng chí Đặng Minh Thuần, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội cần phải: Thường xuyên tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, CNVCLĐ về chính sách, pháp luật lao động, đặc biệt là các quy định mới về công tác ATVSLĐ. Động viên cán bộ, CNVCLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn liền với vấn đề ATVSLĐ - PCCN trong lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. Đồng thời kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ của các cấp công đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về công tác ATVSLĐ – PCCN.

 Bên cạnh đó, cần phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hình sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chế tài đủ mạnh và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm… Đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất với TP và Trung ương. Trong đó, nhấn mạnh đến việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao mức xử phạt đối với vi phạm; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá mức độ an toàn, chưa an toàn và có cơ chế ràng buộc, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành.

Cần thắt chặt quản lý An toàn lao động tại các công trường xây dựng ở Pác Nặm - Bắn Cạn

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn lao động là một trong những nội dung quan trọng và bắt buộc trong các hồ sơ dự thầu, tuy nhiên trên thực tế khi đã trúng thầu nhiều đơn vị thi công đã không thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dẫn tới tiềm ẩn nguy hiểm cho người lao động.

  Trong một lần phỏng vấn một chủ sử dụng lao động, khi nghe phát biểu của người chủ sử dụng lao động này cũng như những hình ảnh đang thi công của đơn vị, rất nhiều người sẽ cho rằng việc đảm bảo an toàn lao động tại các công trường trên địa bàn huyện Pác Nặm đang được thực hiện tốt. Tuy nhiên, tại công trường thi công một công trình khác, cũng nằm trên địa bàn huyện Pác Nặm, của chính đơn vị này mà phóng viên đột xuất ghi hình, thì lại thấy rằng tất cả lao động đang làm việc trong điều kiện không có một loại bảo hộ lao động nào. Điều này cho thấy việc chấp hành các vấn đề vệ sinh an toàn lao động là đối phó chứ chưa được thực hiện một cách liên tục và nghiêm túc.

1 
Một nhóm người lao động không được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cũng như mũ và giày bảo hộ lao động.
 
Đây cũng là thực trạng chung của rất nhiều công trình xây dựng đang thi công tại huyện Pác Nặm. Khi tham gia đấu thầu các đơn vị đều phải có bản thuyết minh biện pháp thi công, còn đối với các công trình chỉ thầu thì phải có trong hồ sơ đề xuất về các phương án đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Nhưng hầu hết khi trúng thầu rồi, các nhà thầu thi công lại rất ít khi quan tâm thực hiện vấn đề này, dẫn tới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động. Mặt khác, nhiều công trình sử dụng lao động địa phương theo thời vụ, thậm chí là tính theo công nhật nên các chủ sử dụng lao động ít khi trang cấp bảo hộ cho những lao động này cũng là điều dễ hiểu.

     Pác Nặm hiện có hàng trăm công trình lớn nhỏ đang được triển khai xây dựng ở khắp các địa phương. Nhiều công trình xây dựng ở vùng sâu vùng xa nên việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn là rất khó khăn. Ông Nguyễn Văn Phong – Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm cho biết: Tại các buổi kiểm tra thì hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tốt. Tuy nhiên, sau kiểm tra thì việc chấp hành của một số doanh nghiệp lại chưa tốt. Bên cạnh đó, số lượng công trình thi công trên địa bàn huyện nhiều nên việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn còn hạn chế.

     Để thực hiện tốt vấn đề đảm bảo an toàn lao động tại các công trình đang thi công thì không chỉ cần sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan chuyên môn mà còn đòi hỏi ý thức tự giác chấp hành của các chủ sử dụng lao động. Đặc biệt là vai trò của chủ đầu tư, bởi ngoài giám sát chất lượng tiến độ công trình thì chủ đầu tư cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với các nhà thầu vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn lao động như đã cam kết trong hồ sơ. Có như vậy mới tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động ./.

An toàn lao động trong nông nghiệp: Vấn đề còn bỏ ngỏ

Việc sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), máy móc công nghệ hiện đại... góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật một cách bừa bãi, thiếu khoa học trong nông nghiệp như hiện nay đang khiến người nông dân phải đối mặt với những rủi ro về an toàn lao động.

Tai nạn do chủ quan, thiếu hiểu biết

Hiện nay, bộ phận lao động đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta còn chiếm đại đa số. Nhìn chung, điều kiện lao động đã được cải thiện đáng kể nhưng nông dân vẫn thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV, vận hành máy móc, nông cụ… Điều đáng nói, an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được phần đông người nông dân quan tâm. Hậu quả là hàng trăm vụ tai nạn lao động đáng tiếc đã xảy ra khi vận hành máy thái rau, máy tuốt lúa, máy làm đất; bị thương do giẫm phải vật sắc nhọn, trâu, bò húc; ngã khi thu hoạch cây ăn quả; nhiễm độc bước đầu do sử dụng thuốc BVTV không đúng cách... và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật lâu dài.
1 
Mũ bảo hộ có thể thay thế mũ bảo hiểm trong nhiều trường hợp.

Ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, Lộc Hà) bị tai nạn lao động do sơ suất trong một lần sử dụng máy tuốt lúa. Dịp thu hoạch lúa vừa rồi, do trời mới mưa xong, cuộn dây dẫn của máy tuốt lúa bị hở, rò điện nên ông Hùng bị điện giật. Rất may, có người phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, da bàn tay bị hoại tử, khiến chi phí điều trị khá tốn kém. Mấy tháng sau xảy ra sự cố, sức khỏe vẫn chưa bình phục, người gầy rộc, xanh xao.
Ngoài tai nạn do bất cẩn, nhiều người dân còn bị nhiễm độc do chủ quan hoặc thường bỏ qua các khuyến cáo sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV. Anh Lê Đức Thanh (40 tuổi, Thạch Hà) kể, cách đây mấy tháng, khi bơm thuốc trừ sâu cho lúa, anh không đeo khẩu trang, chỉ mặc áo vải, đội mũ lá, cộng với bình bơm bị rò nên thuốc ngấm vào da. Về đến nhà, khắp người anh nổi mẩn đỏ, chân tay bủn rủn, choáng váng, phải nghỉ làm mất mấy ngày. Ngoài ra, không hiếm trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình mà không được bảo quản một cách cẩn thận. Thậm chí, có những trường hợp nông dân khi đang pha chế thuốc BVTV cũng châm thuốc để hút, lấy tay lau mặt. Vỏ, bao bì thuốc BVTV nhiều nơi còn vứt bừa bãi không được thu gom, tiêu hủy đúng cách.
Trường hợp ông Hùng, anh Thanh nằm trong số không ít người dân ở tỉnh ta bị tai nạn lao động trong nông nghiệp do chủ quan. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động trong nông nghiệp bằng kinh nghiệm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn ngày một nhiều. Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Thể (TP Hà Tĩnh) có thể sử dụng thành thạo máy vò lúa, ngô. Khi hỏi anh cho biết: “Trước đây, nhà tôi có máy xay xát lúa, vận hành nhiều nên quen. Gia đình tôi mua máy tuốt lúa để phục vụ thu hoạch mùa vụ đã được một thời gian. Sau khi mua máy, chỉ cần nhìn người ta làm là tôi biết cách, nên đưa ra đồng sử dụng luôn”. Còn anh Nguyễn Huy Hoạt (Cẩm Xuyên) cho biết: “Sau khi đầu tư gần 800 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn, tôi chỉ cần 1 người đi học lái máy bài bản, còn phụ máy, nếu sáng dạ chỉ cần 1-2 ngày theo máy là có thể vận hành được”.
Đặc biệt, do nhận thức kém và chạy theo lợi nhuận, một số hộ nông dân sẵn sàng lạm dụng thuốc BVTV, không tuân thủ thời gian cách ly cây trồng, đã làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động diễn ra ở mức độ nguy hiểm hơn.

Chưa được quan tâm đúng mức
Ngoài sự bất cẩn do thiếu kiến thức của người lao động còn có nguyên nhân từ phía các cấp, ngành hữu quan. Có một thực tế là tai nạn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa được thống kê, báo cáo. Theo ông Đặng Văn Dũng - Trưởng phòng Vệ sinh an toàn lao động - Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH): “Một số lĩnh vực quản lý về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lâu nay hầu như bị bỏ ngỏ là lao động trong nông nghiệp, các hộ sản xuất cá thể, làng nghề… Đối với khu vực công nghiệp, việc thống kê là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thực hiện theo quy định pháp luật. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lao động chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, các trường hợp tai nạn lao động hầu như không được người dân khai báo nên không có con số thống kê cụ thể”.
2Cần trang bị đầy đủ quần áo phòng sạch, găng tay và giày ủng bảo hộ khi phun thuốc BVTV

Mặc dù, thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức một số lớp tập huấn điểm về sử dụng máy móc trong nông nghiệp cho hội viên nông dân; Chi cục BVTV tập huấn các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc BVTV cho các hộ kinh doanh, cán bộ nông nghiệp cấp cơ sở, nhưng theo đánh giá vẫn chưa hiệu quả do chỉ mới ở mức độ nhỏ lẻ nên phần lớn nông dân không quan tâm thực hành những quy tắc bảo đảm an toàn cho chính mình trong khi làm việc.

Một vấn đề khác không thể không nhắc tới là chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này chưa cụ thể. Đến nay, vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện ATVSLĐ cho nông dân, chưa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền về công tác này. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong nông nghiệp thời gian qua bị buông lỏng, việc thanh tra, kiểm tra bị bỏ ngỏ. Phần lớn nông dân chưa tham gia lớp truyền thông hay khóa tập huấn nào về ATVSLĐ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Văn Dũng cho biết thêm: “Thực chất, việc đảm bảo ATVSLĐ trong nông nghiệp là một vấn đề lớn, cần được quan tâm thấu đáo. Tuy nhiên, với vai trò của mình, Sở mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo, chưa có việc làm cụ thể cũng như chưa đưa ra được cảnh báo cho người dân… Thời gian tới, Sở có kế hoạch tuyên truyền cụ thể; điều tra, đánh giá thực chất để có cách nhìn rõ ràng, sâu sát để tìm cách giải quyết phù hợp. Đồng thời, phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, các cấp cơ sở để tuyên truyền sâu rộng, cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động để người dân nhận thức, từ đó có trách nhiệm bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Nghề xây dựng tự do và vấn đề an toàn lao động không riêng gì Hạ Long

Vài năm trở lại đây, TP Hạ Long phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng nhà ở, nên nghề xây dựng tự do cũng phát triển theo và là nghề khá dễ kiếm sống. Nhưng có điều đáng lo ngại là vấn đề an toàn lao động của những người hành nghề này không được quản lý chặt chẽ, thậm chí là thả nổi...
 
Hiểm hoạ được báo trước

Hầu hết ai thuê thợ xây nhà đều làm hợp đồng cam kết rất chặt chẽ. Bên chủ tạo mặt bằng thi công, lo vật liệu đầy đủ, tiền công sòng phẳng. Phía thợ, ngoài chất lượng đảm bảo, đúng tiến độ, mỹ thuật đạt yêu cầu, an toàn lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm... Hợp đồng là thế, nhưng hiện khá phổ biến thợ làm không đúng với cam kết. Thường một đội xây dựng khoảng trên dưới chục người, nếu làm công trình 4 tầng, diện tích khoảng 300m2, thi công 4-5 tháng, họ có thể đảm bảo về an toàn, chất lượng. Nhưng hầu hết các đội xây dựng “chạy sô” cùng lúc 2-3 công trình, là nguyên nhân chính dẫn đến mất an toàn nhiều công trình xây dựng hiện nay.

4 
Với những dàn giáo cheo leo như trên cần phải trang bị dây an toàn, mũ bảo hộ cho người lao động.
 
Anh Sáu, phụ trách một đội xây dựng tự do, quê Hưng Yên, cho biết: Nếu chúng tôi chỉ nhận 1 công trình làm trong vòng từ 4-7 tháng thì chỉ đủ trang trải bản thân, nên buộc phải nhận vài công trình cùng lúc mới có tiền nuôi vợ, con... Những lúc như vậy thường anh em thợ bảo nhau chủ yếu nhất đảm bảo phần cốt để không bị đền; còn về tiến độ... không mấy khi chủ nhà nỡ phạt.

Khu 3, phường Hồng Hà (TP Hạ Long) là khu tái định cư khá hiện đại đang do hàng trăm đôi bàn tay tài nghệ của những người thợ đến từ các vùng quê: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên... thi công. Giữa cái nắng gắt oi nồng họ miệt mài làm việc như không biết mệt và cả nguy hiểm. Vài người thợ đang dồn sức trát những bức tường ở độ cao 5, 7 mét, mỗi một giàn giáo được ghép bằng 5-6 cây tre cũ bám đầy vôi vữa, vắt qua 4-5 cây gỗ cắm vào tường làm giá đỡ người, vật liệu. ở chỗ khác 4-5 thợ, người cầm búa, người vác những cây sắt dài đi trên nóc nhà tầng 4… tất cả đều không trang bị quần áo bảo hộ lao động. Một cai thầu tên Hải, quê Thái Bình, trả lời khi được hỏi ai là người chịu trách nhiệm về an toàn lao động ở đây: Đương nhiên là thợ phải chịu. Không thế làm sao tôi quản được họ… - người tên Hải nói. 
Với môi trường xây dựng, cần trang bị thêm cho người lao động những đôi giày da bảo hộ đế chống đâm xuyên phòng trường hợp vấp phải đinh xây dựng.

Ở công trình xây dựng khu tái định cư này, hầu hết các phần việc lao động thủ công có nguy cơ mất ATLĐ rất lớn. Hàng chục viên gạch buộc vào một sợi dây thừng nhỏ đang được hai người thợ kéo lên tầng cao, ngay dưới là lán trại luôn có người ra, vào, nếu sợi dây đứt, không biết điều gì sẽ xảy ra… Ngay lúc đó, tôi nghe một tiếng rầm khá to phát ra từ công trình kế bên, những tấm gỗ văng từ tầng 3 ngôi nhà đang xây xuống đất. Hoá ra những người thợ đang dỡ cốp pha, cứ thế quẳng từ trên cao xuống, không cần chú ý bên dưới có người hay không. Một thợ xây tên Thuấn nói: “Công trình xây dựng luôn cấm người không có nhiệm vụ qua lại. Còn anh em thợ thì phải tự biết mà tránh…”. Những tấm cốp pha cắm đầy đinh, nằm chỏng chơ trên nền nhà, sân, không thấy có ai dọn đi, trong khi những người thợ liên tục đi, lại làm việc, phải lựa bước để khỏi dẫm vào đinh... Tôi hỏi tại sao không dọn cho an toàn? Một chị phụ vữa trả lời: Cuối buổi nhổ đinh bán đồng nát dọn luôn thể...  Anh thợ tên Thuấn cho biết thêm: Làm việc ở độ cao, lại không có bảo hiểm ATLĐ, người mới vào nghề cũng hơi sợ, còn chúng tôi làm lâu thì quen rồi. Kể ra có giàn giáo sắt thì cũng yên tâm hơn, nhưng di chuyển nó vừa nặng, lại luôn phải tháo ra, lắp vào chạy hết công trình này, công trình khác rất mất thời gian; cai thầu cũng không muốn đầu tư vì khá nhiều tiền. 

Cuối buổi chiều, tôi theo một nhóm thợ người Nam Định về nơi họ tạm trú tại tổ 2, khu 2, phường Hồng Hà (TP Hạ Long). Đó là một căn nhà mục nát, rộng chừng 30m2 được ngăn đôi. Gian trong 4 người là gia đình anh Tiến - trưởng nhóm, gian ngoài là 6 anh em thợ. Vật dụng sinh hoạt của họ chỉ có vài chiếc giát giường được kê bằng gạch, 3-4 chiếc xô chậu, nồi nấu ăn, ít bát đũa... Chị Hoa vợ anh Tiến, nói: Chúng tôi nay đây, mai đó, nên chỉ cần thuê nhà kiểu này. Cả nhóm mất khoảng 500 đến 600 ngàn đồng/tháng tiền nhà. Tuy sinh hoạt cũng bất tiện, nhưng quen rồi…

Những tai nạn đau lòng

Hai năm trở lại đây, ở các phường Hồng Hải, Hồng Hà (TP Hạ Long) đã xảy ra 4 vụ tai nạn nghiêm trọng trong xây dựng, làm chết 11 người, trong đó 2 người chết do ngã giàn giáo, 2 người điện giật, 7 người do sập kè, lở đất. Nguyên nhân chủ yếu là ý thức về ATLĐ của người thợ quá kém. Anh Tiến kể lại: Tháng 4 vừa qua, hôm đó đội của anh Đức cùng quê với tôi đang thi công một nhà dân ở tổ 3, khu 4, phường Hồng Hà. Bố, con anh Đức chuyển cây sắt phi 18, dài trên chục mét lên mái để cắt đã sơ ý chạm vào đường điện trần, làm hai bố con anh chết tại chỗ. Khi thanh, kiểm tra hiện trường, tai nạn xảy ra do lỗi ở thợ, gia đình chủ nhà không vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Anh Khải, cùng đội anh Tiến kể về cái chết của một người bạn cùng nghề tên Minh cách đây đã hơn 1 năm, vẫn không khỏi ngậm ngùi: Hôm đó bạn tôi đang trát tường nhà ông Tr., tại khu 3, phường Hồng Hà thì giàn giáo bị lật… Nếu như chủ thầu không tiếc tiền trang bị giàn giáo an toàn, và chúng tôi có ý thức hơn, thì những tai nạn đau lòng này đã không xảy ra…  

Đau lòng nhất là vụ sạt lở đất ngày 8-9 mới đây, làm chết 7 thợ xây ở tổ 9, khu 3, phường Hồng Hải (TP Hạ Long). Chị Liên - chủ thuê những người thợ này xây nhà, vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: Tối hôm đó trời mưa khá to và lâu. Tôi không yên tâm khi lán nghỉ của anh em thợ dựng sát kè, nên đã nhiều lần giục họ vào nhà. Cả anh Xương, cảnh sát khu vực, từ hôm trước cũng nhắc nhở anh em thợ không nên dựng lán trại ở đây. Anh em thợ đồng ý, nhưng rồi cứ lần lữa mãi... 

Trao đổi với ông Nguyễn Thành Tâm, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH về vấn đề ATLĐ trong xây dựng. ông Tâm cho biết: Hiện rất khó xử lý với những trường hợp mất ATLĐ xảy ra với người làm nghề tự do. Bởi không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Thường thì khi xảy ra tai nạn, chủ thuê và thợ làm thoả thuận, đền bù trên cơ sở tự nguyện, bởi trước đó hai bên đã ký hợp đồng xây dựng, có quy định người thợ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về ATLĐ. ở các doanh nghiệp xây dựng thì rất hiếm xảy ra tai nạn nghiêm trọng, vì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm với công nhân.

Hòa bình với vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ người lao động

Theo ông Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ trong tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN như: khai thác khoáng sản, điện, cơ khí và kiểm tra pháp luật lao động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô từ 5 - 431 lao động. Cán bộ quản lý về ATVSLĐ đều kiêm nhiệm và phần lớn chưa được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, việc nắm bắt các quy định của phát luật lao động còn nhiều hạn chế, không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thực hiện theo đúng các quy định...
1. Hòa Bình: Nhiều doanh nghiệp sai phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại một số doanh nghiệp có nhiều nguy cơ tai nạn lao động. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này.
Theo ông Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ trong tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN như: khai thác khoáng sản, điện, cơ khí và kiểm tra pháp luật lao động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô từ 5 - 431 lao động. Cán bộ quản lý về ATVSLĐ đều kiêm nhiệm và phần lớn chưa được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, việc nắm bắt các quy định của phát luật lao động còn nhiều hạn chế, không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thực hiện theo đúng các quy định. Kết quả là các doanh nghiệp được kiểm tra đều vi phạm quy định của pháp luật lao động. Qua kiểm tra 14 doanh nghiệp với 1.866 lao động, đoàn đã kiến nghị 86 thiếu sót, phát hiện 75 hành vi vi phạm. Trong đó, 8 doanh nghiệp chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người lao động; 10 doanh nghiệp chưa tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ định kỳ hàng năm; tất cả doanh nghiệp trang bị chưa đầy đủ, đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đáng chú ý là phần lớn các phương tiện bảo vệ cá nhân không có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo. Doanh nghiệp chưa trang bị được quần áo bảo hộ trong ngành cho công nhân. 12 doanh nghiệp không đo kiểm tra môi trường lao động. 8 doanh nghiệp đang sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nhưng vẫn còn không ít thiết bị chưa được kiểm định. Ngoài ra các phương tiện khác cũng không được kể đến như giày bảo hộ cao cấp hay dây an toàn toàn thân.

1 

Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật. ít nhận được sự đôn đốc, hướng dẫn từ cơ quan lao động địa phương. Lãnh đạo các doanh nghiệp phần lớn chỉ tập trung vào hoạt động SX-KD, chưa quan tâm tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Trình độ hiểu biết của người lao động chưa cao, không nắm được các quy định để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp, người lao động còn chấp nhận làm việc khi điều kiện lao động không đảm bảo. Việc thanh, kiểm tra còn hạn chế, chưa có chế tài đủ mạnh để buộc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định. Sự phối hợp giữa cơ quan lao động và các cơ quan khác chưa nhịp nhàng, chồng chéo, thiếu đồng bộ. Đây cũng là sơ hở để các doanh nghiệp lách luật. Ngoài ra, một số chính sách về lao động còn bất cập, chưa phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực, ngành nghề SX-KD.

Để khắc phục tình trạng này, theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐTBXH), đối với cơ quan QLNN cần tăng cường tuyên truyền đến người lao động, chủ sử dụng lao động các quy định của pháp luật lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Đối với chủ sử dụng lao động thực hiện nghiêm chính sách lao động, đặc biệt trong những lĩnh vực độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc. Đối với người lao động cần thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình làm việc an toàn. Nắm bắt các quy định của pháp luật lao động để tự bảo vệ mình. Các ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ trong đôn đốc, thanh, kiểm tra.

Cũng theo báo cáo của Sở LĐTBXH, trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn lao động làm 5 người chết và 5 người bị thương. Điển hình như vụ 1 công nhân của Công ty TNHH Việt Tùng trong khi trèo lên cột điện cao áp bị điện giật rơi từ trên cao xuống đất và tử vong; vụ cháy nổ tại Nhà máy ván sợi ép Vinafor Tân An (Yên Thuỷ) làm 2 người tử vong, trong đó có 1 kỹ sư quốc tịch Trung Quốc.

2. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em - thay lời yêu thương

Dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em do tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ được triển khai thí điểm từ năm 2010 tại 4 tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, An Giang.

Tại tỉnh ta, dự án được triển khai thí điểm đầu tiên tại 3 huyện: Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc. Năm 2012, triển khai tại các huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và TPHB. Năm 2013 tiếp tục triển khai tại 4 huyện còn lại. Tại Nhật Bản, cuốn sổ này đã được triển khai thực hiện từ năm 1942 và duy trì đến nay. Cuốn sổ được đánh giá là hữu ích và thay lời yêu thương đối với trẻ. 

Đồng chí Trần Thị Ấn, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết: Cuốn sổ giúp cho các bà mẹ mang thai và gia đình biết cách theo dõi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong thời kỳ mang thai, khi sinh đẻ. Theo dõi sự phát triển và chăm sóc sức khỏe của trẻ từ khi sinh ra đến lúc 6 tuổi. Cuốn sổ gồm 4 phần chính: thông tin cơ bản; chăm sóc thai nghén; chăm sóc trong đẻ, sau đẻ, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trong cuốn sổ có các phần dành cho gia đình tự ghi và cán bộ y tế ghi. Khi thông tin ghi vào ô màu trắng là sức khỏe của bà mẹ hoặc của trẻ bình thường. Ghi vào ô màu vàng là bà mẹ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám trong thời gian sớm nhất. Cán bộ y tế sẽ tham khảo kết quả khám, điều trị lần trước khi cung cấp dịch vụ. Nhìn vào cuốn sổ, cán bộ y tế và bà mẹ biết tình trạng sức khỏe của trẻ để điều chỉnh sao cho tốt nhất. Đây thực sự là món quà ý nghĩa của cha mẹ trao cho con.  
Chị Nguyễn Thị Huyền có thai 5 tháng ở phường Đồng Tiến (TPHB) cho biết: Có thai lần đầu, ít kinh nghiệm nên cuốn sổ đã giúp ích nhiều cho chị. Trong sổ có những thông tin cần thiết cho chị và con sau khi sinh đến 6 tuổi. Cuốn sổ sẽ như một cuốn nhật ký đầu đời cho con.

Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm. Trong 6 tháng  phụ nữ được khám thai đủ 3 lần, đúng lịch đạt 84,2%; tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế đạt 99,8%; bà mẹ được thăm khám tại nhà tuần đầu sau đẻ đạt 99,8%. Tuy nhiên, tỷ suất tử vong mẹ còn cao 41,6/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ suất chết sơ sinh 5,8/1.000 trẻ sơ sinh sống; tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi 13,4/1.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ suất chết trẻ em ở mức thấp so với toàn quốc nhưng không bền vững. Thực hiện hiệu quả việc sử dụng sổ sẽ góp phần chăm sóc bà mẹ, trẻ em tốt hơn. Với mục đích đó, Sở Y tế đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao tỷ lệ và hiệu quả sử dụng sổ. Trong 6 tháng đã tổ chức 5 cuộc hội thảo tại tỉnh và 4 huyện, 2 lớp tập huấn theo dõi, giám sát, đánh giá, sử dụng sổ và đào tạo giảng viên tuyến tỉnh; 42 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng sổ tại 4 huyện mới triển khai. Tiếp tục cấp phát sổ cho phụ nữ có thai mới và cấp 7.483 sổ cho trẻ em dưới 1 tuổi. Treo băng rôn tại các tuyến đường chính vận động sử dụng sổ. Đồng thời, tổ chức giám sát đánh giá cuối kỳ và giám sát triển khai tại trạm y tế xã, 7 huyện triển khai từ năm 2011-2012; giao ban đối thoại sau giám sát. 

Song qua giám sát cho thấy, việc ghi chép vào sổ còn chưa đầy đủ. Công tác tư vấn, ghi chép hướng dẫn sử dụng sổ chưa chi tiết. Chưa có hệ thống theo dõi, quản lý đối tượng đến khám tại bệnh viện có sổ. Trình độ dân trí không đồng đều, nhiều bà mẹ không biết chữ nên không biết tự ghi chép. Ngoài ra còn những khó khăn như: bà mẹ quên mang sổ đi khám; khi mang sổ đến bệnh viện khám chưa được ghi chép, theo dõi; thiếu phương tiện truyền thông; một số y tế thôn, bản chưa nhiệt tình hướng dẫn sử dụng sổ; chưa theo dõi thường xuyên người tái khám, tái khám không mang sổ. Trước những khó khăn đó, trong những tháng cuối năm, dự án tập trung tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông, giám sát, giao ban đối thoại sau giám sát.
Xem thêm sản phẩm: mũ bảo hộ lao động cho công nhân công trường.

Môi trường lao động tự do tại Việt Nam Tiềm ẩn rủi ro



Công tác giám sát môi trường lao động và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của các doanh nghiệp hiện nay dù có chuyển biến tại một số doanh nghiệp song chưa thực sự được quan tâm nhưng chưa đúng mức ở nhiều nơi.


Anh Trần Đại Dương (nguyên là công nhân tại Công ty T.V. ở quận 9- TPHCM) đến nay vẫn nhớ như in vụ tai nạn lao động khiến anh bị gãy chân. Với ước mơ có cuộc sống tốt ở thành phố, anh Dương đã đưa vợ con từ Cần Thơ lên TP.HCM để sinh sống. Với tay nghề cao, anh là thợ chính tại nhiều công trình xây dựng và có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình.






Tuy nhiên, từ khi bị tai nạn lao động, giấc mơ sống ở thành phố của gia đình anh Dương không thành vì không thể trang trải được cuộc sống. “Từ chỗ là lao động chính trong gia đình, tôi bị tai nạn bị gãy chân trái và vẹo cổ chân phải khi đang thi công lắp đặt nhà xưởng. Trong lúc đang thi công thì giàn giáo sập. Lỗi là do công ty, nếu đơn vị quan tâm các vấn đề an toàn lao động thì tôi đã không bị thương tật như hôm nay.”, anh Dương chia sẻ.









Thực tế, việc giám sát môi trường lao động hiện ít được quan tâm, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ. Tại xưởng gia công của một doanh nghiệp chuyên sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn quận 6-TP.HCM, anh Hoàng Văn Dũng (40 tuổi), tay thoăn thoắt nhấc mẫu mũ bảo hiểm bằng nhựa vừa được ép ra khỏi khuôn, cho biết anh làm công việc này đã gần 5 năm.






Đứng quan sát anh làm việc chưa được 10 phút, mùi nhựa hăng hắc xộc vào mũi khiến chúng tôi khó chịu, thở không nổi. Vậy mà gần 10 người công nhân đang làm việc tại đây không hề sử dụng khẩu trang cũng như các phương tiện bảo hộ lao động. “Mùi khó thở quá, sao anh không đeo găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ ?” – chúng tôi hỏi thì anh Dũng đáp gọn lỏn: “Đeo vào vướng víu lắm, cũng đâu có ai bắt phải đeo đâu.”






Trong vai người đi xin việc, chúng tôi đến một xưởng xẻ gỗ tư nhân nằm trên đường An Phú 18, thị xã Thuận An (Bình Dương). Tại xưởng gỗ có khoảng 6 người đang làm việc. Người mặc áo, người lưng trần. Ai cũng mồ hôi nhễ nhại, quần áo bám đầy bụi, mạt cưa và tiếng cưa máy rít lên nghe rùng rợn.






Tranh thủ thời gian chờ ông chủ xưởng đến xem hồ sơ, chúng tôi bắt chuyện với một thanh niên đang đo những xúc gỗ ngay gần cửa xưởng. Biết chúng tôi đễn xin việc, người thanh niên tên Bùi Văn Nam (38 tuổi, quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa), nói: Xin việc khác đi chú em. Tướng tá chú vậy chắc không chịu nỗi được 3 ngày đâu, công việc này phải người có sức khỏe mới trụ được, anh khuyên thật đấy.






Quả thực khi nhìn thấy những người thợ vận dụng “cơ bắp” khiêng những súc gỗ đặt lên bàn cưa mà không có một thiết bị máy móc nào hỗ trợ khiến tôi ái ngại. Theo anh Nam, công việc không những nặng nhọc mà còn nguy hiểm, sơ sẩy cái là dập tay, dập chân như chơi.






“Khi có người bị tai nạn thì ông chủ có hỗ trợ tiền bạc gì không và anh có được tham gia chế độ bảo hiểm nào không?” – tôi hỏi thì anh Nam cho biết mọi người làm ở đây đều thỏa thuận bằng miệng, không có ký hợp đồng lao động nên khi xảy ra chuyện thì mình tự chịu.






Nếu còn làm được việc thì ông chủ cho làm không thì nghỉ. Trước giờ đâu thấy có ai kiểm tra mấy vụ đóng bảo hiểm, an toàn lao động đâu, ở đây mình thấy trả lương được thì làm thôi chứ đâu có mấy chuyện đóng bảo hiểm, trang bị bảo hộ.






Xây dựng là một trong những ngành có tỷ lệ tai nạn lao động cao. Trên thực tế, có tới hơn 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao động thời vụ, không ổn định nên có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Những thợ xây tự do thường xuất phát từ thợ phụ, trình độ lao động chưa cao, chỉ quen làm việc dựa vào kinh nghiệm.






Trong khi đó, cai thầu là những người trực tiếp nhận người- nhận việc thì phần lớn lại thiếu trình độ quản lý, thực hiện tuyển dụng đơn giản. Ông Nguyễn Văn Thái, là cai thầu đã hơn 10 năm nay, cho biết cho biết thi công chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính chứ không qua đào tạo. Về trang bị bảo hộ lao động thì có gì dùng nấy chứ không theo chuẩn nào.






“Nếu trang bị đúng quy chuẩn thì phải tốn thêm chi phí nên chúng tôi có gì dùng cái đó. Thực sự an toàn lao động rất quan trọng nhưng đó là với các công trình lớn, còn nhưng chúng tôi chỉ chuyên thì công các công trình nhỏ ít tiền thì việc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng chưa cấp bách lắm.”, ông Thái nói. Qua đó nói lên những nguy hiểm khi lao động tự do.
Xem thêm sản phẩm bảo hộ lao động: Giày bảo hộ cao cấp hay mũ bảo hộ giá rẻ.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Thị trường lao động sang Qatar và nhưng vướng mắc.

Từng là thị trường xuất khẩu lao động chủ lực, nhưng giờ đây không mấy lao động Việt Nam muốn sang Qatar làm việc do lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt, khiến thị trường này khó có thể lấy lại “hào quang” đã mất.
Trong những năm 2010 trở về trước, cùng với 5 nước vùng vịnh khác là Các tiểu Vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Oman, Kuwait, Bahrain và Saudi Arab, Qatar là một trong những thị trường xuất khẩu lao động chủ lực của Việt Nam.

1 
Lao động Việt Nam làm việc tại nhà máy ở Qatar

Có đến 40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia khai thác thị trường này, mỗi năm cung ứng cho phía Qatar vài nghìn lao động.
Lúc cao điểm, có tới hơn 10.000 lao động Việt Nam làm việc tại Qatar.
Tuy nhiên, do tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, vi phạm pháp luật, thậm chí lập băng đảng để trộm cướp tại Qatar ngày càng gia tăng.
Vì vậy, từ giữa năm 2008, số lượng lao động Việt Nam sang Qatar làm việc liên tục giảm và đến nay, mỗi năm chỉ còn vài trăm lao động sang Qatar làm việc.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) Đào Công Hải, đó không phải là nguyên nhân duy nhất khiến lượng lao động sang Qatar sụt giảm thảm hại.
Một nguyên nhân khác, theo ông Hải là do điều kiện làm việc tại Qatar rất khắc nghiệt khi thời tiết nắng nóng quá gay gắt, nhiệt độ thường xuyên ở mức trên 40 độ khiến nhiều lao động Việt Nam không thích ứng được vì sức khỏe kém.

Tình trạng lao động Việt Nam tại Qatar bỏ trốn, vi phạm pháp luật cũng có nhiều nguyên nhân. Qatar là một nước đạo hồi với nền văn hóa, ẩm thực khác biệt khá lớn với Việt Nam, rất ít hình thức vui chơi, phim ảnh, giải trí. Ngoài ra, nhiều lao động Việt Nam chịu áp lực lớn do phải chịu mức chi phí sang làm việc khá tốn kém khi phải vay lãi, tiền vé máy bay sang Qatar cũng đắt vì chặng dài.

Vì vậy, rất nhiều lao động Việt Nam tại Qatar tổ chức nấu rượu để bán (Qatar cấm bán rượu) vì lợi nhuận cao, bỏ trốn ra ngoài làm việc, uống rượu, trộm cắp gây mất an ninh trật tự, tạo hình ảnh xấu về lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, do phần lớn các đơn hàng lao động từ Qatar là lao động phổ thông, yêu cầu tuyển dụng khá đơn giản nên khi tuyển dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều làm rất qua loa, tuyển ồ ạt mà không làm tốt công tác định hướng, giáo dục cho lao động.
Do đó, Qatar là một trong những thị trường mà lao động Việt Nam vi phạm pháp luật nhiều nhất. Cứ 10 người sang Qatar thì tới 8 người bỏ trốn, bán rượu lậu, say rượu, trộm cắp và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.

Từ năm 2007 đến 2009, phía Qatar đã 3 lần ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam. Việc cung ứng lao động vì vậy liên tục bị gián đoạn, giảm dần về số lượng. Hầu hết trong số hơn 10.000 lao động làm việc tại Qatar trước đây cũng đã về nước.
Tuy nhiên, tại kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Qatar vừa tổ chức tại Doha (Qatar) mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Qatar đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác về lao động.

“Qatar thực tế vẫn là một thị trường rất lớn và tiềm năng. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm chặt chẽ khâu tuyển dụng thì vẫn còn hy vọng sốc lại thị trường này”, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết.
Phó Cục trưởng Đào Công Hải cho biết, thực tế hiện nay mỗi năm Qatar vẫn cần khoảng 100.000 lao động trong ngành xây dựng, do nước này đang triển khai hàng chục dự án xây dựng sân bay, cảng nước sâu, cao ốc, hạ tầng đường bộ khổng lồ với số vốn vài chục tỷ USD.

Mức lương cho ngành xây dựng khoảng từ 350 - 400 USD/tháng. Ngoài ra, Qatar cũng đang có nhu cầu khá lớn về lao động giúp việc gia đình. “Thế nhưng, cái khó hiện nay là lao động Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ lao động các nước như Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc…

Họ chăm chỉ, sức khỏe tốt hơn, ít vi phạm pháp luật, thậm chí sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp từ 200-300 USD/tháng mà vẫn cảm thấy hài lòng”, ông Hải cho biết. Ngược lại, lao động Việt Nam vài năm trở lại đây chỉ muốn sang làm việc ở các thị trường có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản…, nên không mặn mà với công việc tại Qatar vì lương thấp, điều kiện làm việc quá khắc nghiệt. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động nhưng lai không theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh, đại diện Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động COLECTO cho biết, công ty có đăng tuyển hơn 100 lao động ngành xây dựng (thợ hàn, thợ giàn giáo, lắp đường ống…) cho Qatar từ tháng 3 đến nay với mức lương từ 350-500 USD tùy trình độ, nhưng đến nay vẫn không tuyển đủ.

“Không chỉ Qatar mà đơn hàng ở các nước vùng Trung Đông khác giờ cũng khó tuyển dụng, do lao động sợ điều kiện làm việc vất vả, lương lại không cao. Họ chỉ mong đến Hàn Quốc, Nhật Bản với mức lương nghìn đô. Thế nên không còn mấy doanh nghiệp trụ lại được với thị trường này”, ông Hoàng Anh chia sẻ. Với các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc, việc trang bị những đôi giày Jogger, xp abc là điều rất dễ dàng.

Chính vì vậy, theo Phó Cục trưởng Đào Công Hải, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Qatar cũng chỉ khoảng 3.000 người. “Từ đầu năm đến nay chỉ có vài trăm lao động xuất cảnh sang Qatar làm việc. Thế nên, việc sốc lại thị trường này hoàn toàn không đơn giản”, ông Hải thừa nhận.

Công dụng và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân

1. Công dụng: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những công cụ lao động cần thiết trong quá trình lao động sản xuất nhằm giảm tiêu hao sức khỏe cho người lao động, ngăn ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động.
2. Cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến
- Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn... người sử dụng lao động phải cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.
QA
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra.
- Người lao động khi được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng. Nếu người lao động cố tình vi phạm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật thích đáng theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
- Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; khi bị mất, hư hỏng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động nhưng nếu người lao động làm mất, làm hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
3. Phương pháp bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến
3.1. Quần áo BHLĐ.
Quần áo bảo hộ lao động được may bằng vải dày, sợi bông, khi công tác, tay áo phải bỏ xuống, cài nút cẩn thận.
Quần áo BHLĐ có thể hạn chế một bộ phận hồ quang điện khi xẩy ra chạm chập, có thể gây bỏng cho người công nhân khi đứng quá gần hoặc tạo ra một lớp cách điện khi lỡ chạm vào dây dẫn hạ thế, …
3.2. Mũ an toàn.
Giúp che chở đầu trong trường hợp có va đập, ví dụ như té từ trên cao xuống, vật rơi từ trên xuống hoặc cũng có thể cách điện tốt khi lỡ chạm vào thiết bị hoặc dây dẫn còn mang điện hạ thế.
Mũ bảo hộ lao động phải có phần lưới đệm bên trong để giảm lực va đập, khi đội phải cài quai cẩn thận để tránh bị rơi mũ nếu bị té.
Mũ an toàn sau khi sử dụng phải được cất giữ cẩn thận, để trên giá đỡ chắc chắn, không để rơi, nón phải được dán tem theo quy định hiện hành.
3.3. Bình tự cứu cá nhân (thường áp dụng trong ngành khai thác mỏ hầm lò).
Bình tự cứu cá nhân dùng để lọc khói, bụi, khí độc trước khi không khí đi vào phổi công nhân khi xảy ra sự cố cháy nổ khí, bụi mỏ trong các mỏ hầm lò.
- Bảo quản bình tự cứu cá nhân:
+ Bình phải để nơi khô dáo, thoáng mát.
+ Không được tháo kẹp nẫy khi chưa sử dụng.
+ Không để dầu mỡ dây lên bình.
+ Tránh chấn động, va trạm mạnh làm biến dạng bình.
+ Thời gian bảo quản kể từ ngày sản xuất: 3 năm.
+ Kiểm tra định kỳ hàng năm: kiểm tra độ kín và chất lượng hoá chất bằng thiết bị chuyên dùng.
3.4. Giày vải
Dùng để bảo vệ chân tránh va đập gai nhọn, đá sứ bể,… và nhiều vật tư, thiết bị có cạnh sắc bén. Nó còn giúp tăng cường cách điện từ thân người đến vật mang điện nếu lỡ đụng phải.
Khi mang dày phải được chọn đúng số, kích cỡ bàn chân và phải cột dây dày cẩn thận, chắc chắn khi làm việc ở dưới đất hoặc leo lên cao.
 Khi không sử dụng giày phải được để ngay ngắn, đúng vị trí, nếu bẩn phải giặt sạch.
Trong một số trường hợp, công việc đặc thù, chúng ta cần phải sử dụng giày bảo hộ cao cấp có đế và mũi sắt,
3.5. Găng cách điện, ủng cách điện, ghế cách điện
        Găng, ủng, ghế cách điện giúp tăng cường độ cách điện cho công nhân khi công tác, chúng được chế tạo đặc biệt có độ cách điện thích hợp với từng cấp điện thế.
Găng, ủng trước khi sử dụng phải kiểm tra bằng cách cuộn tròn từ ống đến các đầu ngón tay, đầu ủng hoặc dùng dụng cụ thử găng ủng để bơm hơi vào để xem có bị xì hơi không
        Tuyệt đối không được dùng sai cấp điện áp cách điện, không dùng sai mục đích. Thí dụ: găng cách điện dùng bốc vác vật tư, ủng cách điện lội sình lầy, ghế cách điện dùng kê đồ, …
Các loại găng tay, ủng, ghế cách điện đều phải thử nghiệm đúng định kỳ và phải đạt độ cách điện cho phép với từng cấp cách điện thế mới được phép sử dụng.
Găng tay, ủng, ghế cách điện khi sử dụng xong phải được lau sạch sẽ, để nơi khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao có thể làm biến dạng găng, ủng và ghế.
3.6. Dây da an toàn
Dây da an toàn giúp công nhân có thể treo mình làm việc trên cao với 02 tay được tự do hoạt động.
Dây da an toàn phải được thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định.
Trước khi ra hiện trường công tác, mỗi công nhân phải tự kiểm tra dây an toàn của mình xem móc khóa còn tốt không, vòng chữ D để móc khóa còn tốt không, dây có bị tưa hay đứt chỉ may chỗ nào không. Phải thấy thật sự dây còn tốt, đảm bảo an toàn mới được phép sử dụng. Tự kiểm tra dây bằng cách đeo vào người rồi quàng vào vật chắc chắn ở dưới đất sau đó chụm chân lại ngã người ra phía sau 03 lần xem dây có hiện tượng gì không. Tuyệt đối không được dùng dây an toàn không còn đảm bảo an toàn hoặc qua thử nghiệm định kỳ không đạt yêu cầu.
Khi sử dụng xong phải cuộn lại và để nơi khô ráo, tránh bụi bặm, tránh dính dầu nhớt, không để gần nơi có nhiệt độ cao. Nguồn nhiệt cao có thể làm chùng da, cứng da, dây dễ bị nứt.
3.7. Bút thử điện hạ thế
Dùng để thử điện hạ thế còn điện hay không, nó phát hiện điện áp trong vỏ cách điện ở điện áp dưới 380V (bút thử điện hạ thế không cho biết giá trị điện áp).
Khi sử dụng bút thử điện hạ thế, người phải khô ráo, tránh chạm chập giữa các pha. Dùng bút thử điện hạ thế phải thử ở nơi có điện trước.
Sau khi sử dụng bút xong phải được cất cẩn thận, tránh va đập mạnh và có thể làm nứt bút gây rò điện nguy hiểm. Ngoài ra bút còn phải được kiểm tra thường xuyên xem còn có tác dụng hay không (xem đèn còn sáng hay không).
3.8. Đầu thử điện trung thế
Dùng để kiểm tra có điện hoặc không điện trên hệ thống lưới điện cao áp, hạ áp (không cho biết giá trị điện áp). Khi đường dây còn mang điện thiết bị sẽ chỉ hiển thị bằng đèn sáng hoặc còi kêu hoặc chỉ thị cả hai cùng một lúc.
Khi sử dụng nó được gắn vào sào thao tác, sau đó kiểm tra hoạt động của đầu thử điện bằng cách thử cảm ứng điện hạ thế (không cần tiếp xúc với phần có điện).
        Sau khi sử dụng xong phải tháo pin ra, đựng vào trong hộp cẩn thận và để trong tủ hoặc nơi thoáng mát, ít bụi bặm, tránh ánh nắng và nơi có nhiệt độ cao.
3.9. Bộ tiếp đất lưu động
Bộ tiếp đất lưu động là một bộ phận dây đồng trần mềm có tiết diện từ 25mm2 trở lên dùng để đấu tắt giữa các dây pha với nhau chung với dây trung hòa hoặc nối xuống đất bằng cọc nối đất chắc chắn, để tạo sự ngắn mạch và đưa dòng ngắn mạch xuống đất nếu đột nhiên đường dây có điện trở lại.
Việc nối đất chỉ được thực hiện khi đã cắt điện toàn bộ tuyến dây hoặc khu vực cần công tác và đã thử không còn điện bằng bút thử điện phù hợp với cấp điện thế.
Bộ tiếp đất lưu động phải được kiểm tra thường xuyên về trước khi ra hiện trường và phải đảm bảo tiếp đất chắc chắn.
Tuyệt đối khi công tác, công nhân không được làm ngoài phạm vi đã quy định trong phiếu công tác và nhất là không được ra khỏi phạm vi giới hạn bởi các dây tiếp đất lưu động.
Sau khi sử dụng phải cuộn lại gọn gàng, đựng trong bao vải và để trên giá đỡ chắc chắn.
3.10. Sào tiếp địa
Sào tiết địa (hay là sào tiếp đất) là loại sào chuyên dùng để thao tác, lắp bộ dây tiếp địa.
Trước khi sử dụng phải kiểm tra đầu móc, độ cứng của thân sào, mặt sào  có bị trầy xước, cơ cấu thao tác của sào tiếp địa nhẹ nhàng hay không. Sào phải  được thử nghiệm định kỳ và đảm bảo độ cách điện theo đúng quy định cũng như độ dài, độ bền cơ cũng phải theo đúng quy định đối với từng cấp điện áp và đảm bảo chắc chắn khi thao tác.
Khi sử dụng xong, phải được lau chùi sạch sẽ, treo gác lên giá đỡ, tránh xa nơi có nguồn nhiệt cao và nơi ẩm thấp.
3.11.Sào thao tác
Sào thao tác là loại sào chuyên dùng để thao tác đóng cắt điện.
Khi sử dụng kéo dài các đốt của sào ra cho đủ để thao tác, nắm chắc sào và thao tác dứt khoát khi có lệnh được thao tác.
Chế độ bảo quản phải tuân thủ chặt chẽ đúng quy định đối với sào tiếp địa.
3.12. Sào thử đồng vị pha
Sào thử đồng vị pha là loại sào chuyên dùng, có độ cách điện, có đồng hồ chỉ thị phù hợp với điện thế nơi công tác để giúp ta xác định đồng vị pha ở các điểm giao liên giữa 02 tuyến dây.
Chế độ bảo quản như quy định đối với sào tiếp địa.  

Luật lao động: Một số quy định mới trong Luật An toàn, vệ sinh lao động

Luật An toàn, vệ sinh lao động đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, khóa XIII.
thiet bi
Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm 7 chương, 94 điều, trong đó, có một số chính sách lớn, điểm mới như sau: 
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
So với quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động năm 2012, Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn các hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài các quy định trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phạm vi điều chỉnh của Luật còn bao gồm cả các quy định về tổ chức quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Công tác an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động lao động, sản xuất. Chính vì vậy, đối tượng áp dụng của Luật An toàn, vệ sinh lao động là người lao động đang có việc làm bao gồm cả người lao động có quan hệ lao động được quy định tại Bộ luật lao động (thể hiện qua hợp đồng lao động), cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động không có hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ hai, chế độ, chính sách bảo hộ lao động, thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Luật quy định các biện pháp tổ chức, quản lý liên quan trực tiếp tới quyền lợi người lao động được chi tiết từ Bộ luật lao động, bao gồm: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; bổ sung thêm các quy định về nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, giới hạn thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại, điều dưỡng phục hồi sức khỏe và việc quản lý sức khỏe người lao động. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc cung cấp thông tin an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người đến thăm quan, làm việc, học nghề, tập nghề tại cơ sở của mình; trách nhiệm cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động, sản xuất. Cần trang bị đầy đủ cho người lao động quần áo bảo hộ cũng như các trang bị khác.

Thứ ba, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan BHXH đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, bổ sung quy định các trường hợp đặc biệt được hưởng chế độ như đối với người bị tai nạn lao động, bao gồm: bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn; bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn… Về quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng tham gia, mức đóng quỹ; các chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong đó không tăng thêm mức đóng từ phía người sử dụng lao động vào quỹ (vẫn là 1% tổng quỹ lương đóng BHXH); đồng thời bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các tai nạnthường do người lao động quá chủ quan, không ý thức được khi chưa trang bị cho mình mũ bảo hộ trong xây dựng cũng như giày da bảo hộ mũi sắt.

Thứ tư, chế độ khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố nghiêm trọng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chi tiết hơn so với các quy định tại Bộ luật lao động, được pháp điển hóa từ những quy định, hướng dẫn tại các văn bản dưới luật. Ngoài ra, bổ sung quy định trách nhiệm khai báo tai nạn lao động chết người đối với người lao động không có hợp đồng lao động; trách nhiệm thống kê, báo cáo tai nạn lao động chết người của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện; trách nhiệm Bộ Y tế trong việc gửi kết quả tổng hợp về tình hình bệnh nghề nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thứ năm, những quy định riêng về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh

Các quy định về bộ máy tổ chức và những nội dung cơ bản thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thi đua, khen thưởng, thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ sáu, tổ chức bộ máy thanh tra an toàn, vệ sinh lao động

Có quy định thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là lực lượng thanh tra chuyên ngành, do cơ quan thực hiện quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện, gồm cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.

Giải pháp nào để đảm bảo An toàn – Vệ sinh lao động cho người lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Nha Trang

Trong năm 2014, cả nước đã xảy ra hơn 6.700 vụ tai nạn lao động, 2.300 vụ cháy nổ. Số người chết và bị thương lên đến gần 7.000 người. Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, đã xảy ra hơn 30 vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt số vụ tai nạn lao động gây chết người trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gia tăng. Tỉnh Khánh Hòa tuy không phải là địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động trong xây dựng nhưng công tác An toàn – Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được các ngành, các cấp quan tâm.

8
Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2015, cùng với nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn – Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 17 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở và Công an Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tỉnh Khánh Hòa triển khai công tác kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ, PCCN tại một số công trình xây dụng nhà cao tầng tại TP Nha Trang.
Qua công tác thanh kiểm tra, đánh giá chung các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện cơ bản các quy định trong công tác đảm bảo ATVSLĐ như: có các biện pháp ATVSLĐ ở từng hạng mục công trình; Tình trạng né tránh, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (như quần áo bảo hộ, mũ và giày )cho người lao động của các đơn vị thi công có xu hướng giảm; Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Có quan tâm đến công tác tập huấn cho người lao động các biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc ở công trình.
Cũng qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã chỉ ra một số hạn chế trong việc tuân thủ các quy định trong công tác ATVSLĐ tại các công trình xây dựng – ngành nghề luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cụ thể như:

Đối với nhà thầu thi công: một số đơn vị chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân quần áo là tất yếu, trong xây dựng cần phải có mũ nhựa bảo hộ và dây an toàn là cấp thiết; Chưa thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATVSLĐ cho người lao động trước khi giao việc ở công trường; Chưa áp dụng các biện pháp phòng, tránh tai nạn, nhiều khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn như không có hệ thống che chắn, sàn thao tác an toàn, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm…; Người sử dụng lao động không biết tình trạng sức khỏe người lao động khi tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp; Chưa tổ chức huấn luyện ATVSLĐ đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật; Chưa bố trí lao động có tay nghề theo đúng ngành nghề chuyên môn được đào tạo. Công tác kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây nguy hại tại nơi làm việc (công trường); kiểm tra thiết bị, các máy móc, kho tàng còn hạn chế, chưa đúng theo quy định (không có biên bản kiểm tra, nội dung kiểm tra không cụ thể…). ngoài ra cần có thêm giày bảo hộ cao cấp theo tiêu chuẩn xây dựng.

Đối với người lao động: Do đặc thù hoạt động xây dựng diễn ra ở mọi nơi, từ những công trình trọng điểm của nhà nước đến những công trình xây dựng khu công nghiệp dân sinh; phần lớn đối tượng lao động tham gia trong xây dựng là lao động tự do, lao động thời vụ, chưa được đào tạo đầy đủ, nghiêm túc. Do vậy, ý thức bảo hộ lao động chưa cao; Mặt khác do phụ thuộc vào yếu tố cần có công ăn việc làm, chấp nhận làm việc trong những điều kiện lao động không đảm bảo an toàn, không yêu cầu người sử dụng lao động thiết lập quan hệ lao động (ký kết hợp đồng lao động) để đảm bảo quyền lợi của mình trong các tranh chấp lao động xảy ra nếu có.

6
Để đảm bảo cho người lao động về công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng chúng tôi đề nghị một số các biện pháp như sau:
- Đối với cơ quan nhà nước quản lý về lao động trên địa bàn, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền về pháp luật, ý thức ATVSLĐ cho các doanh nghiệp xây dựng và người lao động bằng các kênh truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp. Cần in ấn phân phát tờ rơi, áp phích, tuyên truyền trên báo, đài truyền hình, tổ chức tập huấn, huấn luyện cho người sử dụng lao động… Đoàn thanh, kiểm tra của Tỉnh sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bảo vệ quyền được làm việc trong môi trường an toàn cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Đối với chủ đầu tư nên lựa chọn nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt là công tác bảo đảm ATVSLĐ, có phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho từng hạng mục công trình; Có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết đình chỉ, tạm dừng thi công khi nhận thấy có các nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.

- Đối với nhà thầu thi công: Tổ chức triển khai nghiêm túc các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ theo phương án đã được phê duyệt; Tuyển dụng lao động phải được khám sức khỏe đầy đủ để bố trí công việc phù hợp; Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện việc kiểm định và đăng ký với cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt thiết bị để hoạt động; Công nhân vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện kỹ năng an toàn lao động và được cấp chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền; Tổ chức huấn luyện công tác an toàn VSLĐ cho toàn bộ người lao động theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ.

- Đối với người lao động: Khi tham gia lao động trong lĩnh vực xây dựng phải yêu cầu nhà thầu thi công ký hợp đồng lao động để bảo đảm các quyền lợi của mình trong quan hệ lao động được thiết lập; Tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện công tác ATVSLĐ do nhà thầu thi công tổ chức; Tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các biện pháp ATVSLĐ của nhà thầu thi công trong thực hiện nhiệm vụ như: Sử dụng, bảo quản đầy đủ và đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát, trước khi bắt tay vào một công việc nào đó luôn luôn tìm xem tại vị trí mình làm việc có những nguy cơ, rủi do gì có thể xảy ra tai nạn lao động để có biện pháp phòng tránh, tự bảo vệ cho bản thân; Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành ATVSLĐ phòng ngừa các tai nạn lao động, hiểu được “An toàn lao động chính là bảo vệ chính bản thân mình”.
 
Phải nói rằng, xây dựng là một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, gây chết người. Việc thực hiện nhiêm túc các văn bản quy định của pháp luật về kỹ thuật ATVSLĐ và PCCN đảm bảo an toàn tại công trường, công trình xây dựng cần được quan tâm đặt lên hàng đầu. Người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực xây dựng cần nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, phải xem việc thực hiện công tác ATVSLĐ là công tác thường xuyên, liên tục. Qua đó sẽ giúp loại bỏ được những nguy cơ tai nạn, yếu tố nguy hiểm giảm thiểu được tối đa các vụ tai nạn lao động trong các công trình xây dựng trong thời gian đến./.

Quy định mới về thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Theo Thông tư người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
thiet bi
- Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu; cần trang bị quần áo bảo hộ ngành xây dựng, mũ nhựa bảo hộ.
- Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại; cần găng tay, kính và giày bảo hộ mũi sắt
- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu, cần áo liền quần tiêu chuẩn ...
          + Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
          + Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
          + Các yếu tố sinh học độc hại khác;
- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Người sử dụng cũng phải tuân theo nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

- Phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN);

- Trang bị PTBVCN theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư; Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị PTBVCN phù hợp với công việc đó, đồng thời báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.

- Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư này.

- Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.

- Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.

- Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
Ngoài ra, nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cũng cần lưu ý như sau:

- Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để đảm bảo chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

- Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.

- Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2014.
Quyết định số 1407/1997/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chuẩn trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho các nghề, công việc đặc thù của ngành Dự trữ quốc gia; Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và các văn bản khác có nội dung trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.