Trong năm 2014, cả nước đã xảy ra hơn 6.700 vụ tai nạn lao động,
2.300 vụ cháy nổ. Số người chết và bị thương lên đến gần 7.000 người.
Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, đã xảy ra hơn 30 vụ tai nạn lao động
trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt số vụ tai nạn lao động gây chết người
trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gia tăng. Tỉnh Khánh Hòa tuy không
phải là địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động trong xây dựng nhưng
công tác An toàn – Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được các ngành, các
cấp quan tâm.
Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2015, cùng với nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn – Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 17 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở và Công an Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tỉnh Khánh Hòa triển khai công tác kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ, PCCN tại một số công trình xây dụng nhà cao tầng tại TP Nha Trang.
Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2015, cùng với nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn – Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 17 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở và Công an Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tỉnh Khánh Hòa triển khai công tác kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ, PCCN tại một số công trình xây dụng nhà cao tầng tại TP Nha Trang.
Qua công tác thanh kiểm tra, đánh
giá chung các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thực
hiện cơ bản các quy định trong công tác đảm bảo ATVSLĐ như: có các biện
pháp ATVSLĐ ở từng hạng mục công trình; Tình trạng né tránh, không trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân (như quần áo bảo hộ,
mũ và giày )cho người lao động của các đơn vị thi công có xu hướng
giảm; Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động theo quy định
của pháp luật. Có quan tâm đến công tác tập huấn cho người lao động các
biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc ở công trình.
Cũng
qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã chỉ ra một số hạn chế trong việc tuân
thủ các quy định trong công tác ATVSLĐ tại các công trình xây dựng –
ngành nghề luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cụ thể như:
Đối với nhà thầu thi công: một số đơn vị chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân quần áo là tất yếu, trong xây dựng cần phải có mũ nhựa bảo hộ
và dây an toàn là cấp thiết; Chưa thường xuyên tổ chức tuyên truyền,
giáo dục kiến thức ATVSLĐ cho người lao động trước khi giao việc ở công
trường; Chưa áp dụng các biện pháp phòng, tránh tai nạn, nhiều khu vực
có môi trường làm việc thiếu an toàn như không có hệ thống che chắn, sàn
thao tác an toàn, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển báo
nguy hiểm…; Người sử dụng lao động không biết tình trạng sức khỏe người
lao động khi tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp; Chưa tổ chức huấn
luyện ATVSLĐ đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật; Chưa
bố trí lao động có tay nghề theo đúng ngành nghề chuyên môn được đào
tạo. Công tác kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố gây nguy
hại tại nơi làm việc (công trường); kiểm tra thiết bị, các máy móc, kho
tàng còn hạn chế, chưa đúng theo quy định (không có biên bản kiểm tra,
nội dung kiểm tra không cụ thể…). ngoài ra cần có thêm giày bảo hộ cao cấp theo tiêu chuẩn xây dựng.
Đối với người lao động:
Do đặc thù hoạt động xây dựng diễn ra ở mọi nơi, từ những công trình
trọng điểm của nhà nước đến những công trình xây dựng khu công nghiệp
dân sinh; phần lớn đối tượng lao động tham gia trong xây dựng là lao
động tự do, lao động thời vụ, chưa được đào tạo đầy đủ, nghiêm túc. Do
vậy, ý thức bảo hộ lao động chưa cao; Mặt khác do phụ thuộc vào yếu tố
cần có công ăn việc làm, chấp nhận làm việc trong những điều kiện lao
động không đảm bảo an toàn, không yêu cầu người sử dụng lao động thiết
lập quan hệ lao động (ký kết hợp đồng lao động) để đảm bảo quyền lợi của
mình trong các tranh chấp lao động xảy ra nếu có.
Để đảm bảo cho người lao động về công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng chúng tôi đề nghị một số các biện pháp như sau:
-
Đối với cơ quan nhà nước quản lý về lao động trên địa bàn, cần tăng
cường các biện pháp tuyên truyền về pháp luật, ý thức ATVSLĐ cho các
doanh nghiệp xây dựng và người lao động bằng các kênh truyền thông gián
tiếp và truyền thông trực tiếp. Cần in ấn phân phát tờ rơi, áp phích,
tuyên truyền trên báo, đài truyền hình, tổ chức tập huấn, huấn luyện cho
người sử dụng lao động… Đoàn thanh, kiểm tra của Tỉnh sẽ tăng cường
công tác thanh, kiểm tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
các quy định của pháp luật về ATVSLĐ góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn
lao động và bảo vệ quyền được làm việc trong môi trường an toàn cho
người lao động theo quy định của pháp luật.
-
Đối với chủ đầu tư nên lựa chọn nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám
sát có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt là công
tác bảo đảm ATVSLĐ, có phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo
ATVSLĐ cho từng hạng mục công trình; Có trách nhiệm kiểm tra việc thực
hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết đình
chỉ, tạm dừng thi công khi nhận thấy có các nguy cơ xảy ra sự cố và tai
nạn lao động.
- Đối với nhà
thầu thi công: Tổ chức triển khai nghiêm túc các biện pháp đảm bảo
ATVSLĐ theo phương án đã được phê duyệt; Tuyển dụng lao động phải được
khám sức khỏe đầy đủ để bố trí công việc phù hợp; Khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động; Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và
phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đối với các thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện việc kiểm định và
đăng ký với cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt thiết bị để
hoạt động; Công nhân vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động phải được huấn luyện kỹ năng an toàn lao động và được cấp
chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền; Tổ chức huấn luyện công tác an toàn
VSLĐ cho toàn bộ người lao động theo quy định tại Thông tư số
27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ.
-
Đối với người lao động: Khi tham gia lao động trong lĩnh vực xây dựng
phải yêu cầu nhà thầu thi công ký hợp đồng lao động để bảo đảm các quyền
lợi của mình trong quan hệ lao động được thiết lập; Tham gia đầy đủ các
lớp huấn luyện công tác ATVSLĐ do nhà thầu thi công tổ chức; Tuân thủ
và chấp hành nghiêm túc các biện pháp ATVSLĐ của nhà thầu thi công trong
thực hiện nhiệm vụ như: Sử dụng, bảo quản đầy đủ và đúng cách các
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát, trước khi bắt tay vào một
công việc nào đó luôn luôn tìm xem tại vị trí mình làm việc có những
nguy cơ, rủi do gì có thể xảy ra tai nạn lao động để có biện pháp phòng
tránh, tự bảo vệ cho bản thân; Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
ATVSLĐ phòng ngừa các tai nạn lao động, hiểu được “An toàn lao động
chính là bảo vệ chính bản thân mình”.
Phải nói
rằng, xây dựng là một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tai nạn lao động
nghiêm trọng, gây chết người. Việc thực hiện nhiêm túc các văn bản quy
định của pháp luật về kỹ thuật ATVSLĐ và PCCN đảm bảo an toàn tại công
trường, công trình xây dựng cần được quan tâm đặt lên hàng đầu. Người sử
dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực xây dựng cần nâng cao
nhận thức về ATVSLĐ, phải xem việc thực hiện công tác ATVSLĐ là công tác
thường xuyên, liên tục. Qua đó sẽ giúp loại bỏ được những nguy cơ tai
nạn, yếu tố nguy hiểm giảm thiểu được tối đa các vụ tai nạn lao động
trong các công trình xây dựng trong thời gian đến./.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét