Thường thì những trường hợp tử vong do dẫm phải đinh, vật sắc nhọn là do vết thương nhẹ nên chủ quan sau đó bị nhiễm trùng uốn ván, dẫn đến tử vong sau vài ngày. Vậy nên trong bài viết này, Bảo Hộ Thiên Bằng sẽ chia sẻ những hướng xử lí khi giẫm phải đinh, bất kể là đinh rỉ hoặc không nhé!
Các bước xử lý khi giẫm phải đinh
1. Trường hợp nặng (không thể rút đinh)
Nếu bạn không thể rút cây đinh ra khỏi lòng bàn chân thì tuyệt đối đừng cố rút. Dùng gạc thưa cố định vật nhọn lại và nhanh chóng đến trạm y tế gần nhất để họ xử lý kịp thời.
2. Trường hợp nhẹ (có thể rút đinh)
Bước 1: Rút đinh ra từ từ khỏi lòng bàn chân.
Bước 2: Rửa sạch vết thương bằng nước ấm pha xà phòng.
Bước 3: Sát khuẩn trực tiếp vết thường bằng dung dịch cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch bêtadin.
Bước 4: Dùng băng gạc hở băng bó lại xung quanh vết thương.
Bước 5: Nếu bạn đã tiêm phòng uốn ván thì có thể yên tâm và đợi lành vết thương. Nếu chưa hoặc không nhớ là mình đã được tiêm ngừa uốn ván hay chưa thì nên đi tiêm ngừa cho đảm bảo an toàn.
Vì sao phải tiêm phòng uốn ván ngay sau khi giẫm phải đinh?
Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh. Đây là bệnh do một loại vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn uốn ván có mặt khắp nơi, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, thậm chí cả những vết thương rất nhỏ do chạm phải gai, dẫm vào đinh, trầy xước, giằm gỗ đâm vào tay,...
Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh - cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong, khi cơ hô hấp ngưng hoạt động.
Vết thương nào cũng có thể dẫn tới hiên tượng uốn ván, cho nên nếu bạn muốn bảo vệ an toàn cho đôi chân và sức khỏe của bản thân thì hãy trang bị ngay giày bảo hộ chống đinh và hãy dành chút thời giam đi tiêm uốn ván ngay đi.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
0 Bình luận:
Đăng nhận xét