Ông Công ông Táo là ngày lễ gì? Ngày lễ này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Đó là hai trong số rất nhiều điều thắc mắc của mọi người mỗi khi đến ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo. Bài viết dưới đây của Bảo hộ lao động Thiên Bằng sẽ giải đáp các thắc mắc trên một cách tỉ mỉ, chi tiết nhất.
Ông Công ông Táo diễn ra vào ngày nào?
Theo tục lệ từ xa xưa của ông cha ta, ngày 23 tháng chạp hàng năm tức là ngày 23/12 Âm lịch sẽ là ngày đưa ông Công ông Táo về trời hằng năm. Tùy thuộc vào từng năm Dương lịch thì ngày ông Công ông Táo sẽ thường rơi vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 Dương lịch.
Sự tích của tục cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Nguồn gốc của sự tích này tương truyền rằng có Thị Nhi có người chồng là Trọng Cao tuy rằng đã ở với nhau lâu năm nhưng vẫn chưa có con vì thế mà Trọng Cao thường xuyên gây sự, kiếm chuyện với vợ. Trong một lần cãi nhau Trọng Cao đã gây nên chuyện lớn và đuổi vợ ra khỏi nhà.
Khi Nhi bỏ nhà ra đi, lạc đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang hai người phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận về hành động của mình nên đã lên đường tìm kiếm vợ.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi nhận ra người hành khất là người chồng cũ nên mời vào nhà, nấu cơm thết đãi. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Vì sợ chồng nghi oan nên Thị Nhi bèn giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi hốt hoảng lao mình vào để cứu chồng cũ ra. Thấy vợ mình nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa.
Cảm động trước tình nghĩa của 3 người, nên Ngọc Hoàng đã phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt sẽ thường làm mâm cơm để đưa ông Công ông Táo lên chầu trời.
Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo
Với vai là một vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ của ông Táo thêm vào đó ông ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư của gia chủ và giữ bình yên cho mọi người trong ngôi nhà. Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên gặp Ngọc Hoàng để báo cáo về mọi chuyện của gia chủ để từ đó định đoạt công tội và thưởng phạt phân minh cho gia chủ. Táo quân sẽ trở lại trong đêm Giao thừa và tiếp tục thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.
Ngày ông Công ông Táo từ lâu đã đi vào tiềm thức của người Việt. Vì thế, vào ngày Tết, người dân sẽ làm mâm cúng để thể hiện lòng tôn kính với các vị thánh thần. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để mọi người quay trở lại nhà cùng sum họp, đoàn viên sau một năm làm ăn thất bát.
Tục thờ cúng ông Táo là một nét văn hoá đẹp, có đậm tính tâm linh, hướng về an lành của người Việt Nam. Hy vọng với bài viết hôm nay, đã cho bạn thấu hiểu hơn nữa về nguồn gốc, ý nghĩa của tập tục tốt đẹp trên.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Bảo hộ lao động Thiên Bằng về những điều bạn nên biết về ngày ông Công ông Táo. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về ngày Tết Nguyên Đán.
- HOTLINE: 0981.056.066 - 0966.831.477
- Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)
- HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 - P. Bình Hưng Hòa - Q. Bình Tân - TP.HCM. (Xem bản đồ)
- Website: www.ThienBang.com
0 Bình luận:
Đăng nhận xét