Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Trong xưởng may ở Nga, gần 20 tiếng mỗi ngày người lao động phải làm



Kể từ sau vụ xưởng may đen tại Nga bị bắt, nhiều lao động tại làng quê tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn chưa hết bàng hoàng, hãi hùng sau khoảng thời gian dài phải làm việc như khổ sai trong xưởng may đó.





Làm việc đến kiệt sức


Mới về lại được Huế vào giữa tháng 7, sau khi gia đình bỏ ra gần 30 triệu đồng để “chuộc”, em Hồ Thị Lành (SN 1991, trú xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) vẫn chưa hoàn hồn, cho hay, em đi xuất khẩu lao động sang Nga theo đường dây của ông Lê Gia Giáo ở thị xã Hương Thủy, chi phí trọn gói là 2.000 USD, không phải trả trước. Chỉ tốn 2 triệu để đi từ Huế ra Hà Nội, còn lại khi qua đó làm việc với thời gian 8 giờ/ngày, sẽ trả hết nợ trong khoảng 4 tháng.


Thiên Bằng là đại lý cấp 1 phân phối vải PangRim Hàn Quốc và có xưởng may quần áo bảo hộ riêng, nhận may đồng phục bảo hộ, may quần áo bảo hộ đảm bảo tiến độ, chất lượng và giá cả hợp lý


Nhưng trên thực tế, nhóm của Lành khi sang Nga ngày nào cũng phải làm việc 16 tiếng trở lên, có ngày làm 20 tiếng, thậm chí có ngày làm 22 tiếng không nghỉ. Đi suốt từ cuối tháng 7 năm ngoái đến này, không hề nhận lương nhưng khi muốn được về, gia đình Lành vẫn phải đóng thêm gần 30 triệu đồng.


Em Trần Thị Nở (SN 1990, trú xã Phú Xuân) đi cùng chuyến sang Nga với Lành, kể lại: “Có một số người khi làm việc mệt quá đã ngồi nghỉ, liền bị phạt tiền. Phản kháng lại thì bị chủ đánh”. Ba mẹ Nở làm nghề đánh cá nghèo khổ, phải chạy vạy khắp nơi mới lo đủ gần 30 triệu đồng cho Nở về nước.


Em Đặng Thị Phượng (ở xã Phú Xuân) nhớ lại ngày đầu tiên qua Nga, em được đưa đến một tòa nhà cao tầng ở TP Kaluga. Xưởng may nằm trên tầng 3 không có biển hiệu gì, hai tầng dưới để buôn bán và làm quán bar. Sau khi sắp xếp chỗ ngủ ở trong xưởng, em cùng nhiều người nữa bắt đầu công việc từ 7h sáng và kết thúc lúc 11h đêm, làm đúng 16 tiếng ròng. Những ngày sau, chủ bắt tăng cường độ công việc lên 20 tiếng/ngày.


Phản kháng là bị đánh!


“Một số công nhân Việt vì chịu không nổi đã bỏ trốn. Chủ bắt được đưa đến một xưởng may khác xa hơn trong thành phố. Nơi đó heo hút lắm. Họ bắt tụi em làm cật lực. Mỗi bữa ăn chỉ có nửa tiếng, xong rồi thì làm tiếp. Làm cả năm mà không thấy tiền bạc gì, một số người đình công thì bị chủ đánh. Một số người làm việc xong mệt như vậy còn phải đi dọn rác thải trong nhà máy” - Phượng kể tiếp.


Khi được hỏi, chủ có công khai sổ sách ghi tiền làm được, các em đều nói có. Nhưng các khoản như tiền ở, tiền ăn, thậm chí là tiền “bảo kê” để nộp cho các đầu mối ở Nga… tất cả đã trừ vào lương gần hết.


Ông Nguyễn Đức Hách (62 tuổi, trú thôn Phương Diên, xã Phú Diên, huyện Phú Vang) hiện vẫn còn 2 con trai đang làm ở xưởng may “chui” bên Nga. Đứa con thứ hai yếu hơn, chịu không nổi nên ông Hách lo tiền cho về trước. Còn đứa đầu phải ở lại làm việc thêm để trả nợ cho cả hai.


Trao đổi với bà Phan Thị Xuân, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang về vấn đề trên, bà Xuân tỏ ra rất... bất ngờ: “Tôi mới nghe thông tin như các anh nói chứ chưa biết. Hiện trên toàn huyện không có chương trình xuất khẩu lao động đi Nga. Có một số doanh nghiệp xuất khẩu người đi Malaysia, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc thôi nhưng trước khi đi chúng tôi phải cho đào tạo nghề, học tiếng, vay vốn, xem năng lực công ty ra sao… nhưng dân ít đi vì sợ tốn kém”.


Bà Xuân cho biết, nguyên do nhiều người dân bị lừa đi dễ dàng như vậy là do thấy đi không phải đóng tiền nên ai cũng thích. Bà Xuân khẳng định sẽ cho kiểm tra lại tình trạng này, từ đó có phương án giải quyết.


Được biết, ngoài huyện Phú Vang, nhiều người dân khác ở thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền, huyện Phong Điền cũng theo con đường này sang Nga và bị mắc kẹt trong những xưởng may bóc lột như trên.


Đại Dương

0 Bình luận:

Đăng nhận xét