Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015
Home »
vải pangrim
,
xưởng may
» Không chịu khuất phục trước số phận, cựu binh Nguyễn Thanh Tùng lập xưởng may
Không chịu khuất phục trước số phận, cựu binh Nguyễn Thanh Tùng lập xưởng may
Sau đây là một bài viết, một tấm gương của một cựu binh không chịu khuất phục trước số phận. Bằng nghị lực vượt khó của người lính, cựu binh Tùng đã tự tìm tòi, học hỏi và rồi mở xưởng may sản xuát thảm lau chân và đào tạo nghề cho nhiều lao động nghèo.
Cựu binh không chịu khuất phục trước số phận
Về xóm 11 hỏi thăm nhà ông, từ trẻ nhỏ tới người già ở đây không ai là không biết đến. May mắn gặp được người chỉ đường tận tình dẫn chúng tôi tới tận nhà ông, đúng lúc ông Tùng cùng vợ người cày người cuộc cũng vừa từ ngoài ruộng trở về nhà.
Vội vàng thay bộ quần áo lấm bẩn bùn đất đang mặc trên người, ông vào tiếp chuyện với chúng tôi với sự cởi mở, chân tình mến khách khiến cho khách cũng có cẩm giác gần gủi như chính người thân trong nhà mình vậy.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin xưởng may quần áo bảo hộ Thiên Bằng. Xưởng may chúng tôi nhận may bảo hộ, may đồng phục bảo hộ đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ với các chất liệu vải tốt nhất hiện nay cho quần áo bảo hộ như vải kaki,vải pangrim Hàn Quốc, vải cotton….
Một số hàng đã được đóng gói chuẩn bị tiêu thụ ngoài thị trường.
Khác hẳn với những gì trong suy nghĩ trước đó về một ông chủ của sơ cở sản xuất, ông Tùng có nước da đen rắn chắc, khuôn mặt hiền hậu. Và sâu thẳm trong đôi mắt có lẽ còn có sự mạnh mẽ, kiên cường, chịu khó của một người lính.
Ông Tùng cho biết, năm 1971 ông đi bộ đội ở chiến trường Quảng Trị, đến năm 1975 thì chuyển ra Miền Bắc và đến năm 1986 thì xuất ngũ về quê tham gia sản xuất.
Ông bà sinh được 4 người con, nhưng không được may mắn như các anh chị đầu, em Nguyễn Thị Thỏa (SN 1995) có lẽ do bị phơi nhiễm chất độc dioxin từ bố nên sinh ra không được bình thường, em bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ, có lớn nhưng không có khôn, và hiện giờ cũng không làm được việc gì cả.
Các con thì ngày một lớn dần, lại thêm con út mang bệnh tật khiến gia đình thêm kiệt quệ sau bao lần chạy chữa thuốc men. Sau bao năm đi bộ đội trở về sức khỏe cũng giảm sút đi nhiều, ông đau ốm thường xuyên. Vợ chồng cố gắng làm lụng quần quật nhưng đói nghèo vẫn cứ đám riết lấy gia đình.
Không chịu khuất phục trước khó khăn, số phận. Ông tự mày mò rồi học hỏi nhiều nơi và tập tành làm thảm lau chân để bán cải thiện thu nhập cho gia đình. Từ ngày đầu tiên còn nhiều bở ngỡ với việc tạo khuôn hình cho sản phẩm, may, cắt… đến nay không chỉ ông mà các thành viên trong gia đình đều có thể làm một cách thành thào mà không mất quá nhiều thời gian, lại tranh thủ được những lúc công việc nhàn rỗi nên tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho lao động nghèo
Nói về việc đã dạy nghề miễn phí cho nhiều người cũng như giúp họ có việc làm ổn định tạo thêm thu nhập cho gia đình, ông cho biết: “ Lúc đầu tôi cũng không nghĩ đến là sẽ tổ chức dạy nghề cho mọi người, vì bản thân mình chỉ muốn kiếm việc để làm thêm tăng thu nhập cho gia đình. Nhưng sau thấy nhu cầu của con em địa phương muốn học việc nhiều, trong đó cũng có nhiều người là con em của các thương bệnh binh trong làng, xã cũng như các xã khác biết đến nên đến nhà tìm, nên tôi tổ chức dạy cho các cháu miễn phí”.
Lúc đầu là những người dân quanh vùng đến xin học, tiếng lành dần đồn xa và cũng thông qua hội nạn nhân chất độc da cam ở các xã cũng như huyện Diễn Châu, nhiều người đã tìm đến ông để được học để có việc làm cho bản thân cũng như giúp đỡ gia đình mình. Hễ lúc nào có người đến học việc, không ngại vất vả, dù có bận gì ông cũng tranh thủ thời gian tận tình chỉ dạy, từ những bước đơn giản nhất đến bước khó khăn nhất để hoàn thành một tấm thảm lau chân.
Tranh thủ thời gian ông và mọi người trong gia đình đều có thể làm được.
“Từ lúc mới bắt đầu vào nghề cho đến nay xưởng sản xuất đã đi vào hoạt động được 4 năm. Tôi đã truyền nghề cho khoảng 50 người trong độ tuổi chủ yếu từ 20 – 25 tuổi, trong đó nhiều người là con em của các thương bệnh binh trong vùng cũng như các xã, huyện lân cận, với thu nhập bình quân mỗi người từ 1,500.000 – 2.000.000 đồng người/ tháng” – Ông Tùng niềm nở nói.
Giờ người làm chậm khoảng 30 phút mới hoàn thành một tấm thảm lâu chân, người làm nhanh chỉ mất 10 phút. Thay vì phải đi lại để làm ở nhà ông, giờ đa số mọi người đều lấy từ ông rồi đem về gia đình để làm. Sau đó ông tổ chức gom lại sản phẩm rồi trả tiền công theo số lượng. Người làm vừa không mất thời gian đi lại, vừa tranh thủ được lúc nhàn rỗi để làm việc nên năng suất cũng cao hơn.
Từ những ngày đầu còn sản xuất nhỏ lẻ, lại gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn tiêu thụ. Đến nay sản phẩm của ông đã được nhiều đại lý lớn ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… nhận đặt hàng nên thu nhập ổn định hơn, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động.
Mới đây, nhờ sự giúp đỡ của Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Nghệ An, hỗ trợ cho 40 triệu đồng, ông đã xây dựng cơ sở sản xuất khang trang hơn để tiện cho việc dạy nghề cho những ai có nhu cầu đến học, cũng như cho những ai muốn làm việc ngay tại xưởng nếu ở nhà không có máy khâu
Với những thành tích đã đạt được cũng như những đóng góp sức mình cho xã hội, cuối năm 2013 ông được vinh dự đi dự Đại hội tổng kết cuối năm của hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh nhà.
Ông Đậu Ngọc Căn – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Diễn Thành cho biết: “ Ông Tùng hiện nay là chi hội trưởng Hội cựu chiến binh xã nhà, là một người gương mẫu, nề nếp. Ông Tùng còn nhiệt tình giúp đỡ dạy nghề cho nhiều con em của địa phương cũng như các huyện lân cận, tại việc làm để họ có thu nhập, nên ai ai cũng quý mến ông ấy”.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét