Năm 2009, đã xảy 6.250 vụ tai nạn lao động khiến 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng, thiệt hại về vật chất hơn 39,3 tỷ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn chết người xảy ra trong ngành xây dựng là nhiều nhất.
Người thợ sơn công trình không được trang bị dây an toàn cũng như mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn
Đó là thông tin được Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra tại buổi công bố Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động và phòng cháy nổ lần thứ 12 (diễn ra từ 14-23/3 tại tỉnh Thái Nguyên).
Theo báo cáo, so với năm 2008, năm 2009 số vụ tai nạn lao động tăng 7,09%, tổng số nạn nhân tăng 6,18%. Năm 2008 xảy ra 508 vụ tai nạn lao động làm 573 người chết thì năm 2009 số vụ chết người giảm 1 vụ và số người chết giảm 23 người.
Điều đáng nói là những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng gây chết người vẫn rơi vào những lĩnh vực quen thuộc như xây dựng chiếm hơn 51,11% tổng số vụ, khai thác than và khoáng sản 15,53%; cơ khí chế tạo 5,93%; sản xuất vật liệu chiếm 2,96%; giao thông vận tải 2,96%; sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ 2,96%; luyện kim và xây lắp điện 2,22%... Nguyên nhân gây tai nạn chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao (chiếm 32%), điện giật ( 31%).
Thống kê sơ bộ của Bộ Y tế, số người chết do tai nạn lao động cấp cứu tại bệnh viện trong những năm gần đây cao hơn nhiều so với số thống kê từ các địa phương, bộ, ngành. Theo thống kê từ bệnh viện, mỗi năm có 1.655 người chết khi cấp cứu tại bệnh viện, còn theo số liệu từ các sở lao động - thương binh và xã hội, con số này từ năm 2006 - 2008 là 576.
Theo báo cáo, so với năm 2008, năm 2009 số vụ tai nạn lao động tăng 7,09%, tổng số nạn nhân tăng 6,18%. Năm 2008 xảy ra 508 vụ tai nạn lao động làm 573 người chết thì năm 2009 số vụ chết người giảm 1 vụ và số người chết giảm 23 người.
Điều đáng nói là những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng gây chết người vẫn rơi vào những lĩnh vực quen thuộc như xây dựng chiếm hơn 51,11% tổng số vụ, khai thác than và khoáng sản 15,53%; cơ khí chế tạo 5,93%; sản xuất vật liệu chiếm 2,96%; giao thông vận tải 2,96%; sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ 2,96%; luyện kim và xây lắp điện 2,22%... Nguyên nhân gây tai nạn chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao (chiếm 32%), điện giật ( 31%).
Thống kê sơ bộ của Bộ Y tế, số người chết do tai nạn lao động cấp cứu tại bệnh viện trong những năm gần đây cao hơn nhiều so với số thống kê từ các địa phương, bộ, ngành. Theo thống kê từ bệnh viện, mỗi năm có 1.655 người chết khi cấp cứu tại bệnh viện, còn theo số liệu từ các sở lao động - thương binh và xã hội, con số này từ năm 2006 - 2008 là 576.
Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, công tác điều tra các vụ tai nạn lao động hiện còn rất chậm. Năm 2009 cả nước đã xảy ra 507 vụ nghiêm trọng gây chết người nhưng đến tháng 2/2010 Bộ mới nhận được 135 biên bản điều tra.
Các sản phâm hỗ trợ: quần áo bảo hộ xây dựng hay giày bảo hộ mũi sắt chống đâm xuyên.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét