Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BXD về việc tăng
cường thực hiện các quy định đảm bảo An toàn - Vệ sinh lao động và
Phòng chống cháy nổ trong ngành Xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều. Trong đó nhiều công trình có qui mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp; lực lượng lao động tham gia, trong đó có cả lao động nước ngoài tăng nhanh. Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều công trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng công trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Công tác an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phòng chống cháy nổ (PCCN) đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn.
Tuy
nhiên, ở một số đơn vị việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ & PCCN
chưa được nghiêm túc. Không ít đơn vị tuy có tổ chức cho cán bộ, nhân
viên và người lao động học tập và triển khai thực hiện các quy định về
bảo đảm ATVSLĐ & PCCN nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả mang
lại chưa cao. Tình trạng mất an toàn, mất vệ sinh trong lao động, để xảy
ra cháy nổ còn khá phổ biến, đặc biệt tai nạn lao động có chiều hướng
gia tăng, mà nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người
lao động chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ
& PCCN.
Do vậy, yêu cầu về đảm bảo ATVSLĐ & PCCN trong quá trình thi công các công trình xây dựng là hết sức quan trọng và cần được các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, cũng như người lao động trực tiếp thi công xây dựng các công trình nhận thức rõ hơn nữa về trách nhiệm của đơn vị cũng như cá nhân trong quá trình lao động. Để khắc phục và chấn chỉnh tình hình trên, đồng thời nhằm phát huy hiệu quả các quy định về đảm bảo ATVSLĐ&PCCN trong ngành Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị trong ngành phối hợp với cấp công đoàn cơ sở tập trung thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các quy định đã ban hành về ATVSLĐ & PCCN nhằm hạn chế tai nạn lao động xảy ra, đồng thời giúp người lao động nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình khi tham gia thi công xây dựng và lao động tại các cơ sở sản xuất.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức mặt bằng thi công tại các công trường xây dựng và yêu cầu về an toàn điện khi thi công xây dựng. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường để mọi người biết và chấp hành.
3. Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ huy PCCC tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;
Phương án PCCN phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội PCCN, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động.
4. Các chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATLĐ của các nhà thầu. Kiên quyết dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về ATLĐ. Nếu nhà thầu không có các biện pháp khắc phục phù hợp phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.
5. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị và công trình. Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác ATLĐ trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác ATLĐ trong quá trình thi công.
6. Những người tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được huấn luyện ATLĐ và có thẻ ATLĐ theo quy định.
7. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
8. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định báo cáo về tình hình ATLĐ trong thi công xây dựng theo Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng các địa phương có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình ATLĐ trong thi công xây dựng và cung cấp thông tin nhà thầu vi phạm ATLĐ trên địa bàn.
Bộ Xây dựng giao Vụ Quản lý hoạt động xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện ATVSLĐ & PCCN tại các đơn vị, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, khắc phục kịp thời.
Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này nhằm đảm bảo an toàn, ngăn chặn tai nạn trong lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho công nhân viên chức lao động ở mỗi đơn vị trong Ngành.
Theo Bộ Xây dựng, Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều. Trong đó nhiều công trình có qui mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp; lực lượng lao động tham gia, trong đó có cả lao động nước ngoài tăng nhanh. Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều công trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng công trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Công tác an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phòng chống cháy nổ (PCCN) đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn.
Cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, dây an toàn và mũ bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng
Do vậy, yêu cầu về đảm bảo ATVSLĐ & PCCN trong quá trình thi công các công trình xây dựng là hết sức quan trọng và cần được các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, cũng như người lao động trực tiếp thi công xây dựng các công trình nhận thức rõ hơn nữa về trách nhiệm của đơn vị cũng như cá nhân trong quá trình lao động. Để khắc phục và chấn chỉnh tình hình trên, đồng thời nhằm phát huy hiệu quả các quy định về đảm bảo ATVSLĐ&PCCN trong ngành Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị trong ngành phối hợp với cấp công đoàn cơ sở tập trung thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các quy định đã ban hành về ATVSLĐ & PCCN nhằm hạn chế tai nạn lao động xảy ra, đồng thời giúp người lao động nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình khi tham gia thi công xây dựng và lao động tại các cơ sở sản xuất.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức mặt bằng thi công tại các công trường xây dựng và yêu cầu về an toàn điện khi thi công xây dựng. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường để mọi người biết và chấp hành.
3. Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ huy PCCC tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;
Phương án PCCN phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội PCCN, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động.
4. Các chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATLĐ của các nhà thầu. Kiên quyết dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về ATLĐ. Nếu nhà thầu không có các biện pháp khắc phục phù hợp phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.
5. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị và công trình. Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác ATLĐ trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác ATLĐ trong quá trình thi công.
6. Những người tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được huấn luyện ATLĐ và có thẻ ATLĐ theo quy định.
7. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
8. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định báo cáo về tình hình ATLĐ trong thi công xây dựng theo Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng các địa phương có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình ATLĐ trong thi công xây dựng và cung cấp thông tin nhà thầu vi phạm ATLĐ trên địa bàn.
Bộ Xây dựng giao Vụ Quản lý hoạt động xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện ATVSLĐ & PCCN tại các đơn vị, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, khắc phục kịp thời.
Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này nhằm đảm bảo an toàn, ngăn chặn tai nạn trong lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho công nhân viên chức lao động ở mỗi đơn vị trong Ngành.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét