Từ ngày 01 - 21/6, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác An toàn, vệ sinh lao
động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) tại 24 đơn vị trong ngành. Qua
kiểm tra cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATLĐ.
Những người thợ xây dựng không được trang bị quần áo bảo hộ, dây an toàn cũng như mũ bảo hộ lao động.
Hầu hết các đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN theo quy định của pháp luật. Một số đơn vị đã lập và quản lý hồ sơ ATVSLĐ khá tốt như VIGLACERA Tiên Sơn - Bắc Ninh, VIGLACERA Thanh Trì - Hà Nội (TCty VIGLACERA); Cty CP Xây dựng số 1, Cty CP Xây dựng số 4 (TCty Xây dựng Hà Nội); LILAMA 10 (TCty LILAMA)... Bên cạnh đó còn một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác lập và quản lý hồ sơ ATVSLĐ; đặc biệt có đơn vị còn chưa lập kế hoạch ATVSLĐ năm 2011 như Cty Vimexco (Thuỷ điện Ngòi Phát); Cty CP VINACONEX 6, Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52 (dự án khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình 2 - Hà Nội)…
Tại các công trường xây dựng, khu vực sản xuất, đa số các đơn vị đều thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn đã được lập và phê duyệt theo quy định, có sàn công tác, lan can bảo vệ các biên công trình, có biện pháp chống ngã cao, có che chắn các vật rơi trên cao xuống; nhà xưởng thoáng, thông gió tốt; có biện pháp chống bụi, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Trên mặt bằng thi công có biển chỉ dẫn, biển cảnh báo những nơi nguy hiểm; có nội quy làm việc, nội quy ATLĐ trên công trường, quy trình vận hành, thao tác các máy, thiết bị; có cán bộ an toàn thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, mặt bằng thi công gọn gàng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường xây dựng.
Tuy nhiên còn có đơn vị tổ chức mặt bằng công trường chưa tuân thủ theo quy định tại Điều 74, Luật Xây dựng và Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91. Trên công trường còn thiếu nhiều biển báo; không có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung, cầu dao phân đoạn, các tủ điện. Tại các công trường thi công nhà cao tầng, các lối ra, vào, lên, xuống công trình, các lỗ xuyên sàn còn thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn; trên các tầng đang thi công, hầu như không có nơi đi vệ sinh cho người lao động, thiếu các biện pháp chống bụi khi đưa vật liệu, phế thải xuống. Tại các công trình thuỷ điện còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về ngã cao, sạt lở đất, thiếu các biển cảnh báo giao thông (Thuỷ điện Lai Châu); tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về điện và ngã cao tại khu vực thi công trên đập và khu vực lắp tổ máy số 3 (Thuỷ điện Sơn La)...
Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cho biết, qua kiểm tra cho thấy các đơn vị đều ý thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất tại các DN nên chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, có nhiều biện pháp và hoạt động thiết thực trong công tác đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo tốt đời sống cho người lao động, đảm bảo uy tín và thúc đẩy sản xuất của DN phát triển. Tuy nhiên tại một số công trường thi công xây dựng, các đơn vị phải thường xuyên rà soát kiểm tra công tác ATVSLĐ, tuyên truyền, giáo dục người lao động để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.
Trang bị hỗ trợ: giày bảo hộ lao động hay lưới xây dựng an toàn.
Những người thợ xây dựng không được trang bị quần áo bảo hộ, dây an toàn cũng như mũ bảo hộ lao động.
Hầu hết các đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN theo quy định của pháp luật. Một số đơn vị đã lập và quản lý hồ sơ ATVSLĐ khá tốt như VIGLACERA Tiên Sơn - Bắc Ninh, VIGLACERA Thanh Trì - Hà Nội (TCty VIGLACERA); Cty CP Xây dựng số 1, Cty CP Xây dựng số 4 (TCty Xây dựng Hà Nội); LILAMA 10 (TCty LILAMA)... Bên cạnh đó còn một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác lập và quản lý hồ sơ ATVSLĐ; đặc biệt có đơn vị còn chưa lập kế hoạch ATVSLĐ năm 2011 như Cty Vimexco (Thuỷ điện Ngòi Phát); Cty CP VINACONEX 6, Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52 (dự án khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình 2 - Hà Nội)…
Tại các công trường xây dựng, khu vực sản xuất, đa số các đơn vị đều thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn đã được lập và phê duyệt theo quy định, có sàn công tác, lan can bảo vệ các biên công trình, có biện pháp chống ngã cao, có che chắn các vật rơi trên cao xuống; nhà xưởng thoáng, thông gió tốt; có biện pháp chống bụi, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Trên mặt bằng thi công có biển chỉ dẫn, biển cảnh báo những nơi nguy hiểm; có nội quy làm việc, nội quy ATLĐ trên công trường, quy trình vận hành, thao tác các máy, thiết bị; có cán bộ an toàn thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, mặt bằng thi công gọn gàng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường xây dựng.
Tuy nhiên còn có đơn vị tổ chức mặt bằng công trường chưa tuân thủ theo quy định tại Điều 74, Luật Xây dựng và Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91. Trên công trường còn thiếu nhiều biển báo; không có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung, cầu dao phân đoạn, các tủ điện. Tại các công trường thi công nhà cao tầng, các lối ra, vào, lên, xuống công trình, các lỗ xuyên sàn còn thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn; trên các tầng đang thi công, hầu như không có nơi đi vệ sinh cho người lao động, thiếu các biện pháp chống bụi khi đưa vật liệu, phế thải xuống. Tại các công trình thuỷ điện còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về ngã cao, sạt lở đất, thiếu các biển cảnh báo giao thông (Thuỷ điện Lai Châu); tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về điện và ngã cao tại khu vực thi công trên đập và khu vực lắp tổ máy số 3 (Thuỷ điện Sơn La)...
Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cho biết, qua kiểm tra cho thấy các đơn vị đều ý thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất tại các DN nên chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, có nhiều biện pháp và hoạt động thiết thực trong công tác đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo tốt đời sống cho người lao động, đảm bảo uy tín và thúc đẩy sản xuất của DN phát triển. Tuy nhiên tại một số công trường thi công xây dựng, các đơn vị phải thường xuyên rà soát kiểm tra công tác ATVSLĐ, tuyên truyền, giáo dục người lao động để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.
Trang bị hỗ trợ: giày bảo hộ lao động hay lưới xây dựng an toàn.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét