Bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu chiếc mô-tô phân khối lớn trong mơ,
thì không nên tiếc khi trang bị cho mình và chiếc xe những món đồ bảo hộ
phù hợp.
Đồ bảo hộ là phụ kiện thiết yếu bảo vệ cho bạn và cả chiếc xe
Xe
phân khối lớn (PKL) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt những chiếc
SuperSport nhập tịch Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Bỏ qua câu
chuyện điều kiện lưu thông tại Việt Nam, điều khiển một chiếc PKL luôn
tiềm tàng nhiều nguy cơ tai nạn. Ngoài kỹ năng điều khiển, việc trang bị
những món đồ bảo hộ cho người lái và chiếc xe ngày càng chứng tỏ sự cần
thiết.
Đồ bảo hộ cho người lái
Đối với người điều khiển xe, về cơ bản, các lựa chọn đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, quần áo bảo hộ, găng tay và giày bảo hộ chuyên dụng để chạy xe.
Nắm bắt nhu cầu này, các hãng sản xuất đồ bảo hộ đã nghiên cứu, phát triển nhiều dòng đồ bảo hộ phục vụ những nhu cầu chạy xe nhất định, cơ bản gồm : phục vụ đua chuyên nghiệp, đi đường dài (touring) và sử dụng hàng ngày (urban).
Thương
hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng thế giới AGV rất được dân chạy phân khối lớn
từ Sport tới touring và cả các tay đua chuyên nghiệp ưa chuộng
Ngoài những bộ đồ chuyên nghiệp thì đồ bảo hộ để chạy đường dài (touring) được ưa chuộng nhất tại Việt Nam trong khi dòng đồ bảo hộ sử dụng hàng ngày lại ít được chú tâm tới. Một phần bởi tâm lý chỉ chạy xe trong phố, tốc độ không cao thì không cần đồ bảo hộ vì vướng víu và nóng, cộng với việc số lượng "biker" tăng nhanh thời gian qua nhờ bằng A2 được mở rộng, trong khi số giờ chạy xe không nhiều khiến một bộ phận coi thường sự quan trọng của các món đồ bảo hộ.
Tại các nước công nghiệp sản xuất xe hai bánh lâu đời như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì đồ bảo hộ là món đồ không thể thiếu đối với những người điều khiển xe. Thậm chí ở một số nước, điều này được quy định trong luật như tối thiểu phải có mũ bảo hiểm cả đầu (fullface, khác với quy định mũ bảo hiểm ½ như ở VIệt Nam) hay ở Thụy Điển nếu chạy xe hai bánh không sử dụng đồ bảo hộ toàn diện thì bạn sẽ bị xử phạt theo luật định dù chỉ chạy xe 50cc.
Dòng quần bảo hộ urban của UglyBros với thiết kế thời trang, xô đổ định kiến về sự bất tiện của đồ bảo hộ chạy mô tô.
Kể tới đồ bảo hộ dành cho sử dụng trong đô thị (urban) thì có rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng thế giới như AlpineStar, Icon, Dainese, AGV,...
Dòng bảo hộ cho sử dụng trong đô thị thường là đồ rời và mặc như quần áo hàng ngày. Chúng sở hữu vật liệu chế tạo có độ bền cao, chịu ma sát mài mòn tốt, thường có tối thiểu 2 lớp với khả năng cản gió tốt và bảo vệ người lái khỏi sức nóng từ động cơ lớn. Ngoài ra không thể thiếu những miếng bảo vệ các bộ phận dễ tổn thương khi tai nạn như cổ, vai, lưng, ngực, cùi chỏ, hông, đầu gối và bàn chân. Mũ bảo hộ cũng là một lựa chọn tuyệt với cho dân PKL.
Đối với người điều khiển xe, về cơ bản, các lựa chọn đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, quần áo bảo hộ, găng tay và giày bảo hộ chuyên dụng để chạy xe.
Nắm bắt nhu cầu này, các hãng sản xuất đồ bảo hộ đã nghiên cứu, phát triển nhiều dòng đồ bảo hộ phục vụ những nhu cầu chạy xe nhất định, cơ bản gồm : phục vụ đua chuyên nghiệp, đi đường dài (touring) và sử dụng hàng ngày (urban).
Ngoài những bộ đồ chuyên nghiệp thì đồ bảo hộ để chạy đường dài (touring) được ưa chuộng nhất tại Việt Nam trong khi dòng đồ bảo hộ sử dụng hàng ngày lại ít được chú tâm tới. Một phần bởi tâm lý chỉ chạy xe trong phố, tốc độ không cao thì không cần đồ bảo hộ vì vướng víu và nóng, cộng với việc số lượng "biker" tăng nhanh thời gian qua nhờ bằng A2 được mở rộng, trong khi số giờ chạy xe không nhiều khiến một bộ phận coi thường sự quan trọng của các món đồ bảo hộ.
Tại các nước công nghiệp sản xuất xe hai bánh lâu đời như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì đồ bảo hộ là món đồ không thể thiếu đối với những người điều khiển xe. Thậm chí ở một số nước, điều này được quy định trong luật như tối thiểu phải có mũ bảo hiểm cả đầu (fullface, khác với quy định mũ bảo hiểm ½ như ở VIệt Nam) hay ở Thụy Điển nếu chạy xe hai bánh không sử dụng đồ bảo hộ toàn diện thì bạn sẽ bị xử phạt theo luật định dù chỉ chạy xe 50cc.
Kể tới đồ bảo hộ dành cho sử dụng trong đô thị (urban) thì có rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng thế giới như AlpineStar, Icon, Dainese, AGV,...
Dòng bảo hộ cho sử dụng trong đô thị thường là đồ rời và mặc như quần áo hàng ngày. Chúng sở hữu vật liệu chế tạo có độ bền cao, chịu ma sát mài mòn tốt, thường có tối thiểu 2 lớp với khả năng cản gió tốt và bảo vệ người lái khỏi sức nóng từ động cơ lớn. Ngoài ra không thể thiếu những miếng bảo vệ các bộ phận dễ tổn thương khi tai nạn như cổ, vai, lưng, ngực, cùi chỏ, hông, đầu gối và bàn chân. Mũ bảo hộ cũng là một lựa chọn tuyệt với cho dân PKL.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét