Đằng sau mỗi vụ tai nạn lao động là thiệt hại nặng nề về vật chất, về cả người và của.
Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho những thiệt hại này.
Người lao động thì bị thiệt hại về cơ thể, người sử dụng lao động thì thiệt hại về vật chất.
Ai là người thiệt thòi nhất ở đây. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Theo thống kê doanh nghiệp thiệt hại 51 triệu đồng từ mỗi vụ tai nạn lao động.
Các vụ tai nạn lao động năm 2011 đã leo lên tới con số 5.896, cướp đi sinh mạng của 574 người và khiến hơn 1.100 người “thập tử nhất sinh”. Suy cho cùng thì người lao động là người bị thiệt thòi nhất: chết hoặc mất khả năng lao động, gia đình sẽ buồn đau vì mất mát, con thiếu cha (mẹ), vợ chồng xa nhau, đổ vỡ gia đình, mất mát hạnh phúc …
Tuy vậy, về phía doanh nghiệp, tính ra doanh nghiệp cũng thiệt hại nặng nề, thậm chí là “phá sản”, chịu trách nhiệm vô hạn hoặc giải thể doanh nghiệp nếu để xảy ra tai nạn chết người tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình.
Theo thông báo “Tình hình tai nạn lao động năm 2011” của thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh thì cả nước có hơn 6.000 người bị tai nạn lao động trong đó 574 người tử vong. Các địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn trong quá trình lao động dẫn đến chết người nhất rơi vào TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên…
Ngành nghề và lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng có thể kể sơ lược qua như: khai thác mỏ, xây dựng, sản xuất gia công kim loại-nguyên phụ liệu-may mặc, cơ khí chế tạo, vận hành máy-lò hơi ….
Điều đáng nói là 30% nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động xuất phát từ sự lơ là, xem thường an toàn lao động của các chủ doanh nghiệp. Mặc dù cơ quan chức năng bắt buộc trang bị an toàn lao động cho những ngành quy định, khuyến cáo trang bị dụng cụ an toàn lao động để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tuy vậy, ý thức chấp hành an toàn của doanh nghiệp ở nhiều nơi vẫn bị bỏ ngỏ.
>> Xem thêm: Bình cứu hoả, bình chữa cháy
Minh chứng rõ ràng rằng có tới 82 vụ tai nạn do doanh nghiệp không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Hơn nữa, số vụ tai nạn do không có thiết bị an toàn là 137 và có thiết bị nhưng không đảm bảo an toàn lên 186 vụ.
Thêm nữa, điều mà doanh nghiệp chưa nhận ra rằng, tai nạn lao động gây thiệt hại rất lớn cho chính mình? Năm 2011, tổng phí tổn do tai nạn lao động lên đến gần 300 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản hơn 5,8 tỉ đồng. Tính trung bình cứ mỗi vụ tai nạn lao động xảy ra gây thiệt hại lên tới 51 triệu đồng. Ngoài ra, trung bình mỗi lần bị nạn, người lao động phải nghỉ 112 ngày.
Nếu chỉ tính mỗi ngày, người lao động làm ra 200.000 đồng thì người bị hại nghỉ làm cho doanh nghiệp mất đi 22.400.000 đồng. Không những thế, số thiệt hại còn nhân lên gấp nhiều lần. Đó là phải tính lương cho người bị nạn những ngày không làm, trả chi phí bệnh viện và bồi thường thiệt hại sức khỏe cho người lao động.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị nộp phạt khoản đáng kể khi để xảy ra tai nạn do thiếu hoặc không trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Tuy nhiên, doanh nghiệp còn mất nhiều khoản vô hình khó nhận ra được. Trước hết, khi tai nạn xảy ra, đơn vị mất tạm thời hay dài hạn lao động lành nghề. Để bù khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp phải tuyển người và đào tạo lại. Chi phí cho nguồn nhân lực mới luôn cao hơn nhân lực cũ và phải mất một thời gian mới ổn định lại nhân sự.
Khi tai nạn lao động xảy ra cũng là lúc doanh nghiệp trở nên “nổi tiếng không mong đợi” hay “thương hiệu ấn tượng không đẹp”. Bị mất uy tín, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề cả về hữu hình lẫn vô hình.
Nếu không quản lý cẩn thận, doanh nghiệp còn bị dính vào rắc rối kiện cáo của người bị hại, rồi thanh tra, điều tra hay giám sát của cơ quan chức năng, và dĩ nhiện doanh nghiện được truyền tụng là Công ty X có “môi trường lao động không an toàn”.
Theo các chuyên gia ngành an toàn lao động, 70% nguyên nhân còn lại có một phần là do người lao động chưa nhận thức đầy đủ về an toàn lao động trong môi trường làm việc của mình.
Người lao động không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người chủ doanh nghiệp về việc thiếu trang bị dụng cụ an toàn lao động, mà chính người lao động phải tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn lao động, tự tìm hiểu thêm luật pháp quy định về chế độ an toàn lao động.
>> Xem thêm: Quần áo bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động
Người lao động có thể từ chối hoặc đơn phương chấm dứt làm việc những nơi có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình, hoặc dừng làm việc cho đến khi người chủ phải trang bị đầy đủ những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết.
Đối với người viết bài này, tôi rất hiếm thấy những Trung tâm dạy nghề nào có đào tạo kiến thức an toàn lao động miễn phí cho những học viên nghề mới ra trường, lao động phổ thông, công nhân hành nghề tự do … để họ ý thức hơn về an toàn lao động mọi lúc mọi nơi trong môi trường làm việc của mình. Nếu có những trung tâm đào tạo miễn phí như vậy thật đáng hoan nghênh!
Để hạn chế tối thiểu số vụ tai nạn lao động, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng phải đào tạo ý thức an toàn lao động cho công nhân cũng như những người quản lý định kỳ và thường xuyên. Tại mỗi doanh nghiệp cần có và hoàn thiện bộ máy làm công tác an toàn lao động.
Nguồn tổng hợp từ Internet
0 Bình luận:
Đăng nhận xét