Để các doanh nghiệp cũng như người dân chấp hành nghiêm ngặt chế độ an toàn trong lao động, nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật quy định về bảo hộ lao động đối với cả doanh nghiệp và người lao động.
Sau đây là Chi tiết về nội dung của văn bản pháp luật quy định về bảo hộ lao động
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa X, Hiến pháp nước công hòa xã hội Việt Nam ban hành năm 1992 đã có một số điều được sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình xã hội cũng như những đổi mới trong thời kì xã hội phát triển, qua đó chỉ rõ:
- Quy định cụ thể Tại điều 56 :
Chế độ bảo hộ lao động, chính sách được Nhà nước ban hành.
Nhà nước quy định đối với những người làm công ăn lương và viên chức Nhà nước về các khung thời gian trong lao động, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội cũng như chế độ lương đối với người lao động, khuyến khích thúc đẩy phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác.
- Về bảo hộ lao động, tại các điều 39, 61, 63 cũng có quy định bổ sung thêm nội dung khác như: Các luật, pháp lệnh và bộ luật lao động khác có liên quan đến bảo hộ lao động, vệ sinh lao động:
Được Quốc hội thông qua ngày 23-6-1994 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1995: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, các nguyên tắc quản lý và sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất được quy định trong Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những chương trình liên quan đến bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động trong Bộ luật lao động bao gồm:
Chương VII: Quy định cụ thể rõ ràng về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
Chương IX: Quy định về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động như việc trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động, dây đai an toàn,…các phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình cứu hoả, bình chữa cháy,….
Chương X: Lao động nữ với những quy định riêng.
Chương XI: Những quy định dành riêng với đối tượng lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
Chương XII: Bảo hiểm xã hội và những quy định cần biết.
Chương XVI: Thanh tra Nhà nước và những quy định cần biết.
Một số luật có liên quan đến bảo hộ lao động, vệ sinh lao động:
- Ban hành năm 1989, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Ban hành năm 2005, Luật bảo vệ môi trường
- Ban hành năm 1990, Luật Công đoàn.
Hệ thống các văn bản quy định của các bộ ngành chức năng, Chính phủ và hệ thống các quy phạm, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống các quy định, tiêu chuẩn về bảo hộ lao động về bảo hộ lao động theo công tác, theo nghề. Cùng với các thông tư, quyết định của các bộ, các nghị định của Chính phủ, ngành chức năng, hệ thống các quy phạm, tiêu chuẩn về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các quy trình về bảo hộ an toàn lao động bao gồm:
- Quy phạm, tiêu chuẩn cấp Nhà nước.
- Quy phạm, tiêu chuẩn cấp ngành.
- Quy định, nội quy của đơn vị sản xuất ban hành với mục đích nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.
Việc đảm bảo an toàn lao động cần thực hiện nghiêm theo quy định của nhà nước.
Như ta được biết, trong vấn đề về bảo hộ lao động hàm chứa rất nhiều nội dung quan trọng cần được nhanh chóng cập nhật và thực hiện đầy đủ, việc đảm bảo thực hiện đúng theo những hướng dẫn, nghị định, thông tư chỉ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động là điều hết sức cấp bách, thiết thực và cần thiết.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét