Chủ quan, xem nhẹ nguy cơ sẽ khó tránh hậu quả
Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về ATVS lao động và phòng chống
cháy nổ, nâng cao chất lượng phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ
lao động; làm cho việc bảo đảm ATVS lao động, phòng chống cháy nổ không
phải chỉ là trách nhiệm bắt buộc mà còn trở thành ý thức thường trực,
thói quen sống và làm việc của tất cả mọi người- nhất là người lao động
và người sử dụng lao động.
Hiện
nay, tình hình tai nạn lao động vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ
tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn cứ xảy ra. Trước thực trạng đó, vừa
qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tây Ninh đã tổ chức một cuộc hội
thảo bàn về các biện pháp phòng ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp và cháy
nổ trong lao động với sự tham gia của nhiều ngành liên quan. Dưới đây là
phần lược ghi của phóng viên tại cuộc hội thảo này (tựa bài do toà soạn
đặt).
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động cần phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Công tác ATVS lao động được triển khai thường xuyên đến 9 huyện, thành phố trong tỉnh. Công tác ATVS lao động trong các doanh nghiệp đã được cải thiện; nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tuy vậy…
Còn nhiều vi phạm
Trong thực tế, tình hình vẫn còn những diễn biến đáng lo ngại. Chỉ tính riêng trong 3 năm qua, trên địa bàn Tây Ninh đã xảy ra 81 vụ tai nạn lao động làm 22 người chết, 37 người bị thương nặng, nhiều người bị thương nhẹ. Nguyên nhân chính là do người lao động vi phạm các nội quy, quy trình, tiêu chuẩn về ATVS lao động.
Một số doanh nghiệp còn để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện công tác ATVS lao động và phòng chống cháy nổ. Chẳng hạn như không xây dựng kế hoạch bảo hộ hằng năm; không ban hành, niêm yết quy trình vận hành an toàn lao động tại nơi làm việc; không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân; không thành lập bộ phận y tế doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp tư nhân thuộc các lĩnh vực sản xuất như cán tôn, nước đá cây thường vi phạm các quy định về ATVS lao động như không kiểm định và đăng ký các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt; không huấn luyện ATVS lao động cho người lao động;
Không có bảng chỉ dẫn ATVS lao động đối với các loại thiết bị đặt tại nơi làm việc, hoặc tuy có bảng chỉ dẫn nhưng lại đặt ở vị trí không phù hợp (không đáp ứng yêu cầu dễ thấy, dễ đọc); không tự kiểm tra, đánh giá các yêu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
Ngoài các hành vi vi phạm về ATVS lao động và phòng chống cháy nổ, các doanh nghiệp còn vi phạm về chính sách lao động. Trong 3 năm qua, có 24 doanh nghiệp vi phạm hành chính về lao động và đã bị Sở LĐ-TB&XH phạt gần 400 triệu đồng. Các doanh nghiệp này cũng đã được nhắc nhở khắc phục các lỗi vi phạm như tiến hành kiểm định máy móc, đào tạo công nhân vận hành thiết bị, bố trí lại hệ thống điện cho bảo đảm an toàn vv…vv…
Đại diện Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PC66) thuộc Công an Tây Ninh cho biết, 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ cháy nổ và 71 vụ cứu nạn cứu hộ, qua đó ước tính thiệt hại gần 63 tỷ đồng.
Trong đó có những vụ cháy nổ gây thiệt hại rất lớn về tài sản, ví dụ như Công ty TNHH Topfield Việt Nam, toạ lạc tại ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu đã để xảy ra cháy đến hai lần (vào năm 2012 và 2015), tổng thiệt hại khoảng 52 tỷ đồng.
Còn vụ cháy xảy ra vào năm 2013 ở Công ty TNHH Phú Quang thuộc Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III (Trảng Bàng) đã gây thiệt hại hơn 36 tỷ đồng. Công ty TNHH Parkcorp- cũng nằm trong Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III và cũng có một vụ cháy vào năm 2013 với tổng thiệt hại tài sản do “bà hoả” gây ra ước tính khoảng 1,4 tỷ đồng.
Ở khu dân cư thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên cũng từng xảy ra một vụ cháy gây tổn thất hơn 5 tỷ đồng. Trong công tác cứu hộ cứu nạn, lực lượng chức năng đã tìm kiếm, vớt xác 13 nạn nhân bị đuối nước, hỗ trợ hơn 40 nạn nhân của các sự cố tai nạn khác.
Theo nhận định của Phòng PC66, Tây Ninh nằm trong khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đồng bộ thì khó kéo giảm số vụ cháy và mức độ thiệt hại do cháy gây ra. Đóng góp cho cuộc hội thảo, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đưa ra những lời cảnh báo đáng quan tâm.
Trong quá trình sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như bụi, tiếng ồn, hoá chất độc hại… Việc tiếp xúc các yếu tố này trong một thời gian dài sẽ làm giảm khả năng lao động, làm phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp.
Năm 2013, Trung tâm Y tế dự phòng Tây Ninh đã tiến hành điều tra công tác y tế lao động tại 123 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy một tỷ lệ lớn người lao động có nguy cơ mắc bệnh điếc- một loại bệnh không thể chữa khỏi được.
Đây là vấn đề rất khó khắc phục đối với doanh nghiệp nhưng rất dễ giải quyết đối với người lao động; bởi người lao động chỉ cần đeo nút tai chống ồn là bảo đảm an toàn cho… màng nhĩ của mình.
“Phòng bệnh” luôn dễ dàng và hiệu quả hơn “chữa bệnh”, vì thế các doanh nghiệp cần quan tâm trang bị nút tai chống ồn và có biện pháp yêu cầu người lao động đeo nút tai chống ồn tại các vị trí có độ ồn âm thanh lớn.
Các doanh nghiệp còn phải thường xuyên thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc phù hợp với điều kiện sức khoẻ và thể trạng. Cũng theo nhận định của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: môi trường làm việc tại các khu nhà xưởng của một số doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, vỏ ruột xe, thuộc da hoặc vải giả da trong tỉnh thường không đạt tiêu chuẩn an toàn về độ ồn, độ rung, ánh sáng, bụi bặm…
Công tác tập huấn sơ cấp cứu cho người lao động ít được các doanh nghiệp quan tâm, việc trang bị dụng cụ cứu thương gần như không được thực hiện.
Tại hội thảo, đại biểu Sở LĐ-TB&XH đưa ra một số biện pháp quản lý Nhà nước như: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về ATVS lao động và phòng chống cháy nổ, nâng cao chất lượng phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động;
Làm cho việc bảo đảm ATVS lao động, phòng chống cháy nổ không phải chỉ là trách nhiệm bắt buộc mà còn trở thành ý thức thường trực, thói quen sống và làm việc của tất cả mọi người- nhất là người lao động và người sử dụng lao động.
Các đơn vị sử dụng lao động không được bố trí người chưa được huấn luyện an toàn lao động theo quy định vào làm việc. Các cơ quan chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định Nhà nước về ATVS lao động và phòng chống cháy nổ; kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật về ATVS lao động và phòng chống cháy nổ; hướng tới xây dựng “văn hoá ATVS lao động” trong mỗi doanh nghiệp.
Các sản phẩm hỗ trợ: Mũ bảo hộ lao động và giày bảo hộ lao động mũ sắt.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét