" Ngồi phòng máy lạnh sao biết công nhân khổ ? ” là câu nói của ông Mai Đức Chính – Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Tiền lương quốc gia lần 2 vừa qua.
Quả vậy, đa phần người lao động mang tính chất giản đơn đang sống dưới mức tối thiểu. Tại các khu công nghiệp, công nhân ngoài việc làm chính, phải bươn chải, tranh thủ giờ nghỉ để làm thêm, chắt bóp chính bữa ăn của mình, … mới mong có đủ tiền trang trải qua ngày.
Thiếu thốn đủ bề
Đối với anh Nguyễn Ngọc Thuần, công nhân tại công ty May mặc DonaB.C (Xuân Lộc, Đồng Nai) thì liên tục một tháng, không có ngày nào được nghỉ. Thứ 6 dứt việc công ty xong, Thuần chỉ dám tranh thủ ngủ thật sâu, để sáng sớm mai đến nhà hàng làm thêm phục vụ tiệc cưới.
Giờ nghỉ trưa hiếm hoi tại nhà hàng, Thuần lùa vội chén cơm cười nói: “Lương phục vụ 15.000 1 tiếng, hai ngày thứ 7, chủ nhật em làm hết sức cũng kiếm thêm được hơn 300.000, đỡ tiền ăn cho cả tuần. Tiền lương em đóng tiền nhà, giữ lại vài trăm để xài vặt. Còn bao nhiêu gửi lên cho nhỏ em đang đi học trên Sài Gòn”.
Hai năm làm công nhân, lịch trình của Thuần
là từ nhà trọ, đến công ty rồi từ công ty lại về nhà. Không phim ảnh,
không ca nhạc, không ngày nào ngơi nghỉ. Nghe vậy, Thuần lại cười: “Dạ
thì cũng hơi buồn. Nhưng mà không sao, làm thêm thì có tiền. Có nhiều
bạn công nhân như em, không kiếm được việc làm thêm vào thứ 7, chủ nhật.
Cuộc sống còn cơ cực hơn”.
Cũng
như Thuần, mẹ con chị Thân Thị Hồng Hải phải cùng làm nhân công tại
công trường mới mong có đủ tiền nuôi đứa con gái út đang học đại học.
Chị Hải mỗi sáng sớm phải dậy từ 5 giờ, nấu cơm để hai mẹ con cùng mang
đi. Bữa cơm công trình đầy gió bụi, chị Hải cười nheo đuôi mắt: “Dậy sớm
nấu cơm cũng mệt, nhưng ăn ngoài bây giờ giá cũng cao lắm em ơi. 40.000
hai suất, mà làm mệt ăn nhiêu đó không no. Cô chịu khó nấu, tiết kiệm
hơn gấp mấy lần”.
Lại hỏi chị Hải có biết lại sắp được tăng lương không, chị Hải lắc đầu: “Có biết đâu, khi nào công ty tăng mới biết. Mà tăng lương vài trăm, chị sợ giá cả nó cũng tăng theo. Giờ nhà nước làm sao giảm bớt giá, chắc công nhân tụi chị đỡ hơn nhiều”.
Phải nhân nhượng để tìm được tiếng nói chung
Cái khổ của công nhân, có thể không cần phải kể nhiều nữa. Điều đáng nói ở đây, là lộ trình điều chỉnh lương để đảm bảo lương tối tiểu phải đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu đã từng “thất hẹn” với người lao động 1 lần vào năm 2015.
Tại Kết luận số 23-KL/TƯ, ngày 29.5.2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa XI đã nêu rõ: “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu”. Sau đó, lộ trình này đã phải giãn ra, đặt mục tiêu đến năm 2017. Và giờ đây, vẫn chưa thể chốt mức tăng lương cho năm 2016 vì mức đề xuất của các bên quá chênh lệch.
Phiên họp lần 2 của Hội
đồng Tiền lương Quốc gia đã phải hoãn lại vì thương lượng bất thành từ
phía đại diện người sử dụng lao động và đại diện cho người lao động.
Phía Tổng LĐLĐ VN vẫn giữ nguyên quan điểm mức tăng bình quân 16,8%,
trong khi đại diện NSDLĐ chỉ chấp nhận phương án tăng trên dưới 10%.
Mức
chênh lệch quá lớn và không thể thương lượng, khiến Phó Chủ tich Tổng
LĐLĐ VN Mai Đức Chính đã phải phát biểu gay gắt: “Tôi đề nghị các thành
viên Hội đồng Tiền lương quốc gia phải đi xuống các khu nhà trọ của công
nhân ở các khu công nghiệp để thấy tình hình thực tế như thế nào. Chúng
ta làm chính sách mà ngồi ở phòng máy lạnh thì sẽ không bao giờ thấy
được cái khổ của công nhân”.
Điều này, có thể lấy dẫn chứng từ trong phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia, đại diện các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đã không có mặt. Theo ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân, sở dĩ vậy là vì các doanh nghiệp FDI cho biết rằng, dù các bên thống nhất mức tăng lương tối thiểu ra sao thì họ cũng đồng ý. Vì các doanh nghiệp FDI với ưu thế về cơ chế quản lý, kinh doanh, lẫn tiết kiệm chi phí tốt, … họ có thể chủ động đối diện được với tất cả các mức tăng lương.
Đồng ý với ý kiến nêu trên, ông Cao Sỹ Kiêm nói thêm: “Đành rằng, những doanh nghiệp quản lý yếu kém, thiếu chuyên nghiệp sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với việc tăng lương. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang rất chật vật để tồn tại nên cũng cần có chính sách khuyến khích. Vì vậy, theo tôi, hai bên nên cùng nhân nhượng để tìm được tiếng tiếng nói chung”.
Khi lao động cần trang bị hỗ trợ công nhân vật dụng thiết yếu như quần áo bảo hộ hay giày bảo hộ lao động công trường.
0 Bình luận:
Đăng nhận xét