Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn xưởng may. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xưởng may. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Hốt hoảng bỏ chạy khi xưởng may bất ngờ phát hoả

Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng thì vụ cháy xưởng may tại số 164A đường Bến Than (Ấp 3, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP. HCM) bất ngờ xảy ra vào khoảng 8h30 sáng ngày 16-11-2015. Vào thời điểm đó, đang có hàng chục công nhân làm việc trong xưởng, khi đám cháy bất ngờ bùng phát, nhiều người bỏ chạy tán loạn ra ngoài.
Cháy xưởng may khiến nhiều công nhân hốt hoảng bỏ chạy
Theo nhận định ban đầu của các cơ quan chức năng thì một phần cũng là do đặc thù của xưởng may gồm nhiều vật liệu dễ cháy, một phần xưởng may không tuân thủ các quy định an toàn trong cháy nổ như trang bị các vật dụng phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, vật liệu dễ cháy không sắp xếp gọn gàng, để gần nơi dễ xảy ra cháy nổ.
Vụ việc xảy ra khoảng 8 giờ 30 sáng nay (16-11), tại xưởng may số 164A đường Bến Than (Ấp 3, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP. HCM) bất ngờ xảy ra vụ cháy. Thời điểm đó, hàng chục công nhân đang làm việc trong xưởng chạy tán loạn ra ngoài.
Theo người dân cho biết, ngọn lửa bùng phát ở khu vực phía trước nhà xưởng . Bên trong chứa nhiều vật liệu dễ cháy như vải, bông gòn và 2 bình gas nên ngọn lửa lan nhanh. Lo sợ cháy nổ nên không ai dám tiếp cận. Hàng chục người xung quanh chạy vào lấy bớt tài sản, phương tiện ra ngoài để hạn chế thiệt hại và điện báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp.
Tại hiện trường, nhà xưởng rộng gần 100m2 bị đổ sập hoàn toàn, nhiều máy móc và nguyên liệu bị thiêu rụi. Được biết, trước đó người dân thấy một công nhân cắt sắt ở khu vực gần cửa xưởng may. Có thể do sơ ý, tia lửa bén vào bông gòn gây nên vụ việc. May mắn không có thiệt hại về người.
Nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC huyện Củ Chi đã điều phương tiện đến hiện trường nhưng đám cháy diễn biến phức tạp nên Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đã huy động thêm lực lượng. Khoảng 30 phút sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân và thiệt hại của vụ hỏa hoạn.
Từ vụ việc trên các xưởng may nhỏ lẻ nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong an toàn cháy nổ như xưởng may bảo hộ thiên bằng.
Xưởng may bảo hộ thiên bằng là xưởng may chuyên bảo hộ của công ty bảo hộ thiên bằng (chi tiết tại website: http://baoholaodongthienbang.com/) – đơn vị cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động uy tín trên thị trường hiện nay. Xưởng may chúng tôi nhận may gia công quần áo bảo hộ, may đồng phục bảo hộ,…với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Cháy xưởng may ở HCM khi làm ca khuya, một thanh niên thiệt mạng

Theo lời kể của các công nhân trong xưởng thì vào thời điểm xảy ra cháy thì họ đang làm tăng ca khuya, bỗng dưng nghe tiếng nổ lớn. Khi ngọn lửa bốc lên bao trùm xưởng may, nhiều người hoảng loạn la hét, bỏ chạy.
một nam thanh niên chết trong xưởng may cháy ở TP.HCM
Đến 9h ngày 17/11, lực lượng chức năng quận 12, TP HCM vẫn phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân hỏa hoạn tại xưởng may trên đường TCH 35 (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP HCM) làm ​1 người chết, 4 người bị bỏng lúc rạng sáng cùng ngày.
Thông tin ban đầu, 2h sáng 17/11, các công nhân đang làm việc tăng ca khuya thì nghe tiếng  nổ lớn trong xưởng nên hoảng loạn tháo chạy. Bảo vệ xưởng cùng các nam công nhân chạy vào dập lửa bất thành vì bị ngạt khói. Trong xưởng chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa lan nhanh.
Người dân quanh khu vực nghe tiếng nổ cũng lo sợ bỏ chạy ra đường, di dời tài sản khỏi nhà vì sợ vụ cháy lan.
“Nhiều công vừa tháo chạy, vừa la hét kinh hoàng lắm. Nhiều người bị bỏng do vụ cháy được đưa đi cấp cứu. Người dân trong hẻm lo sợ nên chẳng ai dám ngủ hết”, bà Hồng sống gần đó kể.
Lực lượng PCCC quận 12 đến hiện trường lúc lửa bao trùm xưởng may, có thể lan sang nhà dân. Các chiến sĩ chia làm nhiều mũi ngăn hỏa hoạn lây lan, cô lập đám cháy.
4h cùng ngày, vụ hỏa hoạn được dập tắt. Ngoài ​4 người bị bỏng được chuyển đi bệnh viện trước đó, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể một nam thanh niên tử vong.
Toàn bộ nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu của xưởng may bị thiêu rụi hoàn toàn. Gần 8h, thi thể nạn nhân được di dời, hiện trường vẫn đang bị phong tỏa.
Đa số các xưởng may nhỏ lẻ đều không tuân thủ các quy định trong đảm bảo an toàn lao động.
Riêng với xưởng may Thiên Bằng thì không như vậy. Với xuất thân từ công ty bảo hộ Thiên Bằng, chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn trong sản xuất, đặc biệt là vấn đề an toàn vật chất và con người.
Thông tin về xưởng may Thiên Bằng tại đây: http://baoholaodongthienbang.com/
Thông tin về công ty bảo hộ Thiên Bằng tại đây: http://baoholaodongthienbang.com/xuong-may/

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Tình hình hiện tại của 2 thanh niên sau vụ cháy xưởng dệt may

Qua trao đổi với 2 công nhân trong xưởng dệt tại TP.HCM cháy vừa qua đang điều trị tại bệnh viện, chúng tôi được biết lúc ngọn lửa bất ngờ bùng lên thì 2 em đang ngủ. Khi phát hiện cháy, 2 người đã liều mình lao qua biển lửa và may mắn thoát chết, nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Sáng 17/11, thông tin từ BS Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ca trực, khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận 2 trường hợp là nạn nhân trong vụ cháy xưởng dệt may trên địa bàn quận 12, TPHCM.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Nguyễn Đức Duy (SN 1998) là công nhân của xưởng dệt bị cháy đóng tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12. Đức Duy nhập viện trong tình trạng bị bỏng 20% cơ thể. Vết bỏng tập trung chủ yếu ở vùng lưng, vai, cẳng chân trái.
Nạn nhân thứ 2 là Nguyễn Văn Thông (SN 1992, cũng là công nhân của xưởng dệt) nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, qua thăm khám lâm sàng bác sĩ xác định, bệnh nhân bị bỏng 20% cơ thể, vết bỏng tập trung vùng vai, lưng.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trong lúc tăng ca cả 2 đều quá mệt và buồn ngủ nên tìm chỗ nghỉ lưng. Khi đang chập chờn trong giấc ngủ, ngọn lửa bất ngờ bùng lên giữ dội bao trùm toàn bộ khu nhà xưởng.
Thông cho hay: “Lửa cháy quá lớn, chúng tôi phải liều mạng xông ra ngoài, khi thoát khỏi đám cháy thì tóc tai, quần áo đều bén lửa”.

Sau khi các bác sĩ, khoa Cấp cứu xử lý bạn đầu những vùng bỏng trên cơ thể, hai bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình để điều trị.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 2 giờ sáng 17/11 xưởng dệt may trên đường TCH 35 (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM) đã bất ngờ bị bà hỏa tấn công. Lửa đã bao trùm toàn bộ khu nhà xưởng, dù lực lượng cảnh sát cứu hỏa sớm có mặt dập lửa nhưng hỏa hoạn đã khiến xưởng dệt may bị cháy rụi. Không chỉ gây thiệt hại về tài sản vụ cháy còn khiến 1 người chết tại chỗ và 4 người bị bỏng nặng.
Vân Sơn – Báo Dân trí

Phút bàng hoàng nhớ lại của nạn nhân trong vụ cháy xưởng dệt may

Một nạn nhân bàng hoàng nhớ lại vụ cháy xưởng dệt may ở phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, trưa ngày 17/11: "Mới 2h sáng, tất cả chúng tôi đang ngủ say thì nghe có tiếng la hét kêu cháy. Tất cả công nhân trong xưởng mắt nhắm, mắt mở chạy nạn".
Liên quan đến vụ cháy xưởng dệt may ở phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, trưa ngày 17/11, PV đã đến bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để tìm hiểu về tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy xưởng may.
Xem thêm thông tin xưởng may thiên bằng tại: http://baoholaodongthienbang.com/xuong-may/
Hai bệnh nhân được xác định là Nguyễn Đức Duy (SN 1998, quê Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Thông (SN 1992, quê Thanh Hóa) sau khi được sơ cứu tại bệnh viện quận 12, TP HCM, vì vết bỏng quá lớn nên sau đó được cấp cứu đến bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM.
Trao đổi với PV, anh Thông cho biết: "Tôi và Duy đều cùng quê Thanh Hóa, vừa vào Sài Gòn làm công nhân từ hai tháng nay. Sự việc xảy ra khiến tôi cùng nhiều anh chị công nhân khác trong xưởng không kịp trở tay. Lúc đó khoảng 2h sáng, tất cả mọi người đang ngủ ngon, khi có người gào thét, hô cháy, chúng tôi mới bật tỉnh. Khói nghi ngút, lửa lớn mọi người đạp cửa, đạp hết mọi thứ chỉ mong thoát khỏi khu vực cháy."
Thiên bằng là hiện đang là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn TP.Hà Nội hiện nay.
Thông tin về loại vải pangrim tại đây
Cũng là nạn nhân của vụ cháy và hiện giờ đang phải điều trị tại bệnh viện, Duy kể: "Em phải nghỉ học để vào Sài Gòn kiếm sống, vừa xin được vào làm ở xưởng may này, tưởng mọi chuyện đã ổn định, ai dè bây giờ lại ra cợ sự này. Lúc đó em ngủ say lắm, may anh Thông kịp kéo em cùng chạy ra mới thoát được nạn. Sự việc diễn ra chắc em cũng không gọi điện về báo cho ba mẹ đâu, sợ ba mẹ lại lo và buồn. Hiện tại ở đây cũng chỉ có các anh chị đồng nghiệp cưu mang, chăm sóc khi nằm viện."
Túc trực tại phòng cấp cứu cũng có anh Vũ (chủ xưởng may bị cháy), trao đổi với PV, anh Vũ cho biết: "Sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng của tôi, lúc đó tôi không có mặt ở xưởng. Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Hiện tại công nhân của tôi gặp nạn, tôi cũng bỏ hết công việc ở xưởng để đến đây động viên anh em, về phía xưởng chúng tôi hỗ trợ hai công nhân Duy và Thông số tiền ban đầu là 2 triệu đồng để đóng viện phí".

Thông tin về tình hình sức khỏe của hai nạn nhân Thông và Duy, Bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ca trực, khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Hai bệnh nhân được chuyển vào viện đều trong tình trạng bỏng 20% cơ thể, vết bỏng tập trung ở phần vai và lưng. Sau khi được các bác sĩ khoa cấp cứu xử lý, vết thương đã được xịt thuốc chống bỏng ban đầu. Dự kiến hai bệnh nhân sẽ được chuyển lên khoa Phỏng – phẫu thuật tạo hình của bệnh viện để tiếp tục theo dõi và điều trị."

Như báo Người Đưa Tin đã thông tin trước đó, sáng sớm 17/11, một vụ hỏa hoạn đã bao trùm căn xưởng dệt may V.X nằm trên đường TCH 35 (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM) làm 1 người chết và 5 người bị thương. Nhận được tin báo, Lực lượng PCCC Q.12 có mặt tại hiện trường. Gần 1 tiếng đồng hồ, ngọn lửa được khống chế hoàn toàn. Do 1 công nhân bị mắc kẹt bên trong nên lực lượng công an phong tỏa hiện trường, tìm kiến nạn nhân còn mắc kẹt bên trong. Đến gần 8h sáng, trong đống đổ nát, lực lượng tìm kiếm tìm thấy thi thể của một nam công nhân được cho là mất tích.

Được biết nạn nhân có tên là Nguyễn Minh Quán (khoảng 21 tuổi), vừa đi nghĩa vụ quân sự về, vào Nam làm việc. Theo những người làm việc tại đây, cha của nạn nhân may mắn thoát nạn.

Thông tin từ Bệnh viện Q.12 cho biết, có 4 người trong vụ cháy lớn ở xưởng dệt được đưa vào đây cấp cứu. Tuy nhiên, có hai người bị bỏng nặng nên được chuyển xuống bệnh viên Chợ Rẫy, hai người còn lại được bệnh viện chăm sóc và đã cho về.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra làm rõ.

Ở HCM, cháy xưởng may khiến 1 công nhân chết, 4 người khác bị thương

Theo ghi nhận từ phóng viên của báo lao động thì vụ việc xảy ra vào rạng sáng 17.11 tại xưởng may của công ty Vũ Xuân trên đường TCH35, KP4, phường Tân Chánh Hiệp (quận 12). Các nhân chứng cho biết, xưởng may bất ngờ phát hỏa khiến 1 công nhân tử vong, 4 người phải nhập viện cấp cứu. Nam công nhân tử vong tên Nguyễn Minh Quán (SN 1992, quê Thanh Hóa). Trong số 4 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quận 12, đến trưa cùng ngày đã có 2 người được xuất viện; 2 người còn lại là Nguyễn Văn Thông (SN 1991) và Nguyễn Đức Duy (SN 1998) do bị bỏng nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.

Thông tin tiêu điểm khác.
CTY TNHH TÂN LONG MEKONG (BẾN TRE):
Sau đối thoại, 300 công nhân đình công quay lại làm việc
Ngày 16.11, gần 300 CN Cty TNHH Tân Long Mekong (ấp Phú Chánh, xã Phú Hưng, TP.Bến Tre) đồng loạt đình công. Ngay sau đó, lãnh đạo LĐLĐ TP.Bến Tre có mặt, tổ chức cuộc tiếp xúc giữa hàng trăm CN cùng đại diện Cty. Các CN trình bày hàng loạt vấn đề: Không được Cty giải quyết tiền thâm niên; lương ở phân xưởng này chênh lệch với phân xưởng khác dù cùng công việc; bị hạ bậc lương không rõ lý do; quản lý phân xưởng bắt nạt, giao chỉ tiêu sản phẩm quá cao... Các bức xúc trên dù được phản ánh từ lâu nhưng Cty chưa giải quyết thỏa đáng.

Ông Tô Văn Quang - Chủ tịch LĐLĐ TP.Bến Tre - cho biết, sau tiếp xúc, đại diện doanh nghiệp cam kết, ngay trong tuần này sẽ rà soát, chấn chỉnh những thiếu sót nói trên, bảo đảm giải quyết đầy đủ những nguyện vọng chính đáng của NLĐ. Sáng 17.11, gần 300 CN của Cty trở lại làm việc bình thường. LĐLĐ TP.Bến Tre sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện cam kết của chủ doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi CN. N.PHƯỢNG

Kết thúc các dự án của Liên hiệp Công đoàn Đức ở khu vực Châu Á
Ngày 17.11, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Liên hiệp CĐ Đức (DGB) tổ chức hội nghị tổng kết các dự án của DGB ở khu vực Châu Á với sự tham dự của hơn 50 đại biểu đến từ DGB, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Singapore, VN, các CĐ ngành toàn cầu, các tổ chức đối tác quốc tế tại VN, bà Susanne Ludwig - Giám đốc Trung tâm các Dự án hải ngoại điển hình (Viện Đào tạo LHCĐ Đức, DGB-BW) và bà Iris Assenmacher - Bí thư Thứ nhất, Trưởng phòng LĐ&XH Đại sứ quán CHLB Đức tại VN. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng BQL dự án TLĐ-DGB và ông Andre Edelhoff - Trưởng phòng Mạng lưới Bắc-Nam, DGB-BW - đồng khai mạc hội nghị.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hồng, DGB thông qua DGB-BW đã đến với CĐVN trong suốt 10 năm qua với việc hỗ trợ thực hiện các dự án “Nâng cao năng lực hoạt động của CBCĐ” và “Tăng cường vai trò CĐ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN tại VN. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức cho CBCĐ, người sử dụng LĐ về tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội DN; nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ và tổ chức CĐ thông qua thương lượng tập thể, đối thoại tại DN, qua đó tăng cường vị thế, vai trò của CĐVN trong quan hệ LĐ và trong xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống cho NLĐ tại các DN, địa phương tham gia dự án và nhân rộng mô hình ra toàn quốc. Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 19.11. K.Y.M

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM:
Tập huấn phát triển đoàn viên theo phương pháp mới
Ngày 17.11, tại TP.Đà Nẵng, Tổng LĐLĐVN khai mạc lớp tập huấn phát triển đoàn viên theo phương pháp mới cho gần 30 cán bộ CĐ chuyên trách thuộc LĐLĐ 5 tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây là lớp tập huấn thứ 5 trong chương trình hoạt động phối hợp giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công đoàn Na Uy. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý chủ trì lớp tập huấn. Các học viên được giới thiệu những cơ sở lý luận, yêu cầu cấp bách về công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức CĐ trong tình hình mới; một số kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết để đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động NLĐ gia nhập CĐ và thành lập CĐCS; những công việc cần thiết phải hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ thành lập CĐCS… Lớp tập huấn sẽ kết thúc ngày 18.11. T.BÌNH

LĐLĐ TP.HỒ CHÍ MINH:
Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 704
Sáng 17.11, LĐLĐ TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm (2010-2015) thực hiện đề án 704 về “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”. Qua 5 năm, đề án góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ CĐ trong việc thực hiện tốt các chế độ chính sách cho LĐ nữ, quan tâm, động viên, hỗ trợ LĐ nữ hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững. LĐLĐ TP đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt, cán bộ tuyên giáo, cán bộ nữ công CĐ cấp trên cơ sở để tuyên truyền, trang bị kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên, sức khỏe cho bà mẹ mang thai với hơn 1.000 lượt người tham dự. 54/54 CĐ cấp trên cơ sở xây dựng kế hoạch tuyên truyền đề án 704. Mở hơn 480 lớp tập huấn được tổ chức, hơn 500.000 lượt nữ CNVCLĐ tham gia các CLB “Bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”… Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Nguyễn Thị Bích Thủy đề nghị, trong thời gian tới công tác triển khai đề án 704 cần đẩy mạnh về cơ sở, kết hợp với hoạt động nữ công. Các hoạt động đến được với từng nữ CNLĐ, đặc biệt các gia đình CNLĐ có con dưới 16 tuổi. LÊ TUYẾT
ĐỒNG NAI:

Hàng trăm công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn chiều

Chiều tối 17.11, hàng trăm công nhân Cty TNHH TM-DV-SX Chánh Ích (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) sau khi ăn cơm chiều tại Cty, phải nhập viện cấp cứu. Số công nhân được xác định khoảng 200 người. Khoảng một tiếng sau, nhiều công nhân bắt đầu đau bụng rồi ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu. Bác sỹ Ngô Đức Tuấn - PGĐ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai - cho biết: Đến 21h cùng ngày có hơn 50 công nhân của Cty Chánh Ích nhập viện cấp cứu, sau khi được chữa trị, các công nhân đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi. Bước đầu xác định nguyên nhân có thể do ngộ độc thực phẩm.
 HÀ ANH CHIẾN

Phức tạp trong đám cháy xưởng may ở Củ Chi, cảnh sát PCCC Bình Dương chi viện

Theo thông tin ghi nhận được từ người dân xung quanh thì vụ việc xảy ra vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 16.11 tại xưởng may trên đường Bến Than thuộc xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP HCM. Vào thời điểm trên, lửa bỗng dưng bùng phát phía trước nhà xưởng. Do tại đây có các vật liệu dễ cháy như vải, bông,…nên đám cháy phát triển nhanh và mất khống chế. Trước tình hình đám cháy lớn và phức tạp như vậy, lực lượng chữa cháy của huyện Củ Chi đã xin chi viện từ Cảnh sát PCCC Bình Dương.

Cụ thể như sau.
Khoảng 8h30 ngày 16/11, xưởng may trên đường Bến Than (xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP HCM) xảy ra cháy lớn.
Theo các nhân chứng, vào thời điểm trên, lửa bùng phát phía trước nhà xưởng. Do ở đây có nhiều vật liệu dễ cháy như vải, bông,... nên đám cháy lan nhanh. Trong nhà có 2 bình gas nên không ai dám tiếp cận vì sợ nổ, nguy hiểm đến tính mạng.
Nhận tin báo, Cảnh sát PCCC huyện Củ Chi điều lực lượng đến hiện trường. Do đám cháy lớn, phức tạp nên đơn vị này xin chi viện từ Cảnh sát PCCC Bình Dương.
Lực lượng cứu hỏa phá tường, đưa 2 bình gas ra ngoài. Khoảng 30 phút sau, vụ hỏa hoạn được dập tắt.
Tại hiện trường, khu nhà xưởng có diện tích khoảng 100 m2 đổ sập, nhiều máy móc, thiết bị cùng nguyên vật liệu bên trong bị thiêu rụi. Rất may không có thiệt hại về người.
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân và thống kê thiệt hại. Theo một nguồn tin, do công nhân cắt sắt ở gần nhà xưởng vô ý làm tia lửa bắn vào đống bông gòn, gây ra vụ cháy.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Nguy cơ khi hàng nhái tràn lan trên thị trường



Do hàng nhái từ các nhãn hiệu nổi tiếng vừa rẻ lại được hình ảnh giống hàng thật nên được nhiều người tiêu dùng thích sử dụng, điều này khiến cho nhiều cơ sở sản xuất tích cực làm các sản phẩm nhái những thương hiệu nổi tiếng để cung cấp ra thị trường.





Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không thận trọng và không có chế tài nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ (SHTT) thì cùng với sự mở cửa, nguy cơ Việt Nam có thể trở thành một ‘công xưởng’ sản xuất đồ nhái như Trung Quốc.






Hàng nhái tràn lan, công khai






Chọn cho mình một chiếc đầm hiệu Mango tại một quầy hàng trong trung tâm mua sắm TaKa trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi được chị bán hàng xởi lởi cho biết, đây là hàng xuất xịn, vừa mới về hôm qua, giá chỉ 300.000 đồng. Cũng theo chị này, do đây là hàng xuất dư nên không phải nơi nào cũng có bán, size lại không đủ, vì thế nếu ưng thì nên mua ngay nếu không sẽ không còn.


Xem thêm: Xưởng may Thiên Bằng


Tuy nhiên, dạo quanh các trung tâm mua sắm Square, Taka, hoặc các cửa hàng thời trang chuyên bán hàng xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều nơi bán chiếc đầm Mango giống như vậy. Theo chị Chi Trang, một chủ cửa hàng thời trang xuất khẩu trên đường Nguyễn Hữu Cầu, quận 1 thì hầu hết các trung tâm mua sắm trên đều lấy hàng của chị về bán. Phần lớn, sản phẩm này đều được gắn mác các thương hiệu nổi tiếng như Zara, Mango, Forever 21, Clovis, Roem… Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng là xuất dư xịn bởi trên thực tế, để có thể tuồn được hàng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng trên ra ngoài thị trường không dễ. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, chị Chi Trang đã đầu tư cả công xưởng gia công hàng nhái các thương hiệu. “Hàng ngày chị lên các trang web các thương hiệu nổi tiếng để cập nhật mẫu mới, cho may một số mẫu và chào hàng các điểm bán sỉ khác. Một mẫu, chị may khoảng vài trăm đến 1.000 cái để tạo độ hút của hàng cũng như thăm dò thị hiếu. Nếu mẫu nào khách đặt nhiều nữa, chị sẽ cho may thêm”, chị Chi Trang bật mí thêm.


>>> Thiên Bằng là đại lý vải pangrim hàn quốc tại Hà Nội. Chúng tôi có xưởng may quần áo bảo hộ riêng để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.


Cũng theo chị Chi Trang, không chỉ riêng chị mà hiện có rất nhiều nhà xưởng gia công hàng nhái phủ khắp các quận, tỉnh ven TP Hồ Chí Minh. Và không chỉ quần áo thời trang mà ngay cả những sản phẩm giày dép, giỏ xách nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng được gia công tại Việt Nam, không cần phải nhập từ Trung Quốc. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ mua vì tâm lí thích hàng xuất khẩu lại rẻ, đẹp.






Đáng chú ý, không chỉ nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hay trong nước, nhiều đơn vị kinh doanh thời trang có uy tín trên thị trường còn gắn mác thương hiệu mình lên hàng nhái. Nhiều ý kiến cho rằng, “nhái” hàng thời trang là chuyện bình thường, nhái các sản phẩm liên quan đến thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi… mới là điều đáng lo ngại.






Chưa có ý thức vi phạm SHTT






Bà Đỗ Thị Minh Thủy, Trưởng phòng Thanh tra 1, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, người tiêu dùng xâm phạm SHTT mỗi ngày, nhưng đa số đều không biết mình vi phạm. Chính vì vậy, tới 90% người tiêu dùng biết đó là hàng “nhái” nhưng vẫn mua do giá rẻ và điều này đã vô tình tiếp tay cho các cơ sở sản xuất, tạo nên cơ hội cho họ mở rộng hơn việc kinh doanh “hàng nhái”. Và khi nhu cầu sử dụng hàng nhái, hàng giả còn cao thì các cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục cung cấp những sản phẩm đó ra thị trường, gây nên tình trạng vi phạm quyền SHTT nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho vi phạm SHTT phát triển.






Trong khi đó, việc thực thi luật SHTT còn nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật về SHTT chưa hoàn chỉnh và chồng chéo nhau, hiện chưa có tòa án chuyên trách xử lý vi phạm luật SHTT. Điển hình như về thời trang, có rất nhiều cơ sở, xưởng may đang tiếp tay gia công cho những hàng nhái những thương hiệu nước ngoài đang tồn tại, cơ quan chức năng thấy, biết nhưng vẫn không thể làm gì được. Vì chưa có các nhãn hàng, thương hiệu nước ngoài nào kiện tụng doanh nghiệp, người bán, người tiêu dùng tại Việt Nam về xâm phạm SHTT của họ nên rất khó có thể xử phạt. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Thậm chí, có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả...






Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ lo ngại, nếu không nâng ý thức về SHTT cho cộng đồng thì về lâu dài sẽ gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế, bởi thiếu hiểu biết về SHTT có thể là rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia thương mại. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự hiểu rõ về SHTT để có thể lấy đó làm công cụ bảo vệ mình trong công cuộc hội nhập ngày một mạnh mẽ.


Bài và ảnh: Hải Yên – Báo tin tức

Đường thành công không mấy bằng phẳng của chàng trai 24 tuổi

Làm quen với kinh doanh khi mới bước chân vào đại học và nhiều lần thất bại, nhưng Đông Nguyên không nhụt chí, tiếp tục ấp ủ kế hoạch sản xuất và kinh doanh cà phê sạch.
Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp do Đông Nguyên chia sẻ với độc giả VnExpress.
Tôi năm nay 24 tuổi, đang sống tại Hà Nội. Sinh ra trong gia đình nhà nông có ba anh chị em. Nhà tôi không giàu có nhưng cũng đủ ăn và các anh em đều được học hành. Tôi là con út, anh chị thì làm cơ quan nhà nước thu nhập khoảng 10 triệu một tháng. Bố mẹ cũng muốn tôi xin vào làm tại một công ty hay cơ quan nào đó để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, tôi thích kinh doanh và luôn mong muốn kiếm được nhiều tiền trước khi bố mẹ bước qua tuổi 55 (năm nay bố tôi 53 và mẹ tôi 52), để có thể dành tặng những món quà, những chuyến du lịch, món ăn ngon trước khi họ quá già để có thể tận hưởng.
Tôi bắt đầu làm quen với buôn bán từ khá sớm. Thương vụ đầu tiên là bán sách khi vừa học đại học tại Hà Nội được một tháng. Tôi học Quản trị kinh doanh - một khoa phụ mới thành lập của trường. Một số sách giáo trình thư viện không có và các hiệu sách quanh trường không bán, trong khi hầu hết các bạn sinh viên mới từ các tỉnh lên Hà Nội học nên chẳng biết mua ở đâu. Thế là tôi quyết định đi tìm mua sách và bán lại cho các bạn trong trường để hưởng tiền lời. Với việc kinh doanh này, tôi cũng thu được một số tiền đáng kể để tự trang trải sinh hoạt.
Qua năm học thứ hai, là thời điểm phong trào ủng hộ biển đảo "đang nóng" nên tôi nảy ra ý định sản xuất những chiếc áo thun, phía trước là dòng chữ "Tôi yêu Việt Nam", phía sau là hình bản đồ Việt Nam được thiết kế theo kiểu những trái tim xếp lại. Tôi cùng 5 bạn khác góp mỗi người hai triệu đồng và đặt gia công 200 chiếc. Khi bán được khoảng một phần ba số áo, nhóm chúng tôi xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc và tan rã. Mỗi người mang về nhà lượng áo tồn kho.
Sau lần kinh doanh đó, tôi biết được giá sản xuất một chiếc áo thun tại xưởng chỉ rẻ bằng một nửa so với mức giá tại các công ty nhận làm áo đồng phục. Tôi đến xưởng may lấy mẫu vải, tìm hiểu thêm một chút kiến thức về vải và bắt đầu kinh doanh áo đồng phục tại trường đại học.
Tôi tự học thiết kế để tiết kiệm chi phí, đồng thời đưa ra những dịch vụ tốt hơn. Tôi chủ động gặp bí thư và lớp trưởng các lớp để giới thiệu, đồng thời quảng cáo dịch vụ trên các mạng xã hội. Ban đầu, công việc khá thuận lợi, tôi có khách hàng là các lớp trong trường và ngoài trường, một số trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ,... Sau đó, tôi bắt đầu có đơn đặt hàng từ doanh nghiệp do được giới thiệu. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với doanh nghiệp cũng là lúc tôi đã bị thất bại thảm hại vì non kinh nghiệm.
Đợt đó, đơn hàng mà doanh nghiệp đặt tôi khá lớn (mấy trăm chiếc) và lại vào dịp cuối năm nên xưởng may giao hàng chậm hơn một tháng so với hợp đồng. Tệ hơn, khi tôi nhận hàng và giao cho đối tác thì áo dài tay của công nhân mặc vào đều bị chật nách, tay ngắn nên tôi bị họ trả toàn bộ hàng. Tôi phải trả lại tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong khi đã lỡ thanh toán hết với xưởng may và họ cũng chối bỏ trách nhiệm.
Sau thương vụ thất bại này, tôi mất mấy chục triệu đồng. Khi đó, điểm tổng kết học kỳ của tôi cũng không tốt nên gia đình tỏ ý không bằng lòng. Tôi quyết định dừng lại và tập trung cho việc học hơn vì cũng không muốn sau này phải ra trường muộn. Kỳ sau đó, do có sự chú tâm nên tôi nhận được học bổng của trường (kết quả loại giỏi) khiến bố mẹ rất vui.
Hai tháng trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp (năm 2013), tôi đã đi làm nhân viên kinh doanh tại một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng. Vài tháng sau, tôi bắt đầu có khách hàng của riêng mình và thu nhập khá hơn, khoảng 5-6 triệu một tháng (có tháng tôi thu nhập hơn 10 triệu). Sau đó thấy không phù hợp nữa nên tôi xin nghỉ việc và chuyển sang làm đại lý phân phối mỹ phẩm của một công ty miền Bắc với các chính sách ưu đãi.
Giá bán của sản phẩm khá cao, trung bình từ 1,5 đến 2 triệu đồng nên lượng hàng bán được không nhiều và có những tháng bị chững lại. Tôi bàn với một đồng nghiệp khác là thay đổi cách tiếp thị bằng việc đầu tư cho các buổi hội thảo chuyên đề để giới thiệu và phân loại khách hàng  mới.
Đề xuất này của tôi không được giải quyết. Và rồi doanh số bán hàng của tôi mấy tháng liên tục ở mức rất thấp, không đủ số lượng. Bố mẹ thấy vậy bắt đầu lại lo lắng và muốn bỏ tiền ra xin cho tôi làm nhân viên tại công ty hay cơ quan nào đó nhưng tôi không đồng ý vì muốn mình tự lập. Thế là tôi với bố mẹ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn vì không tìm được tiếng nói chung.
Gần đây, tôi thấy bế tắc khi việc kinh doanh không thuận lợi. Tôi có cảm giác mình đã chọn sai con đường. Và rồi, trong đầu tôi lại xuất hiện ý tưởng khởi nghiệp mới, đó là sản xuất và phân phối cà phê sạch - hoàn toàn không chứa hóa chất hay bột bắp, bột đậu vì nhu cầu sử dụng cà phê ở Việt Nam đang tăng nhanh.
Tôi định bắt đầu bằng việc sản xuất và phân phối cà phê túi lọc. Đây không phải là sản phẩm mới nhưng hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Theo khảo sát của tôi thì hiện tại các sản phẩm này bán trên thị trường không được tốt lắm. Tôi cho rằng vấn đề là do cách tiếp cận và sản phẩm chưa có những cải tiến cần thiết. Tôi tin là mình có thể khắc phục được những hạn chế này nhưng vấn đề lớn của tôi đang gặp phải đó là khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư (chắc chắn sẽ cần số vốn hàng trăm triệu đồng).
Về phía gia đình, mọi người phản đối tôi gay gắt vì sau bao nhiêu chuyện xảy ra, họ cho rằng tôi không có năng lực, ảo tưởng về khả năng, không chịu nhìn nhận vấn đề, không kiên trì trong công việc. Hằng ngày tôi nghe những lời chỉ trích này khiến bản thân thấy mệt mỏi. Cộng thêm những thất bại trước đó càng làm tôi cảm thấy mất niềm tin và trở nên hoài nghi chính mình khi tự dằn vặt bằng các câu hỏi: "Liệu tôi có đúng như vậy không, liệu có làm sai hay không?"
Đang cảm thấy bế tắc trong công việc, người yêu tôi lại bất ngờ nói chia tay vì cho rằng không hợp. Điều đó khiến tôi "sốc nặng". Tôi cố gắng níu giữ vì nghĩ chuyện tình cảm đôi khi nảy sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi cho dù là đang yêu hay đã cưới. Điều quan trọng là cả hai cùng phải biết vứt bỏ đi cái tôi của bản thân, nhưng mọi chuyện chẳng thay đổi được điều gì. Bạn gái tôi vẫn nhất quyết chia tay.
Tôi rơi vào trạng thái stress cả tuần liền vì cảm giác không còn ai bên cạnh mình nữa, thấy như mọi thứ đang quay lưng với mình. Hằng ngày, đầu óc tôi luôn trong tâm thế đau và căng thẳng, nhiều lúc chẳng muốn ăn uống gì.
Tuy nhiên, rồi tôi cũng tự an ủi bản thân và bắt mình phải mạnh mẽ, tự đứng dậy. Bây giờ, tôi đang dành hết thời gian cho kế hoạch kinh doanh cà phê sắp tới. Thời gian rảnh, tôi chơi thể thao và học thêm một số thứ mình thích để cân bằng cuộc sống.
Tôi biết, kế hoạch kinh doanh cà phê này của tôi rồi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi hy vọng, với những hoài bão, khát vọng và sự năng động của một người trẻ như tôi, rồi mọi sóng gió cũng sẽ trôi qua, và thành công nhất định đến.
Đông Nguyên - theo báo VNexpress.net

Chân dung ông chủ tiệm may-Amancio Ortega, người soán ngôi Bill Gate

Từ một người giúp việc, Amancio Ortega đã trở thành tỷ phú giàu nhất Tây Ban Nha. Không chỉ vậy, trong nhiều năm gần đây khối tài sản kếch xù của ông ngày càng gia tăng khiến cho vị trí đứng đầu người giàu nhất thế giới là Bill Gate đã phải nhường ngôi.
Từ người giúp việc tiệm may
Amancio Ortega sinh năm 1936 trong một gia đình nghèo ở Tây Ban Nha. Không được học hành và đào tạo đến nơi đến chốn, ngay từ trẻ, ông đã phải đi làm tại một cửa hàng dệt may và tạp hóa nhỏ mang tên La Maja tại thành phố cảng Coruna. Lúc đó, ông hoàn toàn chưa được học nghề, không biết gì về may mặc hay quần áo, chỉ là chân sai vặt của cửa hàng. Cuộc đời của ông đã có một bước ngoặt lớn khi kết hôn với con gái của chủ cửa hàng. 
Đầu những năm 1970, với sự trợ giúp đắc lực của chị dâu và vợ, Amancio Ortega tự mở một xưởng may tư nhân nhỏ, nhận may quần áo theo đơn đặt hàng và sản xuất quần áo may sẵn. Gia đình ông vừa thiết kế, vừa may và vừa bán các sản phẩm của mình.
Những nỗ lực mở rộng kinh doanh được Ortega được thực hiện từ năm 1968 sau khi ông đến thăm một hội chợ hàng dệt may ở Paris. Năm 1975, Ortega lần đầu tiên cho ra đời một cửa hàng quần áo model riêng. Tên ban đầu của thương hiệu Zara là Zobra – được lấy cảm hứng từ phim “Zobra The Greek”. Tuy nhiên do sợ bị nhầm lẫn, nhà sáng lập Amancio Ortega đã quyết định đổi thành Zara.
Tỷ phú, zara, Amancio Ortega, Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys,  Class, Stradivarius, thương hiệu thời trang, tỷ phú Amancio Ortega
Ông chủ của hãng thời trang châu Âu
Từ một doanh nghiệp gia đình, công ty của vị ông chủ Zara đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực hàng quần áo. Đến năm 1990, ở bất kỳ thành phố nào có từ 100.000 dân trở lên ở Tây Ban Nha đều có một cửa hiệu Zara. 
Cái tên Zara đến lúc này cũng đã xuất hiện ở Paris và New York. Inditex, công ty mẹ của Zara, hiện nay đã có gần 6000 gian hàng tại 88 quốc gia trên toàn cầu.
Kiểu kinh doanh lạ
“Thời trang mì ăn liền” đó là phương châm đầu tiên của ông chủ Zara. Sản phẩm của Zara có giá thành tạm gọi là “bình dân” so với kiểu dáng, cách cắt may, xu hướng cũng như chất liệu mà hãng này cung cấp. Đối với Zara, khách hàng không cần phải bỏ nghìn đô la và chờ đợi 6 tháng cho những món đồ thời trang đang gây sốt.
Bên cạnh đó, Zara liên tục thay đổi thiết kế. Hàng năm Zara cho ra đời 40.000 mẫu thiết kế mới, trong đó khoảng 1/4 mẫu được sử dụng để sản xuất.Không như các thương hiệu thời trang khác mất trung bình là 5 đến 6 tuần, Zara cho ra mắt sản phẩm mới và tung ra sản phẩm chỉ trong 2 tuần. Để bắt kịp với tốc độ đó, Zara phải thay đổi mẫu mã với tốc độ chóng mặt.
Với phương châm kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối JiT (Just in Time - luôn bắt kịp xu hướng), Zara đẩy nhanh vòng quay sản phẩm lên đến 300% so với các đối thủ.Với các kế hoạch ngắn hạn, Zara có thể tối thiểu được hàng tồn kho, hàng phải bán giảm giá và thiệt hại ít trong trường hợp thất bại cả một bộ sưu tập, từ đó họ dư sức bù lại chi phí nhân công cao hơn trung bình khoảng 15% ở châu Âu so với châu Á.
Tỷ phú, zara, Amancio Ortega, Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys,  Class, Stradivarius, thương hiệu thời trang, tỷ phú Amancio Ortega
Các mẫu thời trang của Zara gây cuốn hút chị em
Cách làm của Zara đã tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thay đổi ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Zara đã phá bỏ vòng quay thời trang cũ kỹ, vốn chỉ 2 mùa chính trong năm. Giờ đây các ông lớn như Prada, Louis Vuitton.. cũng phải cho ra từ 4 đến 6 bộ sưu tập mỗi năm thay vì chỉ 2 như trước đây. 
 
Điều đặc biệt thú vị của Zara là không quảng cáo. Amancio Ortega cho rằng quảng cáo là "không thực tế", lợi nhuận kiếm được để mở thêm càng nhiều cửa hàng càng tốt, trong khi các hãng bán lẻ thời trang khác chi khoảng 3,5% doanh thu vào việc quảng cáo thì cả công ty chỉ chi 0,3%. Bên cạnh đó, Inditex mở những cửa hiệu lớn tại các khu vực mua sắm của nhiều thành phố vào hàng lớn nhất thế giới, làm giảm sự cần thiết phải bỏ thêm tiền cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo.
Tỷ phú, zara, Amancio Ortega, Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys,  Class, Stradivarius, thương hiệu thời trang, tỷ phú Amancio Ortega
Nhân viên thiết kế phải liên tục ra mẫu mới
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, website bán hàng của Zara cũng đã ra đời. Inditex đã mở thêm 4 kho hàng ở khu vực châu Âu để chuyên phục vụ khách hàng tại những quốc gia trong khu vực này, nhất là Thụy Điển và Đức. Ngoài ra, cũng có 2 cửa hàng mở tại Mỹ, chuyên phục vụ người tiêu dùng tại bờ Tây từ Los Angeles.
Doanh số bán hàng của hãng năm qua lên tới trên 4 tỉ euro, tương đương gần 5 tỉ USD làm bất ngờ các đối thủ cạnh tranh. Inditex trở thành tập đoàn thời trang đầu tiên của Tây Ban Nha có quy mô toàn cầu. Còn Zara lấn sân sang  thị trường nội thất lấy tên – Zara Home.
Hiện Ortega đang có trong tay rất nhiều thương hiệu quần áo nổi tiếng châu Âu như Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys, hay Class, Stradivarius. Thế nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất làm nên tên tuổi của Amancio Ortega và Inditex lại là Zara. Doanh số của các sản phẩm mang tên Zara chiếm tới gần một nửa tổng doanh số của cả tập đoàn. 
Từ tháng 5/2001, Inditex chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán nên tốc độ tăng trưởng và giá trị thương hiệu của tập đoàn tăng lên vùn vụt. Kể cả năm 2002 là năm được coi là khủng hoảng của ngành dệt may thì Inditex cũng có được lợi nhuận ròng lên đến 438,1 triệu euro và tốc độ tăng trưởng 29%.
Cuộc sống giản dị
Mỗi năm, Amancio Ortega hưởng hàng trăm triệu USD lãi kinh doanh từ lượng cổ phần Inditex đang nắm giữ, và ông dùng số tiền này để mua sắm rất nhiều bất động sản.
Theo Forbes, khối tài sản hiện tại của ông là 78,6 tỷ USD.Vào hồi tháng 5 vừa qua, ông Ortega vẫn đứng ở vị trí thứ 3 trong top những siêu đại gia thế giới, sau Bill Gates và Warren Buffett, chỉ trong vòng 5 tháng, số tài sản của ông đã tăng từ 68 lên 80,3 tỷ USD, chiếm vị trí thủ lĩnh của ông chủ Microsoft.
Tỷ phú, zara, Amancio Ortega, Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys,  Class, Stradivarius, thương hiệu thời trang, tỷ phú Amancio Ortega
Khối tài sản khổng lồ theo Forbes
Đến nay, Amancio Ortega đã sở hữu nhiều dinh thự và tòa nhà ở London, Barcelona, Madrid và Chicago. Tháng 9 vừa qua, ông đã bỏ khoảng 370 triệu USD để mua một mặt bằng bán lẻ cực lớn tại trung tâm bang Miami.
Tỷ phú Ortega có lối sống tiết kiệm, ông thường xuyên mặc một bộ quần áo đơn giản, hiếm khi là của các thương hiệu do ông sở hữu. Hàng ngày, ông đều đến canteen ăn trưa với nhân viên và đi làm trên chiếc Audi A8 thay vì các siêu xe đắt tiền khác.
Vào năm 2001, ông đã thành lập một quỹ có tên Fundacion Amancio Ortega, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động giáo dục.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

May đồng phục bảo hộ tại Hà Nội hãy gọi Thiên Bằng

Thiên Bằng nhận may đồng phục bảo hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Đồng phục bảo hộ ngoài việc bảo vệ cho người công nhân thì nó còn là một trong những hình thức quảng bá công ty, quảng bá doanh nghiệp của bạn lên một vị thế nhất định.
Mỗi công ty, doanh nghiệp nên có một kiểu dáng đồng phục bảo hộ riêng, do đó, việc may đồng phục bảo hộ là điều cần thiết đối với họ.
Để chọn được xưởng may đồng phục bảo hộ không phải là một điều dễ dàng, cách chọn chất liệu vải may đồng phục cũng phải là loại vải tốt, ít bị biến dạng khi làm việc trong môi trường làm việc.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận may đồng phục bảo hộ, tuy nhiên chất lượng thì mỗi nơi một kiểu: tốt có, xấu có. Nếu doanh nghiệp bạn trên địa bàn Hà Nội đang muốn tìm một đơn vị nhận may đồng phục bảo hộ, may đồng phục áo khoác uy tín, chất lượng – hãy liên hệ với Công ty Thiên Bằng chúng tôi.
Thiên Bằng là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc. Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp đồ bảo hộ lao động chất lượng, uy tín trên địa bàn. Chúng tôi có xưởng may bảo hộ riêng để phục vụ thời nhu cầu của quý khách hàng cũng như quý công ty.
Khách hàng ở Hà Nội và một vài tỉnh lân cận nếu chưa tin tưởng có thể đến xưởng may của chúng tôi tại Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh Phúc, liên hệ Mrs.Thu 0985.992.401.
Quý công ty, khách hàng muốn đặt may đồng phục bảo hộ lao động vui lòng liên hệ theo địa chỉ.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN BẰNG
Cơ sở 1: Km 12 - Quốc Lộ 32 - Cầu Diễn - Từ Liêm - TP. Hà Nội (cạnh siêu thị EBEST MALL)
Điện thoại: 04.6660.9897
Cơ sở 2: Số 69/335 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội ( Bùng Binh Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi)
Điện thoại : 04.3551.0888
Chi nhánh Sài Gòn: Lầu 13, Tháp B, Indochina Park Tower, Số 4, Nguyễn Đình Chiểu, Q.1 TP Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0981.056.078
Hotline:  0981.056.078 - 0966.831.477 – 0981 056 066

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Nên chọn xưởng may Thiên Bằng chúng tôi

Xưởng may quần áo bảo hộ Thiên Bằng chuyên sản xuất và gia công
- Áo thun đồng phục công ty, xí nghiệp, nhà hàng khách sạn.
- Áo thun quà tặng, sự kiện, hội nghị, khuyến mãi, quảng cáo.
- Áo sơ mi, quần tây.
- Đồng phục bảo hộ lao động.
- Đồng phục học sinh, sinh viên, áo lớp, áo nhóm.
Tất cả những sản phẩm của chúng tôi được:
- Thiết kế thời trang và sang trọng.
- Nguyên liệu chất lượng cao, bền chắc.
- Sản phẩm đảm bảo kỹ thuật chất lượng cao.
- Tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm.
Thiên Bằng với tiêu chí : " Giá cạnh tranh, nhanh, chất lượng ". Chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng nhu cầu của quý khách.
Xưởng may Thiên Bằng nhận sản xuất dưới 100 cái và trên 1000 cái.
Mọi thông tin liên lạc đặt hàng xin vui lòng liên hệ 0981 056 066(Mr.Tuyến) – 0981 056 078(Mrs.Hương) – 0966 831 477(Mr.Sơn), hoặc email : thienbang288@gmail.com
Thiên Bằng xin trân thành cảm ơn.
Xưởng may Thiên Bằng nhận may đồng phục áo khoácmay quần áo bảo hộ theo yêu cầu với chất liệu vải tốt như vải pangrim hàn quốc.

May gia công quần áo BHLĐ nên tìm xưởng may Thiên Bằng

Lời đầu tiên, Xưởng May Thiên Bằng xin kính gởi đến quý khách hàng lời chúc thịnh vượng, thành đạt và lời chào trân trọng nhất.
Bạn đang tìm xưởng may gia công quần áo bảo hộ, quần áo cho công nhân viên. Hãy đến với xưởng may của chúng tôi để được tư vấn miễn phí các mẫu thiết kế. Xưởng may in Thiên Bằng chuyên Sản xuất: Quần áo bảo hộ lao động rời, đồ liền quần, đồng phục các cơ quan, xí nghiệp trên các chất liệu như: thun, kate, xi Korea, kaki VN, kaki cotton, cotton 100%. Chúng tôi có nhiều loại vải kaki như vải pangrim hàn quốc để quý khách lựa chọn cho phù hợp với từng điều kiện làm việc. Hơn nữa loại vải này nhẹ, thoáng mát, thuận tiện trong hoạt động, có thể giặt nhiều lần mà không bị sổ lông, sờn rách.
Sản xuất trên dây chuyền máy đời mới:
- Đồng phục công nhân.
- Đồng phục nhà máy.
- Đồng phục xí nghiệp
- Đồng phục nhà xưởng.
- Đồng phục bảo hộ lao động.
- Đồng phục bảo vệ.
- Đồng phục quảng cáo, khuyến mãi.
- Đồng phục học sinh, sinh viên, bệnh viện, nhà hàng… (Có in thêu logo trên mọi chất liệu vải …)
Với phương châm “VỮNG TIN SẢN PHẨM NIỀM TIN KHÁCH HÀNG” nên mọi sản phẩm do xưởng may chúng tôi cung cấp được kiểm định chặt chẽ trước khi đến tay người sử dụng.
Ngoài những sản phẩm bảo hộ lao động trong nước chúng tôi còn cung cấp sản phẩm bảo hộ lao động của nước ngoài các hãng: 3M, WillsonKings, Frontier…
Là xưởng gia công cho nên quý khách hàng an tâm về:
- Giá cả cạnh tranh.
- Chất lượng trên từng sản phẩm.
- Thời gian giao hàng đúng hẹn.
- Làm mẫu miễn phí.
Đến với Xưởng may quần áo bảo hộ Thiên Bằng là quý khách hàng đến trực tiếp với nhà sản xuất nhờ vậy sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đặc biệt công ty có chiết khấu cho những đơn hàng số lượng lớn.
Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:
Tell: 0981 056 066(Mr.Tuyến) – 0981 056 078(Mrs.Hương) – 0966 831 477(Mr.Sơn)

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Đơn vị nào là doanh nghiệp dệt may tiêu biểu miền trung



Trong thời gian qua, dù khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài cũng như những khó khăn nội tại, nhờ phát huy truyền thống 27 năm xây dựng và trưởng thành, Huegatex đã đoàn kết một lòng, phát huy nội lực, tận dụng cơ hội nên Công ty đã dần vượt qua thách thức, xây dựng hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên và người lao động, phát triển Công ty lớn mạnh, bền vững; trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của khu vực miền Trung và tích cực chủ động hội nhập quốc tế.





Từ những quyết sách đúng đắn, linh hoạt


Hầu hết NLĐ ở Huegatex đều thừa hưởng tinh thần cần cù lao động, chịu thương chịu khó và tiết kiệm, chắt chiu của người miền Trung, bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo Huegatex còn luôn tuyên truyền những phẩm chất văn hóa truyền thống của ngành dệt may để tập thể NLĐ cùng đoàn kết, hội tụ năng lượng, phấn đấu vì một ngôi nhà chung vững bền. Trong những năm qua, Huegatex đã có được hiệu quả sản xuất kinh doanh đáng kinh ngạc. Trên năng lực và những tiềm năng hiện có, cùng với những quyết sách đúng đắn, linh hoạt và quyết liệt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Huegatex dự tính sẽ đạt được kết quả đáng mừng trong năm 2015 với tổng doanh thu là 1.514 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ là 102 triệu USD. Thu nhập bình quân là 5.700.000 đồng/ người/tháng. Các sản phẩm thế mạnh của Huegatex luôn đạt chất lượng ổn định. Sản lượng sợi khoảng 13.200 tấn, chất lượng ổn định đã góp phần tăng sản lượng sợi xuất khẩu gần 50%. Sản lượng vải dệt kim đạt 1.300 tấn, chủ yếu phục vụ cho các đơn hàng FOB. Về lĩnh vực may, Huegatex chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc giữ vững các bạn hàng truyền thống, cải tiến công tác quản lý, nâng cao năng suất, đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả. Sản lượng may năm 2015 đạt xấp xỉ 18 triệu sản phẩm. Sản lượng may đạt cao là do Công ty đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý, giải quyết đồng bộ khâu cung ứng nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất lao động. Chất lượng cũng tăng lên tương xứng, từ đó đã ký kết được những đơn hàng có giá trị cao.


Có được kết quả đó, Công ty đã thiết lập chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, xây dựng Chương trình hành động sát với thực tế, đúng trọng tâm, trọng điểm; kiên định theo đuổi mục tiêu, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ phù hợp với mô hình quản lý. Điểm nổi bật trong ba năm trở lại đây là công tác đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng thêm Nhà máy May 2 của Công ty Thiên An Phát, Nhà máy May 3 của Công ty cổ phần Dệt May Huế và Nhà máy May 1 của Công ty Thiên An Phú đã góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn 2010-2015.


Huegatex đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Tổng doanh thu 2.220 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 240 triệu USD, Thu nhập bình quân NLĐ đạt trên 8.000.000 đồng/người/tháng; Công ty duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 10-12%. Lợi nhuận đạt 90% vốn điều lệ, nộp ngân sách 45 tỷ đồng/năm.


Đầu tư phát triển nguồn nhân lực


Theo quan điểm hiện đại thì doanh nghiệp không phải là một cỗ máy. Nó là tập thể những cá nhân được tập hợp lại với nhau để cùng làm việc. Khi đã làm việc thì phải tập trung hết mình. Và mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về công việc được giao. Sở dĩ Công ty Cổ phần Dệt May Huế đạt được những hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh là do Công ty thực hiện các giải pháp về công tác quản trị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi con người là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.


Liên tục hoàn thiện, phát triển và đổi mới là cách thức để Công ty Cổ phần Dệt May Huế hiện thực hóa những ước mơ, khát vọng của mình. Công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về Thiết kế thời trang, đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ quản lý cấp trung, tổ trưởng sản xuất, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý của Tập đoàn, các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thuế, hải quan… Dù bằng hình thức tự đào tạo hay đào tạo bên ngoài, mọi thành viên đều được nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ làm việc. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các hội thảo, tham quan nước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức. Thông qua học tập, nghiên cứu đã định hướng hành động, hoàn thiện công việc của mình để tạo sự phát triển bền vững cho Công ty. Ở Huegatex, mỗi người đều thực sự làm việc, và hiểu sâu sắc rằng, chính công việc sẽ tôn vinh mình.


Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế rất công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thành viên. Đồng thời, Huegatex cũng coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều sáng kiến đã góp phần tăng năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu suất của thiết bị. Nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học được triển khai thành công, qua đó đã cơ cấu các sản phẩm Công ty ngày càng hoàn thiện, tăng thêm giá trị hàng hoá.


Các phong trào thi đua ở Huegatex được tổ chức đều đặn hàng năm như phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; phong trào xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tham quan nghỉ mát, phong trào xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, các hội thi văn nghệ thể thao, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, tấm lòng vàng, vì Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu... tất cả đã tạo nên không khí phấn khởi, tích cực trong toàn Công ty và các đơn vị thành viên, là giá trị văn hóa định hướng phát triển bền vững Công ty.


Cơ hội để phát huy năng lực vươn cao hơn


Trong quá trình vươn tới các mục tiêu ngày càng cao hơn, việc tái cấu trúc Công ty là tất yếu. Huegatex đã tập trung đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh… Huegatex cũng hoàn thiện dự án với mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, từng bước hiện đại hoá thay thế dần toàn bộ 6 vạn cọc sợi Textima để đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng sợi xuất khẩu. Đầu tư lò hơi mới, máy nhuộm thí nghiệm, máy nhuộm cao áp 400 tấn/ca, máy định hình, đồng thời tìm nguồn vốn ưu đãi để đầu tư duy trì và mở rộng hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để giảm áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh. Triển khai dự án xây dựng nhà ở công nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và xây dựng hình ảnh người công nhân ngành Dệt May Việt Nam.


Bằng những bước đi chuyên biệt, quyết đoán và sự đoàn kết “trên dưới một lòng”, Huegatex không những đã trụ vững mà còn vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu của ngành dệt may tại miền Trung.


Nguồn: huegatex.com.vn


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng - may quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May quần áo Bảo hộ lao động tại Hà Nội

Quan điểm phát triển ngành dệt may 2015-2020 trong quyết định 36/2008/QĐ-TTg

Quan điểm phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, dự kiến đến năm 2020 được trích dẫn trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
  1. Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.
  2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
  3. Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
  4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
  5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Trích: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2008/QĐ-TTg
Xem thêm:
>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.
>>>> Xưởng may quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.
>>>> May Thiên Bằng - may quần áo bảo hộ tại Hà Nội
>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng

Thị trường Mỹ và con đường của dệt may Việt Nam



2 thập kỷ đã qua, dệt may VN đã có những bước tiến ngoạn mục trong việc chinh phục và mở rộng thị trường Mỹ - một thị trường vô cùng khó khăn với những quy định ngặt nghèo nhất. Và kết quả là con số vô cùng ấn tượng: xuất khẩu 20 tỷ USD hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ trước năm 2020 là hoàn toàn khả thi.





Chấp nhận mạo hiểm tìm thị trường mới


Nhớ lại những năm đầu thập niên 90, khi thị trường dệt may chính của Việt Nam là Liên Xô cũ và Đông Âu tan vỡ, các DN dệt may Việt Nam với ý chí kiên định, đã không thể cho phép mình sụp đổ theo. Nhiều doanh nghiệp đã có ý nghĩ táo bạo: tiến vào thị trường phương Tây. Trong hàng đầu dũng cảm ấy có các doanh nghiệp mà nay tên tuổi trở nên đáng nể ở Việt Nam như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, May Hồ Gươm… Quốc gia phương Tây mà các DN dệt may VN hướng tới đầu tiên là Mỹ. Nếu chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất là Mỹ, sẽ vào được các thị trường khó tính nhưng khổng lồ khác là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…


Nhưng thị trường Mỹ khiến các DN Việt choáng ngợp không chỉ bởi rào cản thương mại, mà còn là hệ thống quy định về chất lượng, quy cách, công nghệ, môi trường phức tạp nhất. Mỹ là thị trường lớn và đặc biệt đối với cả thế giới, thói quen tiêu dùng hàng dệt may của người Mỹ cũng khác Đông Âu, họ chuộng hàng dệt kim mức giá trung bình và thường mua nhiều hàng một lúc, thay mới liên tục. DN Việt phải đối diện trước một thử thách chưa có tiền lệ, đang từ thói quen SX theo phương thức kế hoạch hóa, đơn hàng nhỏ lẻ và dễ tính, phải thay đổi để tiếp cận một thị trường lớn, luôn cạnh tranh mang tính tư bản, có thể chấp nhận yếu tố mới nhưng cũng sẵn sàng đào thải các tên tuổi lớn nếu không còn đáp ứng nhu cầu thị trường. Các DN Việt Nam buệc phải đầu tư mạnh để thay đổi máy móc, mua công nghệ mới, đào tạo nhân sự để quản lý, sử dụng hệ thống dây chuyền SX, công nghệ mới. Hơn nữa, còn phải thay đổi ý thức trong kinh doanh, thay đổi tư duy từ làm manh mún sang việc nâng cao trình độ quản lý để xử lý đơn hàng lớn. Đây là quyết định vô cùng khó khăn trong lúc chúng ta chưa biết rõ các rào cản thương mại sẽ được dỡ bỏ chính xác lúc nào. Việt Nam cần đầu tư và nhập khẩu công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp phụ trợ, đa dạng nguồn nguyên liệu... để tự chủ được đầu vào, có công nghệ hiện đại để sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính là Mỹ.


Trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng, một số DN dệt may VN chọn giải pháp hợp tác với nhau để cùng thực hiện đơn hàng lớn cho thị trường Mỹ. Cũng có DN phối hợp tốt được với khách hàng Mỹ, trong đó khách chấp nhận đầu tư máy móc, thiết bị cho DN Việt để DN này đủ năng lực SX đơn hàng lớn và khách bao tiêu sản phẩm. Điều đó có nghĩa các DN cần bước phát triển vượt mình, bứt phá để vươn lên tầm cao mới.


Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam tỏ ra khá e dè trong việc đầu tư này. Bởi vào thời điểm đó, chúng ta ở thế đứng khá chông chênh - Hiệp định Thương mại Việt Mỹ chưa biết bao giờ mới được phê chuẩn, thị trường Mỹ chưa biết đến khi nào mới được khai thông, nếu dốc toàn lực để đầu tư mà thị trường không “mở” thì ai cứu doanh nghiệp?


Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch HĐQT Công ty May Hồ Gươm là một trong những lãnh đạo DN May VN đầu tiên tới Mỹ thăm dò thị trường. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, tuy nhiên đó mới là chủ trương của hai Chính phủ, còn việc hợp tác cụ thể giữa doanh nghiệp hai nước còn rất nhiều rào cản cũng như thiếu thông tin hiểu biết lẫn nhau. Hiệp định thương mại dệt may Việt-Mỹ cũng chưa được ký kết. Các DN Mỹ chưa tin tưởng vào DN dệt may Việt Nam. May Hồ Gươm đã sáng tạo trong cách làm, thông qua một đối tác Hongkong, vốn đã quen và dày dạn kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, để kết nối với thương hiệu danh tiếng Levis Strauss. Với một thị trường mới và khó tính, không thể đơn thương độc mã mà làm được. Hồ Gươm còn chấp nhận bước đi mạo hiểm, chuyển đơn hàng cho khách ở Mỹ xong, khách chấp nhận được mới chuyển tiền. Để đảm bảo hàng đúng quy định khắt khe của Levis, may Hồ Gươm đã phải thay một loạt máy móc cũ, đầu tư mua máy mới và vận dụng nhiều phương pháp mới. Xác định cần đi trước, chấp nhận cả rủi ro để khai mở con đường mới, May Hồ Gươm đã thành công với khách hàng đầu tiên. Năm 1996, bà Ninh Thị Ty đã được Bộ Thương Mại khen thưởng vì thành tích là một doanh nghiệp may tuy nhỏ, nhưng đã tiên phong khai thác thị trường Mỹ thành công. Sau khi May Hồ Gươm làm được ở thị trường Mỹ, các DN khác của Việt Nam vững tin hơn, mạnh dạn đầu tư và tiến bước sang thị trường khổng lồ này.






Và cuối cùng, các DN dệt may Việt Nam đã chọn cách lớn dần lên. Đầu tư trước để đón cơ hội. Quyết tâm đưa hàng dệt may VN vào Mỹ đã trở thành động lực lớn khiến dệt may Việt Nam tạo một bước chuyển mình lớn và mạo hiểm, tiến lên phát triển bắt kịp xu thế của thế giới. Động lực ấy tạo nên sức ép khiến các DN suy nghĩ, sáng tạo tìm ra những phương thức phù hợp để mạnh dạn đầu tư theo đúng lộ trình thời gian đưa ra, bên cạnh đó năng nổ đi tìm kiếm thị trường để có đơn hàng SX. Và cứ thế, DN dệt may đã vượt qua những khó khăn ban đầu ở việc thiếu vốn, thiếu nhân sự chất lượng, thiếu công nghệ… thực hiện bước tiến mạnh mẽ mà ban đầu tưởng chừng bất khả thi.






“Hổ” lắp thêm cánh






Khi Hiệp định dệt may Việt Nam – Mỹ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003, con đường mới đã mở ra cho các DN dệt may Việt Nam. Với sự chuẩn bị đón đầu kỹ lưỡng cho cơ hội này, hàng dệt may Việt Nam đã tiến đến thị trường rộng lớn của Mỹ và đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, từ 10 tới 20%/năm. Một khi hàng dệt may Việt Nam lọt qua được rào cản của Mỹ chứng tỏ có tiến bộ và nó như giấy thông hành để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác. 10 năm sau khi Hiệp định được ký kết, xuất khẩu dệt may của ViệtNam vào thị trường Mỹ trong năm 2013 đã đạt gần 8,6 tỷ USD. Tới năm 2014 đạt khoảng 10 tỷ USD. Quả là con số ấn tượng. Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ tăng vọt, khiến các DN dệt may Việt Nam như hổ được lắp thêm cánh. Các DN đầu tư mạnh mẽ hơn, năng động tìm kiếm thêm thị trường châu Âu, Nhật, Hàn, và cũng đạt được thắng lợi mỹ mãn. Sức cạnh tranh của các DN dệt may VN cũng được tăng cường. Qua đó, kinh nghiệm thị trường, cũng như mối quan hệ với bạn hàng của DN dệt may Việt Nam cũng dày dặn thêm lên. Ta đã tạo được một nền tảng dệt may vững chắc để phục vụ tốt nhu cầu cao của thế giới. Chúng ta cũng được rèn luyện và sở hữu đội ngũ nhân sự dệt may chuyên nghiệp, sánh ngang các cường quốc dệt may thế giới. Việt Nam đã bước đầu hội nhập thành công chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu và đứng trong Top 5 các nước SX hàng dệt may hàng đầu thế giới, và đang phấn đấu vào vị trí thứ 4. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ Hai trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ (chỉ sau Trung Quốc). Hiện dệt may Việt Nam chiếm khoảng 9% thị phần tiêu thụ tại Mỹ. Dự kiến, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 11 tỷ USD năm 2015 và đạt 20 tỷ USD trước năm 2020.






Lịch sử có lặp lại?






Vào năm 2013, đã có một sự kiện quan trọng tiếp theo cho dệt may nói riêng và Việt Nam nói chung khi chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một bước tiến mới nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ bình thường hóa lên đối tác toàn diện, hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. DN dệt may VN càng thuận lợi hơn trong việc mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, với hơn 100 tỷ USD/năm. Hiện nay, dệt may Việt Namchiếm khoảng 4% thị phần cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu. Tại thị trường Mỹ, nơi Trung Quốc vốn giữ thị phần XK số 1 tại đây với hơn 50% thị phần trước đây, nay đã giảm mạnh chỉ còn 37%. Dệt may Việt Nam hiện đã tăng thị phần tại Mỹ, hiện giữ vị trí thứ 2 với khoảng 9%.






Vào thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức mới khi Hiệp định TPP đã qua nhiều vòng đàm phán và sắp được ký kết, trong các nước thành viên có Vệt Nam và Mỹ. Luật chơi đã đổi thay và muốn tận dụng được cơ hội này để bứt phá phát triển nhảy vọt thêm lần nữa, Việt Nam lại cần gồng mình để đầu tư, chuyển đối phương thức SX CMT sang ODM và tiến tới OBM. Muốn đầu tư được chuỗi cung ứng toàn diện từ khâu sợi trở đi, Việt Nam cần mở nút thắt ở khâu dệt-nhuộm hoàn tất, thiết kế và thị trường. Đây là những khâu yếu và vô cùng khó khăn đối với DN dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không mạnh dạn đầu tư để thay đổi, thì lợi thế từ Hiệp định TPP sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Lịch sử đang lặp lại, liệu các DN dệt may VN có dũng cảm vượt qua khó khăn của khâu yếu nhất, vươn lên lớn mạnh lần nữa như đã thực hiện cú nhảy vọt ngoạn mục từ 2003 tới nay hay không?






Tập đoàn Dệt May Việt Nam với vị trí đầu tàu dẫn dắt toàn Ngành, cũng đang thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, khi trong năm 2014 đã thực hiện tái cơ cấu thành công, chuyển đổi thành Tập đoàn cổ phần, và với sự đầu tư mới từ các đối tác chiến lược ngoài Nhà nước, Tập đoàn đã đi đầu trong việc liên kết các DN trong Tập đoàn, đầu tư theo mô hình chuỗi cung ứng sợi-dệt - nhuộm hoàn tất-may, trở thành một điểm đến toàn diện cho khách hàng. Nếu mô hình này được thực hiện thành công, sẽ thúc đẩy các DN trong toàn Ngành cùng làm theo, tạo nên sức mạnh để dệt may VN vận hành nhịp nhàng trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, nắm bắt cơ hội lớn mạnh vượt bậc, phục vụ nhu cầu hàng dệt may khổng lồ của Mỹ cũng như toàn thế giới.


Nguồn: Vinatex.com.vn


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng - may quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May quần áo Bảo hộ lao động tại Hà Nội