Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn vải pangrim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vải pangrim. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Đường thành công không mấy bằng phẳng của chàng trai 24 tuổi

Làm quen với kinh doanh khi mới bước chân vào đại học và nhiều lần thất bại, nhưng Đông Nguyên không nhụt chí, tiếp tục ấp ủ kế hoạch sản xuất và kinh doanh cà phê sạch.
Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp do Đông Nguyên chia sẻ với độc giả VnExpress.
Tôi năm nay 24 tuổi, đang sống tại Hà Nội. Sinh ra trong gia đình nhà nông có ba anh chị em. Nhà tôi không giàu có nhưng cũng đủ ăn và các anh em đều được học hành. Tôi là con út, anh chị thì làm cơ quan nhà nước thu nhập khoảng 10 triệu một tháng. Bố mẹ cũng muốn tôi xin vào làm tại một công ty hay cơ quan nào đó để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, tôi thích kinh doanh và luôn mong muốn kiếm được nhiều tiền trước khi bố mẹ bước qua tuổi 55 (năm nay bố tôi 53 và mẹ tôi 52), để có thể dành tặng những món quà, những chuyến du lịch, món ăn ngon trước khi họ quá già để có thể tận hưởng.
Tôi bắt đầu làm quen với buôn bán từ khá sớm. Thương vụ đầu tiên là bán sách khi vừa học đại học tại Hà Nội được một tháng. Tôi học Quản trị kinh doanh - một khoa phụ mới thành lập của trường. Một số sách giáo trình thư viện không có và các hiệu sách quanh trường không bán, trong khi hầu hết các bạn sinh viên mới từ các tỉnh lên Hà Nội học nên chẳng biết mua ở đâu. Thế là tôi quyết định đi tìm mua sách và bán lại cho các bạn trong trường để hưởng tiền lời. Với việc kinh doanh này, tôi cũng thu được một số tiền đáng kể để tự trang trải sinh hoạt.
Qua năm học thứ hai, là thời điểm phong trào ủng hộ biển đảo "đang nóng" nên tôi nảy ra ý định sản xuất những chiếc áo thun, phía trước là dòng chữ "Tôi yêu Việt Nam", phía sau là hình bản đồ Việt Nam được thiết kế theo kiểu những trái tim xếp lại. Tôi cùng 5 bạn khác góp mỗi người hai triệu đồng và đặt gia công 200 chiếc. Khi bán được khoảng một phần ba số áo, nhóm chúng tôi xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc và tan rã. Mỗi người mang về nhà lượng áo tồn kho.
Sau lần kinh doanh đó, tôi biết được giá sản xuất một chiếc áo thun tại xưởng chỉ rẻ bằng một nửa so với mức giá tại các công ty nhận làm áo đồng phục. Tôi đến xưởng may lấy mẫu vải, tìm hiểu thêm một chút kiến thức về vải và bắt đầu kinh doanh áo đồng phục tại trường đại học.
Tôi tự học thiết kế để tiết kiệm chi phí, đồng thời đưa ra những dịch vụ tốt hơn. Tôi chủ động gặp bí thư và lớp trưởng các lớp để giới thiệu, đồng thời quảng cáo dịch vụ trên các mạng xã hội. Ban đầu, công việc khá thuận lợi, tôi có khách hàng là các lớp trong trường và ngoài trường, một số trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ,... Sau đó, tôi bắt đầu có đơn đặt hàng từ doanh nghiệp do được giới thiệu. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với doanh nghiệp cũng là lúc tôi đã bị thất bại thảm hại vì non kinh nghiệm.
Đợt đó, đơn hàng mà doanh nghiệp đặt tôi khá lớn (mấy trăm chiếc) và lại vào dịp cuối năm nên xưởng may giao hàng chậm hơn một tháng so với hợp đồng. Tệ hơn, khi tôi nhận hàng và giao cho đối tác thì áo dài tay của công nhân mặc vào đều bị chật nách, tay ngắn nên tôi bị họ trả toàn bộ hàng. Tôi phải trả lại tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong khi đã lỡ thanh toán hết với xưởng may và họ cũng chối bỏ trách nhiệm.
Sau thương vụ thất bại này, tôi mất mấy chục triệu đồng. Khi đó, điểm tổng kết học kỳ của tôi cũng không tốt nên gia đình tỏ ý không bằng lòng. Tôi quyết định dừng lại và tập trung cho việc học hơn vì cũng không muốn sau này phải ra trường muộn. Kỳ sau đó, do có sự chú tâm nên tôi nhận được học bổng của trường (kết quả loại giỏi) khiến bố mẹ rất vui.
Hai tháng trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp (năm 2013), tôi đã đi làm nhân viên kinh doanh tại một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng. Vài tháng sau, tôi bắt đầu có khách hàng của riêng mình và thu nhập khá hơn, khoảng 5-6 triệu một tháng (có tháng tôi thu nhập hơn 10 triệu). Sau đó thấy không phù hợp nữa nên tôi xin nghỉ việc và chuyển sang làm đại lý phân phối mỹ phẩm của một công ty miền Bắc với các chính sách ưu đãi.
Giá bán của sản phẩm khá cao, trung bình từ 1,5 đến 2 triệu đồng nên lượng hàng bán được không nhiều và có những tháng bị chững lại. Tôi bàn với một đồng nghiệp khác là thay đổi cách tiếp thị bằng việc đầu tư cho các buổi hội thảo chuyên đề để giới thiệu và phân loại khách hàng  mới.
Đề xuất này của tôi không được giải quyết. Và rồi doanh số bán hàng của tôi mấy tháng liên tục ở mức rất thấp, không đủ số lượng. Bố mẹ thấy vậy bắt đầu lại lo lắng và muốn bỏ tiền ra xin cho tôi làm nhân viên tại công ty hay cơ quan nào đó nhưng tôi không đồng ý vì muốn mình tự lập. Thế là tôi với bố mẹ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn vì không tìm được tiếng nói chung.
Gần đây, tôi thấy bế tắc khi việc kinh doanh không thuận lợi. Tôi có cảm giác mình đã chọn sai con đường. Và rồi, trong đầu tôi lại xuất hiện ý tưởng khởi nghiệp mới, đó là sản xuất và phân phối cà phê sạch - hoàn toàn không chứa hóa chất hay bột bắp, bột đậu vì nhu cầu sử dụng cà phê ở Việt Nam đang tăng nhanh.
Tôi định bắt đầu bằng việc sản xuất và phân phối cà phê túi lọc. Đây không phải là sản phẩm mới nhưng hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Theo khảo sát của tôi thì hiện tại các sản phẩm này bán trên thị trường không được tốt lắm. Tôi cho rằng vấn đề là do cách tiếp cận và sản phẩm chưa có những cải tiến cần thiết. Tôi tin là mình có thể khắc phục được những hạn chế này nhưng vấn đề lớn của tôi đang gặp phải đó là khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư (chắc chắn sẽ cần số vốn hàng trăm triệu đồng).
Về phía gia đình, mọi người phản đối tôi gay gắt vì sau bao nhiêu chuyện xảy ra, họ cho rằng tôi không có năng lực, ảo tưởng về khả năng, không chịu nhìn nhận vấn đề, không kiên trì trong công việc. Hằng ngày tôi nghe những lời chỉ trích này khiến bản thân thấy mệt mỏi. Cộng thêm những thất bại trước đó càng làm tôi cảm thấy mất niềm tin và trở nên hoài nghi chính mình khi tự dằn vặt bằng các câu hỏi: "Liệu tôi có đúng như vậy không, liệu có làm sai hay không?"
Đang cảm thấy bế tắc trong công việc, người yêu tôi lại bất ngờ nói chia tay vì cho rằng không hợp. Điều đó khiến tôi "sốc nặng". Tôi cố gắng níu giữ vì nghĩ chuyện tình cảm đôi khi nảy sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi cho dù là đang yêu hay đã cưới. Điều quan trọng là cả hai cùng phải biết vứt bỏ đi cái tôi của bản thân, nhưng mọi chuyện chẳng thay đổi được điều gì. Bạn gái tôi vẫn nhất quyết chia tay.
Tôi rơi vào trạng thái stress cả tuần liền vì cảm giác không còn ai bên cạnh mình nữa, thấy như mọi thứ đang quay lưng với mình. Hằng ngày, đầu óc tôi luôn trong tâm thế đau và căng thẳng, nhiều lúc chẳng muốn ăn uống gì.
Tuy nhiên, rồi tôi cũng tự an ủi bản thân và bắt mình phải mạnh mẽ, tự đứng dậy. Bây giờ, tôi đang dành hết thời gian cho kế hoạch kinh doanh cà phê sắp tới. Thời gian rảnh, tôi chơi thể thao và học thêm một số thứ mình thích để cân bằng cuộc sống.
Tôi biết, kế hoạch kinh doanh cà phê này của tôi rồi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi hy vọng, với những hoài bão, khát vọng và sự năng động của một người trẻ như tôi, rồi mọi sóng gió cũng sẽ trôi qua, và thành công nhất định đến.
Đông Nguyên - theo báo VNexpress.net

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Nên chọn xưởng may Thiên Bằng chúng tôi

Xưởng may quần áo bảo hộ Thiên Bằng chuyên sản xuất và gia công
- Áo thun đồng phục công ty, xí nghiệp, nhà hàng khách sạn.
- Áo thun quà tặng, sự kiện, hội nghị, khuyến mãi, quảng cáo.
- Áo sơ mi, quần tây.
- Đồng phục bảo hộ lao động.
- Đồng phục học sinh, sinh viên, áo lớp, áo nhóm.
Tất cả những sản phẩm của chúng tôi được:
- Thiết kế thời trang và sang trọng.
- Nguyên liệu chất lượng cao, bền chắc.
- Sản phẩm đảm bảo kỹ thuật chất lượng cao.
- Tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm.
Thiên Bằng với tiêu chí : " Giá cạnh tranh, nhanh, chất lượng ". Chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng nhu cầu của quý khách.
Xưởng may Thiên Bằng nhận sản xuất dưới 100 cái và trên 1000 cái.
Mọi thông tin liên lạc đặt hàng xin vui lòng liên hệ 0981 056 066(Mr.Tuyến) – 0981 056 078(Mrs.Hương) – 0966 831 477(Mr.Sơn), hoặc email : thienbang288@gmail.com
Thiên Bằng xin trân thành cảm ơn.
Xưởng may Thiên Bằng nhận may đồng phục áo khoácmay quần áo bảo hộ theo yêu cầu với chất liệu vải tốt như vải pangrim hàn quốc.

May gia công quần áo BHLĐ nên tìm xưởng may Thiên Bằng

Lời đầu tiên, Xưởng May Thiên Bằng xin kính gởi đến quý khách hàng lời chúc thịnh vượng, thành đạt và lời chào trân trọng nhất.
Bạn đang tìm xưởng may gia công quần áo bảo hộ, quần áo cho công nhân viên. Hãy đến với xưởng may của chúng tôi để được tư vấn miễn phí các mẫu thiết kế. Xưởng may in Thiên Bằng chuyên Sản xuất: Quần áo bảo hộ lao động rời, đồ liền quần, đồng phục các cơ quan, xí nghiệp trên các chất liệu như: thun, kate, xi Korea, kaki VN, kaki cotton, cotton 100%. Chúng tôi có nhiều loại vải kaki như vải pangrim hàn quốc để quý khách lựa chọn cho phù hợp với từng điều kiện làm việc. Hơn nữa loại vải này nhẹ, thoáng mát, thuận tiện trong hoạt động, có thể giặt nhiều lần mà không bị sổ lông, sờn rách.
Sản xuất trên dây chuyền máy đời mới:
- Đồng phục công nhân.
- Đồng phục nhà máy.
- Đồng phục xí nghiệp
- Đồng phục nhà xưởng.
- Đồng phục bảo hộ lao động.
- Đồng phục bảo vệ.
- Đồng phục quảng cáo, khuyến mãi.
- Đồng phục học sinh, sinh viên, bệnh viện, nhà hàng… (Có in thêu logo trên mọi chất liệu vải …)
Với phương châm “VỮNG TIN SẢN PHẨM NIỀM TIN KHÁCH HÀNG” nên mọi sản phẩm do xưởng may chúng tôi cung cấp được kiểm định chặt chẽ trước khi đến tay người sử dụng.
Ngoài những sản phẩm bảo hộ lao động trong nước chúng tôi còn cung cấp sản phẩm bảo hộ lao động của nước ngoài các hãng: 3M, WillsonKings, Frontier…
Là xưởng gia công cho nên quý khách hàng an tâm về:
- Giá cả cạnh tranh.
- Chất lượng trên từng sản phẩm.
- Thời gian giao hàng đúng hẹn.
- Làm mẫu miễn phí.
Đến với Xưởng may quần áo bảo hộ Thiên Bằng là quý khách hàng đến trực tiếp với nhà sản xuất nhờ vậy sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đặc biệt công ty có chiết khấu cho những đơn hàng số lượng lớn.
Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:
Tell: 0981 056 066(Mr.Tuyến) – 0981 056 078(Mrs.Hương) – 0966 831 477(Mr.Sơn)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Bạn có biết nguồn gốc của loại vải kaki bây giờ đang dùng không



Bạn có biết rằng ban đầu vải kaki được sử dụng chủ yếu để may quân phục cho quân đội nước Anh không? Nó có đặc điểm là chất liệu vải nhẹ, mát, được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng.





Harry Burnett Lumsden giới thiệu trang phục được may bằng vải kaki được giới thiệu lần đầu vào giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Thời bấy giờ, quân phục của lính Anh là áo khoác đỏ và quần trắng, được làm từ vải len và hoàn toàn không phù hợp với thời tiết nóng nực ở Ấn Độ. Vì thế, Lumsden đã thay chất liệu len bằng một chất liệu mới mỏng, nhẹ hơn, thích hợp cho các hoạt động chinh chiến và có màu nâu vàng gần giống với màu đất để dễ bề ngụy trang. Chất liệu mới này được đặt tên là “khaki” (theo tiếng Hindu nghĩa là “bụi”, tiếng Ba Tư nghĩa là “đất”). Ít lâu sau, không chỉ toàn bộ quân phục lính Anh mà các quân đội khác trên toàn thế giới cũng bắt đầu được may bằng vải kaki.


Sau Thế chiến II, vải kaki trở nên phổ biến hơn ở Mỹ dưới dạng quần áo mặc hàng ngày. Hình ảnh những quân nhân trong những chiếc quần kaki gọn, nhẹ đã gây ấn tượng với những người dân thường đang tìm kiếm một loại vải bền, đẹp. Từ đó, những chiếc quần kaki trở thành món “tủ” của đàn ông Mỹ.


Ngày nay, vải kaki đã đa dạng hơn với nhiều màu sắc cũng như kiểu dáng. Phần lớn vải kaki vẫn được làm từ sợi bông, một phần nhỏ đã bắt đầu đươc làm từ sợi lanh. Các hóa chất cũng được thêm vào để giúp người mặc không cần ủi trước mà vải kaki cũng không nhăn. Trang phục làm từ vải kaki thường có đường may xếp li và có nhiều túi lớn, nhỏ. Vải kaki tương đối dễ mặc, phù hợp cả với môi trường công sở chỉn chu lẫn những cuộc vui chơi thoải mái. Vào mùa hè, vải kaki thường được lựa chọn bởi tính mát, nhẹ và bền.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Đặc điểm cần lưu ý của vải may đồng phục bảo hộ lao động



Để đảm bảo có thể thuận tiện trong công việc thì những người công nhân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,..cần có bộ quần áo bảo hộ lao động có độ bền cao, chất liệu vải dày những vẫn phải thoáng mát để giúp người lao động luôn dễ chịu mỗi khi làm việc





Chúng ta cùng tham khảo một số loại vải sau và đặc điểm của chúng:


VẢI COTTON


Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.


Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.


VẢI KAKI


Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động…


Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn) và không thun


Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt.


VẢI KAKI NAM ĐỊNH


Vải kaki Nam Định có đặc điểm không bị xổ lông, không nhàu, người mặc có cảm giác mát mẻ, thoải mái. Chất liệu này thường may trang phục cho cô giáo mầm non, nhà hàng, khách sạn,bảo hộ lao động…


VẢI KATE


Vải có nguồn gốc từ sợi TC – là sợi pha giữa Cotton và Polyester.


Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.


Đến với Thiên Bằng quý khách sẽ được phục vụ tận tình. Chúng tôi đáp ứng:


- Màu sắc sản phẩm: theo nhu cầu khách hàng đặt hàng


- Màu sắc in sắc nét, không phai màu (Bao chất cầm mầu)


- Kỹ thuật may: Cắt hàng chuẩn, kiểu may đẹp, độ bên chỉ chắc


- Hình thức gia công may mặc: may theo size hoặc đo


- Đo Size: Có nhiều size lựa chọn, theo size chuẩn của Bảo Hộ Lao Động


- Thời gian giao hàng: Đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.


- Số lượng đặt hàng: Đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.


- Giá cả: Giá cả cạnh tranh hợp lý, linh hoạt (Chiết khấu khách hàng mua số lượng nhiều)


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Ưu và nhược điểm những chất liệu vải may quần áo phổ biến



Để chọn được vải may quần áo bảo hộ tốt thì cần phải nắm rõ được một vài kiến thức về ưu, nhược điểm của các loại vải may. Sau đây, Thiên Bằng chia sẻ với các bạn một vài ưu và nhược điểm của một số loại vải may phổ biến hiện nay.





Vải cotton


Vải có nguồn gốc từ vải sợi bông. Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học tạo thành.


+ Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.


+ Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô, thích hợp cho nam hơn nữ.


Cotton là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Nó được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi dáng người, thời tiết.


Vải kaki


Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở. Kaki có hai loại chính: có thun và không thun. Kaki thun có độ giản hơn kaki không thun. Vì vậy khi mua váy đi làm, bạn nên mua váy với loại vải kaki có thun, để dễ dàng vận động.


+ Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, mặc mát, giữ màu tốt với khoảng 6-10 màu.


Vải kate


Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và Polyester.


+ Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.


Vải lanh


Vải có nguồn gốc từ chất liệu tự nhiên, cũng được dùng khá phổ biến trong may mặc, và thường được dùng để may những trang phục sinh hoạt thường ngày.


+ Ưu điểm: nhẹ, bền, hút mồ hôi tốt, vì vậy khi bạn mua áo để mặc vào mùa hè bạn nên chọn loại vải này. Váy, đầm được may bằng vải lanh sẽ mang vẻ thanh lịch và nữ tính hơn.


+ Nhược điểm: dễ nhăn vì độ đàn hồi không cao.


Vải len


Vải có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, lạc đà không bướu, dê...


+ Ưu điểm: khả năng giữ ẩm, không nhăn và hút ẩm tốt. Nhưng len chỉ thích hợp cho các trang phục để giữ ấm và tránh nắng như: áo khoác, áo len...


Lụa


Là chất liệu được lấy từ kén của loài tằm


+ Ưu điểm: tạo cảm giác thoải mái khi mặc, thích hợp với thời tiết nắng nóng cũng như lạnh vì nó có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh.


Mặc những trang phục bằng lụa sẽ tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc, vì nó có độ bóng và mềm.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Vải kaki có đặc điểm gì mà hay được chọn để may quần áo bảo hộ lao động



Bạn có biết vì sao mà vải kaki thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động không? Chính bởi vì nó có độ bền cao, thường được sử dụng cho công nhân trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,.. Chất liệu vải dày dặn nhưng vẫn thoáng mát, đảm bảo cho người lao động khi dùng cảm thấy dễ chịu và thuận tiện trong khi làm việc.





Một số loại vải kaki thường thấy hiện nay như: vải kaki pangrim: hàng nhập nhà máy liên doanh Vĩnh Phúc – Hàn Quốc.


Vải kaki Nam Định, Kaki Gò Vấp, Kaki Nam Triều Tiên, Kaki Thành Công


Với loại vải kaki băng zin: về chất liệu, đây là loại vải cotton, sợi bông ít, không xổ lông, khách hàng sử dụng có thể giặt máy thoải mái mà không sợ làm hỏng chất vải . Chất liệu vải này mang lại cảm giác nhẹ, mát, thoải mái dễ chịu cho người mặc. Đặc biệt loại vải này có độ bền cao rất thích hợp cho những bộ trang phục bảo hộ lao động, trang phục của nhân viên bảo vệ, nhà hàng, khách sạn. Công ty chúng tôi chuyên nhập vải nhà máy nên màu sắc vải ổn định qua các năm. Như chúng ta đã biết, với cùng một chất liệu vải nhưng qua thời gian một năm màu sắc của vải đã thay đổi đôi chút do độ nhuộm khác nhau. Tuy nhiên với chất liệu vải hàng nhập nhà máy sẽ được ổn định về màu sắc.


Với loại vải Kaki Nam Định: có 2 loại vải loại vải gia công và loại vải do nhà máy sản xuất. Về loại vải gia công, người mặc sẽ cảm thấy hơi nóng và khó chịu, do đó công ty chúng tôi thường nhập loại vải do nhà máy sản xuất để tư vấn cho khách hàng. Vải kaki Nam Định có đặc điểm không bị xổ lông, không nhàu, người mặc có cảm giác mát mẻ,thoải mái. Chất liệu này chúng tôi thường may trang phục cho cô giáo mầm non, nhà hàng, khách sạn,bảo hộ lao động…


Hy vọng với sự tư vấn về chất liệu như trên các cơ sở có thể lựa chọn cho mình loại vải phù hợp nhất với nhân viên,người lao động của mình để mỗi bộ đồng phục sẽ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện , tạo nên nét đẹp trong văn hóa của từng doanh nghiệp, từng tổ chức!.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

4 loại vải may quần áo bảo hộ lao động có ưu nhược điểm gì



Tùy lĩnh vực, ngành nghề mà yêu cầu đối với quần áo bảo hộ lao động cũng khác nhau. Do đó, để may quần áo bảo hộ lao động đúng yêu cầu thì ngoài có mẫu mã phù hợp, cũng cần có chất liệu vải may hợp lý để phục vụ cho công việc tốt hơn. Sau đây, Thiên Bằng chia sẻ với các bạn đặc điểm của 4 loại vải thường được dùng để may quần áo bảo hộ lao động hiện nay, hi vọng các bạn có thể chọn được loại vải tốt may quần áo bảo hộ lao động.



Chất liệu cotton và vải làm từ sợi cotton:


Vải cotton là vải sợi tổng hợp, được làm từ sợi cây bông kết hợp với một vài chất hóa học tạo thành.


+ Ưu điểm của vải cotton khá mềm, thấm hút tốt, giảm nhiệt nhanh, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.


+ Nhược điểm lớn nhất của cotton là dễ xếp nếp, nhăn. Sau khi giặt vài lần, cotton sẽ xù lông trên bề mặt, đặc biệt là khu vực chịu ma sát nhiều như tay, cùi chỏ, mông, vế trong, nách.


Vải cotton


+ Tùy theo tỷ lệ của sợi bông mà sản phẩm vải tạo ra có chất lượng khác nhau. Theo đó, tỷ lệ sợi bông càng cao thì độ bền của vải càng tốt. Tuy nhiên, việc nhận biết chất lượng vải không phải được tiến hành dễ dàng, chính vì vậy quý khách cần dựa theo uy tín của thương hiệu.
Vải kaki:


So với các chất liệu khác, vải kaki có độ cứng và dày hơn. Chất vải này có hai loại chính là kaki có thun và không thun. Sự phân biệt này dựa theo độ co dãn giữa chúng.


Vải kaki


+ Ưu điểm: ít nhăn, dễ dàng giặt ủi và độ bền màu cao. Khi mặt thì luôn tạo cảm giác mát mẻ.


+ Nhược điểm: Hơi cứng so với các chất liệu khác.
Vải Lanh:


Có nguồn gốc từ tự nhiên, được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày do giá thành khá rẻ.


+ Ưu điểm: vải lanh có tính nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền khá cao.


+ Nhược điểm: dễ nhăn do độ đàn hồi không cao.




Sợi Polyester4:


Là nguyên liệu mới xuất hiện gần đây, Polyester có bề mặt mượt, khả năng thấm hút ít hơn so với các loại sợi khác. Quần áo làm từ Polyester có khả năng cách nhiệt tốt, độ bền của sợi cực cao, độ nhăn ít. Mặc dù quần áo làm từ Polyester thường mang lại cảm giác không thoải mái nhưng đây lại là vật liệu an toàn trong sản xuất quần áo cách nhiệt, quần áo chống cháy,...


Do những đặc điểm như vậy, hầu hết các sản phẩm áo bảo hộ làm bằng vải cotton, vải lanh thường là quần áo phòng sạch, quần áo công nghệ, blue, …Chất liệu kaki thường dùng tạo quần áo bảo hộ lao động cho người mạnh, hoạt động nhiều. Còn Polyester làm nguyên liệu cho quần áo chống nóng, cháy.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Để may đồng phục quần áo cần biết đặc điểm của những chất liệu vải may sau



Dù là may đồng phục gì đi nữa thì chất liệu vải may cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm. Chất liệu vải là một trong những điều mà doanh nghiệp cần quan tâm để tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.





Sau đây là đặc điểm của những loại vải may phổ biến thường được sử dụng để may đồng phục hiện nay. Cùng theo dõi bài viết sau nhé.


Vải cotton: là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học tạo thành.


+ Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.


+ Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô, thích hợp cho nam hơn nữ.


Cotton là chất liệu may đồng phục phổ biến nhất hiện nay như là dong phuc hoc sinh, dong phuc cong nhan. Nó được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi dáng người, thời tiết.


Vải kaki:


Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may dong phuc công sở. Kaki có hai loại chính: có thun và không thun. Kaki thun có độ giản hơn kaki không thun. Vì vậy khi mua váy đi làm, bạn nên mua váy với loại vải kaki có thun, để dễ dàng vận động.


+ Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, mặc mát, giữ màu tốt với khoảng 6-10 màu.


Vải kate


Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và Polyester.


+ Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.


Vải lanh


Vải có nguồn gốc từ chất liệu tự nhiên, cũng được dùng khá phổ biến trong may mặc, và thường được dùng để may những trang phục sinh hoạt thường ngày.


+ Ưu điểm: nhẹ, bền, hút mồ hôi tốt, vì vậy khi bạn mua áo để mặc vào mùa hè bạn nên chọn loại vải này. Váy, đầm được may bằng vải lanh sẽ mang vẻ thanh lịch và nữ tính hơn.


+ Nhược điểm: dễ nhăn vì độ đàn hồi không cao.


Vải len


Vải có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, lạc đà không bướu, dê...


+ Ưu điểm: khả năng giữ ẩm, không nhăn và hút ẩm tốt. Nhưng len chỉ thích hợp cho các trang phục để giữ ấm và tránh nắng như: áo khoác, áo len...


Lụa: là chất liệu được lấy từ kén của loài tằm


+ Ưu điểm: tạo cảm giác thoải mái khi mặc, thích hợp với thời tiết nắng nóng cũng như lạnh vì nó có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh.


Mặc những trang phục bằng lụa sẽ tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc, vì nó có độ bóng và mềm.


Hiểu và nắm bắt được chất liệu vải để may đồng phục là một trong những lợi thế giúp người mặc có được những thoải mái trong quá trình hoạt động làm việc vui chơi của mình.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Đặc điểm của chất liệu vải cotton, bạn biết không



Để chọn được vải may quần áo như ý thì bạn cần phải biết được đặc điểm của loại vải may đó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến với bạn đặc điểm của loại vải cotton, hi vọng sẽ giúp bạn tìm được loại vải phù hợp với trang phục theo ý muốn của bản thân.





- Là chất liệu vải phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu vải cotton có thể được đan, dệt với độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau phù hợp cho tất cả các loại trang phục. Là chất liệu phù hợp và ưu chuộng với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết. Đặc tính kỹ thuật thường thoáng mát, khả năng co giãn tốt, thấm hút mồ hôi nhanh, màu sắc đa dạng.


- Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.


Vải cotton gồm các loại:


- Vải cotton màu


- Vải cotton trơn


+ cotton trơn: gồm các loại vải thun một màu.


+ cotton thun: gồm các loại vải thun bông hoa, với nhiều hoa văn khác nhau.


+ vải thun cotton 2 chiều: vải thun cotton 2 chiều còn được gọi là vải thun hai chiều, vải thun co giản hai chiều, vải thun cotton 100.


+ Vải thun cotton 4 chiều: vải thun cotton 4 chiều còn được gọi là vải thun bốn chiều, vải thun co giãn bốn chiều, vải thun cotton 100.


+ cotton spandex (có độ co dãn cao): vải thun cotton spandex với độ dãn cao.


Cách nhận biết các loại vải thun cotton:


Vải thun cotton 100% từ sợi thiện nhiên: Là loại vải có nguồn gốc từ cây bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra, mang về, tẩy qua, họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.


- Các loại vải sợi bông thường gặp và cách nhận biết: Vải dệt từ loại sợi khác nhau có giá trị khác nhau nên cần biết phân biệt các loại sợi. Việc này có ích cho sử dụng vải đúng tính năng của chúng, nghĩa là giữ cho vải sợi bền lâu.


1) Sợi bông: cháy nhanh có ngọn lửa vàng, có mùi tựa như đốt giấy, tro ra có màu xám đậm.


2) Tơ tằm: cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc, và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan.


3) Len lông cừu: bắt cháy không nhanh, bốc khói và tạo thành những bọt phồng phồng, rồi vón cục lại, có màu sắc đen hơi óng ánh và giòn, bóp tan ngay. Có mùi tóc cháy khi đốt.


4) Sợi vitco: bắt cháy nhanh và có ngọn lửa vàng, có mùi giấy đốt, rất ít tro có màu xẫm.


5) Sợi axetat : khi đốt có hoa lửa, bắt cháy chậm và cháy thành giọt dẻo màu nâu đậm, không bốc cháy, sau đó nhanh chóng kết tụ thành cục màu đen, dễ bóp nát.


6) Sợi poliamit (nylon): khi đốt không cháy thành ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội biến thành cục cứng màu nâu nhạt khó bóp nát.


Vải thun 65/35: Là loại vải cotton được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.


-Thành phần: Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Poliester).


Cotton 65/35 thật: với 65% là sợi bông tự nhiên và còn lại là sợi tổng hợp


Cotton 65/35 giả: với 35% là sợi bông tự nhiên và 65% là sợi tổng hợp


-Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.


Vải thun PE: Poliester


-Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester).


-Tính chất: giá thành rẻ nhất, vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Đặc tính của chất liệu vải nỉ mà không phải ai cũng biết



Chắc các bạn ít nhiều đã từng sử dụng quần áo được làm từ vải nỉ, vậy các bạn có biết vải nỉ có đặc tính gì không? Xuất xứ và phát triển của nó như thế nào? Có ưu nhược điểm gì? Thích hợp để may những loại quần áo nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé





Vải nỉ (polar fleece) là một loại vải có bề mặt được bao phủ bởi một lớp lông ngắn và mượt, vô cùng mềm mại và đặc biệt rất ấm.


Vải nỉ từ lâu đã phổ biến trên thế giới rồi (khoảng những năm 1990) và ngày càng được ưa chuộng. Con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ vải nỉ không chỉ phục vụ trong cuộc sống hàng ngày như quần áo từ vải nỉ, thú nhồi bông, salon bọc nỉ, …mà còn trong các bộ đồ chuyên dụng như lớp bên trong của quần áo của phi hành gia, đồ lặn ở độ sâu lớn, đồ leo núi.


Vải nỉ được các nhà sản xuất quần áo đặc biệt ở phương tây ưa dùng, nhất là trong các sản phẩm dành cho em bé, bởi vải nỉ có rất nhiều điểm ưu việt so với các loại vải cotton và len sợi.


Vải nỉ có một số ưu điểm sau:


Đầu tiên có thể nói rằng vải nỉ vô cùng ấm, ấm hơn rất nhiều so với len sợi và vải cotton hay vải bông, bởi lớp lông ngắn mịn và cấu trúc hai mặt song song của nó. Nếu khéo léo may, những chiếc áo, chăn từ vải nỉ sẽ giúp bạn không bị lạnh, bởi ngoài lớp vải lót còn được đệm hai lớp vải nỉ, và còn dùng được cả hai mặt của áo nữa chứ.


Điểm thứ hai của vải nỉ khiến mọi người mê mẩn đó là vải nỉ rất ít thấm nước. Điều này chẳng phải rất tuyệt cho những ngày mùa đông sương muối và mưa phùn ở nước ta sao? Vải nỉ cũng nhanh chóng ráo nước hơn hẳn so với vải bông và len. Các sản phẩm quần áo, chăn gối từ vải nỉ cũng nhẹ hơn nhiều.


Bạn sẽ không phải lo mỗi khi trời ẩm mốc phải lôi gối ra giặt mà gối lâu khô, sũng nước, giặt tay khổ sở vô cùng đúng không nào? Nhẹ và mềm, thoáng khí, nhưng lại rất ấm. Màu sắc vô cùng phong phú với các họa tiết dễ thương.


Xem thêm:


>>>> Đại lý cấp 1 vải PangRim Hàn Quốc chính hãng, chất lượng uy tín tại Hà Nội.


>>>> Xưởng may gia công quần áo bảo hộ uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.


>>>> May Thiên Bằng-may đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ tại Hà Nội


>>>> May đồng phục bảo hộ lao động theo yêu cầu tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng


>>>> Xưởng May Bảo hộ lao động

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Sự cạnh tranh với ngành dệt may trước TPP



Ngành dệt-may Việt Nam hiện nay đang đứng trước cơ hội có nhiều triển vọng khi giá trị xuất khẩu liên tục tăng cao và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên các chuyên gia trong ngành dệt may nhận định, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc rất khắc nghiệt, nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt sẽ phải rút khỏi thị trường sớm để tránh lỗ lớn.





Phát biểu tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2015) diễn ra tại TPHCM sáng nay (9-4), ông Hoàng Vệ Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước khi có hiệu lực sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp dệt may trong nước. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn phải chịu thách thức rất lớn chứ không hoàn toàn thuận lợi theo các hiệp định thương mại này.


Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ: nhận may quần áo bảo hộ, may đồng phục bảo hộ,,…


Mặt khác, Thiên Bằng còn là đại lý cấp 1 vải pangrim Hàn Quốc tại Hà Nội.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo






Thực tế thời gian qua cho thấy sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt. Có những doanh nghiệp năm 2014 sản xuất tốt nhưng sang vài tháng đầu năm 2015 bổng dưng không có đơn hàng, mất lao động, hoặc bị doanh nghiệp mạnh thu hút nguồn nhân lực.


“Dù đã có sự chuẩn bị từ năm 2013, nhưng từ năm ngoái đến nay chúng tôi thấy sự cạnh tranh trong ngành dệt may cực kỳ khốc liệt. Xuất khẩu tăng nhanh với kim ngạch xấp xỉ 25 tỉ đô la Mỹ năm 2014 và năm 2015 nâng lên khoảng 28 tỉ đô la Mỹ. Mặc dù xuất khẩu tăng nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp dệt may mấy tháng gần đây không có đủ việc làm, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,” ông Dũng nói.






Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu đến 50 tỉ đô la Mỹ trước năm 2020 so với con số 25 tỉ đô la Mỹ năm 2014.






Dù mục tiêu đặt ra khá lạc quan, nhưng ông Dũng cũng cảnh báo khi ngành dệt may hội nhập sâu với thế giới thì doanh nghiệp dệt may trong nước cần tham gia các chuỗi giá trị, liên kết để cũng nhau phát triển. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị, có tiềm lực đầu tư thì tận dụng được cơ hội, còn không thì sẽ phải đóng cửa, bán lại doanh nghiệp hoặc chấp nhận đi làm thuê cho doanh nghiệp khác.






Hiện cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động và đóng góp khoảng 15% cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có lượng hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất thế giới.






Mặc dù vậy, nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài, và vẫn còn làm gia công, vì khâu thiết kế cho sản xuất vẫn còn yếu kém.






Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, ngành dệt may Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỉ lệ sản xuất theo hình thức đặt hàng gia công từ 38% hiện nay lên 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm năm 2014 khoảng 50%, và dự kiến năm 2015 sẽ nâng lên 60% và nhắm đến tỉ lệ đến 70% vào năm 2020.






Rõ ràng chỉ còn cách thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỉ lệ nội địa hóa của ngành mới mong nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may.






“Với trên 12 tỉ đô la Mỹ nguyên phụ liệu cần phải nhập khẩu hàng năm thì việc phát triển nguyên phụ liệu trong nước thực sự vẫn còn dư địa rất lớn. Cơ hội cho phát triển và đầu tư ở Việt Nam ở tất cả các khâu để hình thành chuỗi cung ứng toàn diện cho ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới là hết sức sáng sủa,” ông Trường nhận định.






Theo các chuyên gia dệt may, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt-may tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng để tận dụng lợi thế khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khá nhiều công ty từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành dệt may tại Việt Nam kể từ đầu năm 2014 đến nay.






Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2015) diễn ra trong 4 ngày từ 9-4 đến 12-4 tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình, 446 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TPHCM. Có khoảng 650 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các sản phẩm máy móc và phụ kiện ngành dệt may tại triển lãm này.

Trước hội nhập TPP, hiện trạng ngành dệt may ra sao



Trước ngưỡng cửa hội nhập TPP mà nhu cầu tại nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may VN hiện đang suy giảm và đồng USD lại tăng giá mạnh khiến cho tăng trưởng không được như mong đợi.





Cụ thể.


Kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước từ đầu năm 2015 đến nay chỉ đạt khoảng 12 tỉ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua (cùng kỳ năm ngoái tăng 19%). Đáng lưu ý, tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt ngày càng lép vế trước khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).


Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ: nhận may quần áo bảo hộ, may đồng phục bảo hộ,,…


Mặt khác, Thiên Bằng còn là đại lý cấp 1 vải pangrim Hàn Quốc tại Hà Nội.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo






Nhà máy ngoại liên tục mọc lên


Theo Vitas, từ đầu năm đến nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào ngành dệt may không ngừng tăng nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam được nhận định sẽ hưởng lợi do thuế suất giảm dần về 0%: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam với EU, Hàn Quốc; Liên minh kinh tế Á - Âu...


Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong nửa đầu năm 2015, phần lớn các dự án FDI có vốn lớn đều đổ vào dệt may. Đơn cử, nhà máy sản xuất và gia công các loại sợi của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn 660 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam có tổng vốn 300 triệu USD, xây nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai Việt Nam có vốn hơn 160 triệu USD tại Tây Ninh. Cuối tháng 6, tỉnh Bình Dương cũng đã cấp phép dự án Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam có vốn đầu tư 274 triệu USD để xây nhà máy sản xuất xơ, sợi tổng hợp, dệt kim...


Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch đạt 24 tỉ USD trong năm 2014 và mục tiêu năm 2015 là 27-27,5 tỉ USD. Có điều, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của DN trong nước ngày càng teo tóp, còn DN FDI không ngừng phình to. Theo thống kê của Vitas, trong số 12 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay, khối DN trong nước chỉ chiếm 27,5%, còn công lớn thuộc về khối FDI.


Đơn hàng nhỏ lẻ, giá không tăng


Ngay từ đầu năm, ngành dệt may đã gặp khó khi lượng đơn hàng không như kỳ vọng, các thị trường truyền thống từ EU, Nhật... đều giảm. Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Vitas, cho biết đến quý III, dù vẫn có nhưng không nhiều đơn hàng “hấp dẫn”, chủ yếu nhỏ lẻ nên DN không có sự lựa chọn. Dù thị trường Mỹ hồi phục tốt nhưng không thể bù đắp nhu cầu suy giảm từ EU, Nhật.


“Vấn đề này rất đáng lo bởi sức cạnh tranh của DN trong nước kém, đơn giá xuất khẩu không tăng nhưng hàng loạt chi phí đầu vào lại tăng. Khối FDI không ngừng đổ vốn vào Việt Nam để chờ hưởng lợi từ TPP, cạnh tranh trực tiếp với DN trong nước không chỉ về nguồn nhân lực...” - ông Hồng lo lắng.


Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Garmex Sài Gòn, ngoài yếu tố do kinh tế của Nhật, EU suy thoái, việc đồng USD tăng giá mạnh đã tác động lớn đến hàng hóa của Việt Nam xuất qua các thị trường này. Hiện đơn giá xuất khẩu dệt may qua Nhật, EU đều tính bằng USD nhưng gần đây USD tăng giá rất mạnh buộc các nước phải phá giá đồng tiền. “Vô hình trung, hàng dệt may Việt Nam xuất qua EU, Nhật khi đến tay người tiêu dùng giá bị đội lên nên họ hạn chế mua sắm” - ông Hùng dẫn chứng.


“Tình hình khó khăn với ngành dệt may còn kéo dài qua năm sau và phụ thuộc vào yếu tố Hy Lạp (liên quan trực tiếp tới thị trường EU). Ngay từ giữa năm ngoái, Garmex đã họp bàn và dự báo các thị trường EU, Nhật có thể gặp khó khăn, đồng thời tìm cách đẩy mạnh hàng sang thị trường Mỹ khi kinh tế nước này có dấu hiệu phục hồi” - vị lãnh đạo Garmex nói thêm.


Chính sách điều chỉnh tỉ giá theo hướng thả nổi, phá giá mạnh của Nhật, EU những tháng qua còn khiến giá nguyên liệu, máy móc khi DN Việt nhập về tăng cao. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), lấy ví dụ: Tập đoàn vừa đặt mua máy của Nhật, nếu năm rồi tỉ giá chỉ 103-104 yen/USD thì mới đây giá lên tới 123 yen/USD hoặc đầu năm nay ký hợp đồng giá 110 yen/USD nay lên 122 yen/USD, nghĩa là Nhật phá giá tới 20%. “Giá đắt hơn 20% làm hàng hóa đến các thị trường này tăng cao nên việc bảo đảm mục tiêu xuất khẩu sang các nước này sẽ rất khó khăn” - ông Trường nói.

Lợi thế từ TPP có đúng là doanh nghiệp dệt may được hưởng nhiều nhất

Nhiều người cho rằng sau khi hội nhập TPP thì ngành dệt may VN sẽ được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, trước thực trạng mà nguyên phụ liệu phải nhập khẩu tới 42% từ Trung Quốc như hiện nay thì có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều như mọi người vẫn nghĩ.
Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.
Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ: nhận may quần áo bảo hộmay đồng phục bảo hộ,,…
Mặt khác, Thiên Bằng còn là đại lý cấp 1 vải pangrim Hàn Quốc tại Hà Nội.
Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo

Sản lượng xuất khẩu có thể tăng 21%?
Theo thông báo từ Bộ Công Thương, dệt may sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn, song những mặt hàng này chưa được tiết lộ cụ thể.
TPP cũng đặt ra ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.
Để hỗ trợ cho các nước trong TPP đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các thành viên cũng đưa ra cơ chế về “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Đặc biệt, chương Dệt may còn đưa ra những cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận. Đồng thời, các DN dệt may cũng có những cơ chế để tự vệ thương mại, tránh những nguy cơ bị thiệt hại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Một chương riêng về quy tắc xuất xứ cũng được đưa ra, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP. Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và day giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
Theo dự báo của World Bank, sản lượng dệt may có thể tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020.
Trao đổi riêng với chúng tôi, bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may đang có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Vì hiện nay ngành sợi của Việt Nam đã phát triển và có khả năng đáp ứng khi dệt có nhu cầu.
Tính bài toán đầu tư nguyên phụ liệu
“Hiện sản phẩm dệt của Việt Nam sản xuất ra, xuất khẩu tới 70% và chỉ sử dụng cho nội địa 30%. Nên khi có TPP nhu cầu cao hơn, thì sợi sẽ làm bài toán chuyển dịch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, giờ họ đã sẵn nong sẵn né nên sẽ chuyển dịch nhanh” - Bà Dung đánh giá.
Nhưng theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, bắt buộc các DN phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Hiện có tới hơn 70% nguyên phụ liệu sản xuất dệt may được nhập từ nước ngoài. Trong đó, nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm tới 42% theo số liệu của Vitas, còn lại ngành dệt may nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan… Đây được xem là một thách thức cho ngành để có thể khai thác lợi thế và tận dụng ưu đãi thuế từ TPP.
Trong khi các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, dệt, nhuộm vải cần nhiều vốn và liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm.
Do đó, chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước mà đứng đầu là Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) có các dự án nhằm đón đầu hiệp định TPP. Năm 2015, Vinatex đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ yếu về sợi, dệt, nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu.
Theo đánh giá của bà Dung, rất khó để có đủ nguồn lực cho đầu tư nguyên phụ liệu của ngành dệt may. Bởi đây là những ngành đòi hỏi vốn lớn, trong khi những vấn đề về đất đai, môi trường, công nghệ, quản lý… đang là những nút thắt để ngành nâng cao sức cạnh tranh.
“Việt Nam mình khó hơn các nước về quản lý, vốn nhưng vấn đề là để có kinh nghiệm cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, khi mà họ đã đi trước ta trong dệt nhuộm, các nhà máy của họ đã gần như khấu hao và giờ họ chỉ đổi mới, thì trong đầu tư nguyên phụ liệu, DN của ta phải tính, chứ không làm ào ào”, bà Dung khuyến nghị.
Trong bối cảnh DN nội không đủ nguồn lực để đầu tư nguyên phụ liệu, BSC nhận định, dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP. Từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI được rót vào dệt may, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.
Tính đến giữa năm 2015, ngành dệt đóng góp 4,18 tỷ USD trong thu hút FDI, chiếm 76,2% trong tổng vốn. Với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có sự thay đổi lớn, sẽ giúp chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, những lợi thế của TPP đang được nhận định là mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư về dệt, nhuộm, khi đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ TPP.
Đồng thời, ngay cả khi không được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.

Doanh nghiệp FDI sẽ được lợi nếu dệt may không tìm đối sách mới



Gia tăng xuất khẩu, thu hút được nhiều vốn FDI... được xem là những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi hội nhập. Song, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các hiệp định tự do sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI.





Thua doanh nghiệp FDI


Thông tin tại buổi tọa đàm “Dệt may cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập” tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng: việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), dệt may là ngành hưởng lợi nhiều nhất.


Cơ hội đầu tiên được giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp nhìn nhận là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ như với FTA Việt Nam- EU, xuất khẩu sang EU sẽ tăng 50% trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định và những năm tiếp theo thụ hưởng thêm 20%.


Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút được nguồn vốn FDI nhiều hơn vào đầu tư phát triển nguyên phụ liệu để hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phát triển công nghiệp hỗ trợ.


Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ: nhận may quần áo bảo hộ, may đồng phục bảo hộ,,…


Mặt khác, Thiên Bằng còn là đại lý cấp 1 vải pangrim Hàn Quốc tại Hà Nội.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo






Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cơ hội này bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải cải cách, tự tái cấu trúc để có thể hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh trong nước. “Nếu không thay đổi, dù cơ hội xuất khẩu lớn nhưng đến một lúc nào đó tỷ trọng đầu tư của FDI vào những ngành này lớn lên thì doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh”, ông Hà nói.


Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhìn nhận, xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm 2015 đạt 20 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ 12,3 tỷ USD. Như vậy, ngành dệt may đạt thặng dư gần 8 tỷ USD.


Hơn nữa, việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chứng tỏ sự quan trọng của ngành dệt may trong thời gian tới.


Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức. Ông Giang cho biết, xuất khẩu trong 9 tháng tăng trên 10% nhưng tỷ trọng của doanh nghiệp dệt may trong nước càng ngày càng thu hẹp, khoảng cách với doanh nghiệp FDI.


Tính toán của VITAS cho thấy, trong 27,5 tỷ USD xuất khẩu có đến 67% tỷ trọng thuộc về doanh nghiệp FDI. “Với đà này, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các FTA sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI. Đây là thách thức vô cùng lớn”, ông Giang chia sẻ.


Theo phân tích của ông Giang, do doanh nghiệp FDI có công nghệ dệt may phát triển hàng trăm năm, có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Nhà nước về vốn, công nghệ, chưa kể đến họ quản trị doanh nghiệp tốt. Do vậy, khi họ dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.


Xem lại cách xúc tiến


Câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp cũng như giới chuyên gia đặt ra là “những thách thức này ai sẽ tháo gỡ”. Theo ông Trần Bắc Hà, để một ngành phát triển phải có cả điều kiện cần và đủ. Chính phủ cần giải quyết phát triển thể chế đồng bộ, trong đó có giải pháp cho ngành dệt may, có chính sách ưu đãi hỗ trợ.


Ông Hà dẫn chứng: “Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.


Điều được vị Chủ tịch BIDV nhấn mạnh là phải quan tâm đến vùng nguyên liệu bởi để tìm 1.000ha trong 5 năm tới là không tìm được. “Bộ Công Thương phải báo cáo ngay với Chính phủ và làm việc với các tỉnh để quy hoạch quỹ đất, ưu tiên cấp cho nhà đầu tư có năng lực của Việt Nam”, ông Hà đề xuất.


Đáng chú ý, việc ký kết các FTA là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhưng Việt Nam cần phải tổ chức xúc tiến thương mại tốt hơn nữa.


Vị chủ tịch của BIDV rất “tâm trạng” khi nhắc tới vấn đề xúc tiến thị trường, xúc tiến thương mại và cho rằng phải xem lại cách tiếp cận thị trường.


Ông Trần Bắc Hà kể, trong chuyến thăm CH Séc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, BIDV được giao nhiệm vụ tổ chức diễn đàn “Hợp tác kinh tế - du lịch Việt Nam tại Séc”. Thật bất ngờ khi có người nhận xét, 10 năm nay chưa có diễn đàn nào đông đảo như vậy. Tuy nhiên, đến khi kết nối, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam “vắng” hết, chỉ còn mấy nhân viên đi kết nối. Kỳ lạ!


"Mục đích của chuyến đi là kết nối, tìm kiếm khách hàng thì doanh nghiệp đã biến thành cuộc đi chơi. Phải xác định rằng, dù là tiền của ai (doanh nghiệp hay Nhà nước) thì cũng phải xác định là tiền của đất nước này. Tôi cho rằng, cần phải rà soát lại cách xúc tiến. Đi xúc tiến về mà ít người kể lể chuyện làm ăn, chỉ khoe hàng hiệu”, ông Hà nói.

Trọng điểm hội nghị ban chấp hành lần thứ 9 khóa IV của hiệp hội dệt may VN



Sáng ngày 24/3/2015, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 9 khóa IV và vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Hiệp hội Dệt May Việt Nam cùng gần 100 lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên tại Tổng Công ty May Hòa Thọ (Đà Nẵng).





Tại Hội nghị các doanh nghiệp đã nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành dệt may, Hiệp hội năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, kế hoạch năm 2015. Đặc biệt các doanh nghiệp đã được thông tin về tình hình thị trường dệt may hiện nay, Định hướng đầu tư vào dệt nhuộm, Những điều cần lưu ý về tình hình đàm phán các hiệp định TPP, FTA và các hiệp định thương mại khác.


Sau nhiều năm chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế của nhiều nước, kinh tế nước ta đã bước dần hồi phục và có những bước phát triển nhất định nên tình hình Ngành dệt May Việt Nam 2014, triển vọng 2015 của VITAS qua báo cáo cho thấy: Năm 2014, hàng dệt may Việt Nam tăng trưởng tốt ở nhiều thị trường chính như Hoa Kỳ (chiếm 47% thị phần); EU (chiếm 16,2% thị phần); Hàn Quốc (hơn 10% thị phần) và giữ mức tăng trưởng ổn định tại thị trường Nhật Bản (12,5% thị phần). Nếu tính tổng gộp cả XK dệt may và xơ sợi, vải không dệt và NPL dệt may thì tổng KNXK dệt may toàn ngành năm 2014 đạt 24.692 tỷ USD, tăng 17,07% so với 2013.


Về thị trường chính Việt Nam đã vươn lên là nhà cung cấp dệt may lớn thứ hai về lượng và trị giá vào Nhật Bản. Trong Top 9 các nhà cung cấp hàng dệt may lớn vào Nhật Bản, Việt Nam là nhà cung cấp đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng 9,77% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, đạt trên 2,6 tỷ USD. So với các nhiệm kỳ trước, ngành Dệt May Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về kết cấu sản phẩm, sự tăng trưởng của Dệt May Việt Nam luôn đạt từ 18 – 20%/năm.


Năm 2015, trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo ATIGA (Hiệp định cho phép hàng hóa lưu chuyển tự do trong ASEAN). Nếu vận dụng tốt thuế nhập khẩu ưu đãi trong thương mại với các nước AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2015, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2014.


Trong năm 2015, kỳ vọng khi FTA giữa Việt Nam – EU được thực thi, tăng trưởng XK dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc và duy trì được đà tăng trưởng ở mức trên 4 tỷ USD kể từ khi ưu đãi về thuế GSP.


Tổng Giám đốc Vinatex, Phó Chủ tịch Hiệp hội, ông Lê Tiến Trường cũng đã thông tin đến các đại biểu về tiến độ và những kết quả đàm phán TPP để các Doanh nghiệp hiểu được những khó khăn và thuận lợi khi hiệp định được ký kết, phát huy tối đa những cơ hội và giảm thiểu những rủi ro của Doanh nghiệp khi vận dụng các hiệp định song phương và đa phương


Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe các Chi hội chia sẻ kinh nghiệp hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kiến nghị về hoạt động của Vitas cụ thể và thiết thực, mang lại nhiều thông tin cần thiết cho các Doanh nghiệp, có thể liên kết để giới thiệu các sản phẩm của nhau khi tham gia các chương trình xúc tiến






Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chúc mừng VITAS vinh dự được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và cho rằng, trong thời gian tới vai trò của Hiệp hội cần phải đẩy mạnh công tác hoạt động, tìm hiểu thông tin, tạo kênh liên kết, đào tạo cho các thành viên, kết nối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp vì lợi ích của các doanh nghiệp để lôi cuốn các doanh nghiệp tham hoạt động tạo sức mạnh phát triển ngành dệt may Việt Nam vươn mạnh ra thị trường quốc


Trong chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo, quan điểm của ngành là tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh việc hiện đại hóa¸ đảm bảo tăng trưởng; Mục tiêu của chiến lược là phát triển dệt may thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế.


Để thực hiện được mục tiêu này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho rằng: Vitas sẽ tăng cường quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả và thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài nhất là các Doanh nghiệp FDI cùng tham gia để nâng cao kỹ năng quả lý cũng như kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp; đa dạng hóa thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nguyên phụ liệu nhập khẩu; đầu tư các vùng nguyên liệu tập trung, gần các khu công nghiệp sản xuất sợi-dệt-nhuộm; thực hiện tốt chuỗi liên kết giữa các đơn vị trong Hiệp hội để nâng cao giá trị gia tăng hàng dệt- may Việt Nam, hợp tác chống bán phá giá…


Bên cạnh đó Hiệp hội tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo trong khuôn khổ dự án CBI, tiếp tục phối hợp với Bộ METI (Nhật), KOFOTI (Hàn Quốc), Bộ Công Thương và Vinatex cho các chương trình đào tạo về dệt nhuộm, thiết kế... Tìm kiếm thông tin về đào tạo từ các nguồn khác cho doanh nghiệp. Đặc biệt là sẽ tham khảo để sửa đổi các điều lệ hoạt động của Hiệp hội cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay. Cùng với đó sẽ tham vấn pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, tích cực tham gia và phối hợp với các bộ, ban ngành VCCI trong việc đề xuất, đóng góp các ý kiến với nhà nước liên quan đến chế độ, chính sách, cơ chế đối với hoạt động của ngành và người lao động.


Đồng thời VITAS sẽ phối hợp với Bộ Công Thương gửi thông tin và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét chọn Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín năm 2014, phối hợp với VCCI đề cử đại diện tham gia chương trình tôn vinh Nữ doanh nhân tiêu biểu năm 2014 và hoàn thiện chương trình tổng kết thi đua khen thưởng năm 2014 cho các doanh nghiệp hội viên, xem xét đánh giá các doanh nghiệp đủ điều kiện để trình Bộ Công Thương xét tặng các phần thưởng Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ và Chính phủ.


Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một đông hơn, chúng tôi có mở thêm một xưởng may quần áo bảo hộ: nhận may quần áo bảo hộ, may đồng phục bảo hộ,,…


Mặt khác, Thiên Bằng còn là đại lý cấp 1 vải pangrim Hàn Quốc tại Hà Nội.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Vụ cháy xưởng may ở Nga, khởi tố hình sự đối với các bên liên quan



Đại diện của VN cho biết sẽ điều tra kỹ nguyên nhân gây ra vụ cháy xưởng may ở Nga và sẽ khỏi tố hình sự vụ án này đối với các bên liên quan nhằm đòi lại công bằng cho các nạn nhân xấu số.





Sau khi chính thức tiến hành bàn giao 14 di hài và thi hài của các công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 11/9/2012 tại Nga cho đại diện các gia đình nạn nhân, trao đổi với phóng viên tại Nhà ga Hàng hóa Nội Bài Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Minh, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, phía Đại sứ quán phối hợp với cộng đồng người Việt tại Nga đã thành lập tổ công tác đặt biệt, ban lễ tang để chung tay hỗ trợ gia đình các nạn nhân xấu số đưa thi thể về nước.


Ông Minh cho biết thêm: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan chức năng Liên bang Nga tích cực triển khai nhiều biện pháp xác định nhân thân người bị nạn, thiết thực giúp đỡ, cứu chữa… sơ tán đối với công dân Việt Nam bị thương."


Đánh giá về thảm họa này, ông Minh bày tỏ quan điểm, vụ cháy xưởng may tại Nga là một tai nạn nghiêm trọng. Phía nước bạn Nga cũng đang điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra thảm kịch này đồng thời tiến hành khởi tố hình sự vụ án.


Giới thiêu: Thiên Bằng hiện đang là đại lý cấp 1 phân phối vải PangRim Hàn Quốc trên địa bàn TP.Hà Nội. Chúng tôi có xưởng may gia công quần áo công nhân riêng, chúng tôi nhận may đồng phục bảo hộ, may quần áo bảo hộ tại hà nội đảm bảo tiến độ, chất lượng và giá cả hợp lý. Hotline: 0981 056 078. Mrs Hương






Ngoài ra, ông Minh cũng cho rằng, Đại sứ Quán cũng nhận được sự chỉ đạo kịp thời sát sao của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả và đưa thi thể các nạn nhân về nước, sự hỗ trợ tương thân tương ái của cộng đồng người Việt tại Nga.


Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Liên Bang, ông Nguyễn Quang Minh đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân. Ông mong muốn gia đình các nạn nhân vượt qua được nỗi đau trước mắt và nhanh chóng ổn định cuộc sống.


Đề cập đến quá trình đưa thi thể các nạn nhân về nước, ông Minh tiết lộ: “Khi tiếp nhận vụ việc, phía Đại sứ quán Việt Nam đã thành lập Ban lễ tang do Công sứ kiêm Trưởng Ban công tác cộng đồng Phạm Thị Ngọc Bích làm trưởng ban. Ban lễ tang đã trực tiếp giải quyết các thủ tục pháp lý, tổ chức lễ truy điệu và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Nga.”


Theo đó, phía Đại sứ quán và cồng đồng người Việt tại Nga đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân số tiền ban đầu là 1.000 USD (20 triệu đồng), ngoài số tiền 2.000 USD đã hỗ trợ hỏa táng và chi phí vận chuyển thi hài về nước. Riêng gia đình vợ chồng nạn nhân Vũ Xuân Thu và Trần Thị Hoản được hỗ trợ 2.500 USD (50 triệu đồng).


“Trước mắt, Ban quyết toán trong Ban lễ tang sẽ cộng trừ tất cả chi phí liên quan, hỗ trợ 100% gia đình các nạn nhân đưa thi thể về nước đồng thời tiến hành thống kê số tiền cụ thể, số tiền dư thừa sẽ tiếp tục đến người thân vụ cháy,” ông Minh khẳng định.


Đến 11 giờ trưa ngày hôm nay (23/9), di hài và thi thể 14 nạn nhân đã được gia đình tiếp nhận và đưa về quê an táng.


Trước đó, ngày 21/9, Đại sứ quán Việt Nam, Ban công tác cộng đồng, Hội người Việt, Hội doanh nghiệp, Hội dệt may Việt Nam tại Nga đã tổ chức lễ truy điệu và cầu siêu cho 14 nạn nhân trước khi đưa thi hài và di hài của họ về nước trên chuyến bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines ) vào tối 22/9.

Bàn giao di hài các nạn nhân trong vụ cháy ở Nga cho gia đình



Vào sáng ngày 23.09, đại diện của đại sứ quán VN tại Liên Bang Nga và đại diện của cục lãnh sự Bộ ngoại giao đã tiến hành bàn giao 14 di hài và thi hài của công dân VN thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 11.09.2012 tại Nga cho đại diện của các gia đình nạn nhân tại sân bay Nội Bài.





Giới thiêu: Thiên Bằng hiện đang là đại lý cấp 1 phân phối vải PangRim Hàn Quốc trên địa bàn TP.Hà Nội. Chúng tôi có xưởng may quần áo công nhân riêng, chúng tôi nhận may đồng phục bảo hộ hà nội, may đồ bảo hộ tại hà nội đảm bảo tiến độ, chất lượng và giá cả hợp lý. Hotline: 0981 056 078. Mrs Hương






Trước đó, ngày 21/9, Đại sứ quán Việt Nam, Ban công tác cộng đồng, Hội người Việt, Hội doanh nghiệp, Hội dệt may Việt Nam tại Nga đã tổ chức lễ truy điệu và cầu siêu cho 14 nạn nhân trước khi đưa thi hài và di hài của họ về nước trên chuyến bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines ) vào tối 22/9.


Tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Xuân Sơn đã phát biểu chia sẻ sự mất mát vừa qua đối với thân nhân và gia đình các nạn nhân; cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời của các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân người Việt Nam tại Nga và các cơ quan hữu trách của chính quyền sở tại dành cho gia đình những người đã mất.


Theo Đại sứ, trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, các cơ quan chức năng Liên bang Nga đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thiết thực giúp đỡ, cứu chữa… đối với công dân Việt Nam bị nạn và khẳng định sẽ điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra thảm kịch này.

325 thi thể đã được tìm thấy trong vụ sập xưởng may ở Bangladesh

Theo thông tin từ VOA tiếng việt thì mới đây, giới chức Bangladesh đã khẳng định, con số thương vong trong vụ sập tòa nhà xưởng may tại đây đã lên tới 325 người, và con số này có thể tiếp tục tăng thêm.
Cảnh sát ở Bangladesh đã bắt hai người chủ của xưởng may bị sập hôm thứ Tư, giết chết hơn 300 người.
Hôm nay, các giới chức cho biết chủ tịch Công ty Quần áo New Wave và một viên giám đốc của công ty đã bị bắt. Hiện chưa rõ hai người này có bị khởi tố hay chưa.
Cảnh sát cũng bắt giam hai viên kỹ sư có liên hệ tới việc phê chuẩn thiết kế của tòa nhà.
Trong khi đó, số tử vong đã tăng tới 325 người mặc dù các toán cứu hộ không ngừng làm việc để tìm kiếm người sống sót.
Giới thiêu: Thiên Bằng hiện đang là đại lý cấp 1 phân phối vải PangRim Hàn Quốc trên địa bàn TP.Hà Nội. Chúng tôi có xưởng may quần áo bảo hộ lao động riêng, chúng tôi nhận may đồng phục bảo hộ hà nộimay đồ bảo hộ tại hà nội đảm bảo tiến độ, chất lượng và giá cả hợp lý. Hotline: 0981 056 078. Mrs Hương

Một số người đã được cứu trong ngày hôm nay và nhân viên cứu hộ đang tìm cách cứu những người còn sống và thu hồi xác những người thiệt mạng. Cho đến nay, hơn 2.400 người đã được cứu, và hơn phân nửa những người đó đã bị thương.
Cảnh sát nói rằng người chủ tòa nhà và các viên quản đốc xưởng may đã làm ngơ những lệnh cảnh báo chính thức để di tản mọi người ra khỏi tòa nhà sau khi nhân viên kiểm tra phát giác những vết nứt trong tòa nhà này hôm thứ ba.
Khi tòa nhà ở ngoại ô Dhaka này bị sập, có hơn 3.000 người ở bên trong. Giới hữu trách không biết con số chính xác của những người còn mất tích