Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ bảo hộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ bảo hộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Những điều nên biết về mũ bảo hộ 3M trắng nhập khẩu Mỹ

Mũ bảo hộ 3M là dòng mũ bảo hộ lao động cao cấp hàng đầu hiện nay.
Có xuất xứ từ Mỹ, với khả năng ưu việt vượt trội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng đầu người lao động.
Với chỉ số kỹ thuật: chống chịu được lực vật lý va chạm trên 200 Newton.
Mũ được làm hoàn toàn từ chất liệu nhựa ABS – một loại nhựa cứng bền bỉ, có khả năng chống chịu được lực vật lý đâm xuyên và va chạm cao hơn rất nhiều so với dòng nhựa nguyên sinh khác như: HDPE, PVC,PE,…
Những Điều Nên Biết Về Mũ Bảo Hộ 3M Màu Trắng
Là thương hiệu mũ bảo hộ lao động chất lượng hàng đầu của Mỹ, được Thiên Bằng nhập khẩu chính hãng 100% nên giá thành phân phối ra thị trường là: TIẾT KIỆM NHẤT cho khách hàng.
Chỉ có: 230.000 VNĐ/mũ.
Mũ bảo hộ lao động màu trắng 3M là một trong các màu sắc chủ đạo của dòng mũ 3M.
Màu sắc ưa nhìn, nổi bật, dễ dàng kết hợp với tất cả các mẫu trang phục quần áo bảo hộ một cách hài hòa như: TB01, TB03, TB04, TB05,….
Những Điều Nên Biết Về Mũ Bảo Hộ 3M Màu Trắng
Mũ bảo hộ 3M màu trắng được thiết kế với 2 kiểu dáng: mũ có lỗ thông hơi bên trên đỉnh mũ và mũ không có lỗ thông khí bên trên mà thay vào đó thì đỉnh mũ được thiết kế với khấc gồ ghề nhằm hạn chế được tối đa lực tác động các vật rơi vào đầu.
Điều đặc biệt hơn cả là mũ bảo hộ 3M màu trắng rất dễ làm nổi bật màu của logo công ty khách hàng, chắc chắn, bền màu, không bị bong tróc.
Với công nghệ in logo, đề can lên mũ bảo hộ hiện đại và tiên tiến hàng đầu hiện nay.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Nhà cung cấp mũ bảo hộ lao động Thùy Dương cho xây dựng



   Bảo vệ đầu là điều mà tất cả mỗi người chúng ta ai cũng phải biết, đặc biệt là  đối với các ngành nghề nguy hiểm như công nghiệp xây dựng, điện lực hay giao thông công trình như hiện nay.
 Những ngành nghề có thể xay ra rủi ro tai nạn lao động cực cao. Hiểu được tầm quan trọng của nhiều trang thiết bị bảo hộ lao động, Thùy Dương đã cho ra thị trường nhiều vật dụng thiết yếu trong đó có mũ bảo hộ Thùy Dương.

Tại sao những người công nhân phải cần được trang bị những thiết bị như vậy ?

Thương hiệu mũ bảo hộ nổi tiếng Thùy Dương đã được người dùng tại Việt Nam rất tin tưởng và sử dụng. Trải qua rất nhiều năm tháng, mũ bảo hộ lao động Thùy Dương ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Dưới đây Thiên Bằng xin được mô ta cơ bản 2 mẫu mũ bảo hộ lao động hàng đầu này.

Đặc điểm nổi bật:


Mũ được thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn công nghiệp cụ thể có chuẩn EN397 của Mỹ. Không chỉ cung cấp đảm bảo sự bảo vệ an toàn mà còn được nhiều chứng chỉ quốc tế chứng nhận. Các mực độ nghiêm trọng của lao động, an toàn trong nhiều tường hợp cụ thể.

Mũ có thể điều chỉnh độ rộng vòm đầu phía sau, màu trắng hoặc màu vàng nổi bật, đi kèm bộ quần áo bảo hộ lao động nhìn thẩm mỹ hơn. Thành phần chủ yếu của mũ là nhựa ABS, PVC, PE và PE. Chịu lực vật lý cực tốt, lực nén cũng khá đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động.

Việc lựa chọn đúng sản phẩm hay lựa chọn chính xác thương hiệu, chất lưỡng mũ bảo hộ cũng là một cách giúp người lao động cảm thấy tự tin trong khi làm việc hơn.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Mũ bảo hộ lao động tiêu chuẩn các loại an toàn hiệu quả tại Hà Nội

Mũ bảo hộ là loại mũ chuyên dùng cho ngành xây dựng, kĩ thuật công trình, điện lực hay các nhà máy công nghiệp nặng… Mũ thường làm từ hợp chất hữu cơ hoặc nhựa cứng cao cấp có thể chịu được va chạm vật lý mạnh và đàn hồi khá tốt. Bên trong mũ có đệm hoặc lót xốp nhằm đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng.
  
Mũ bảo hộ có khác biệt gì so với các loại mũ khác ?

Mũ bảo hộ xây dựng


Mũ bảo hộ tại Formosa

Với mũ bảo hiểm, nghe tên rất an toàn nhưng liệu có phù hợp khi làm việc trên công trường ? Chúng thường to và nặng rất cồng kềnh. Hơn nữa kín đáo sẽ hạn chế tầm nhìn người lao động và tạo cảm giác gò bó nóng nực, khó chịu ?
Mũ cứng cotton thì sao ? Cũng sẽ không được vì sẽ không có độ thoải mái, không chắc chắn khi làm việc…
Vậy mũ bảo hộ lao động chuyên dụng sẽ giải quyết tất cả những vướng mắc nêu trên: khối lượng tương đối thấp, đàn hồi, chịu lực tốt. Chắc chắn, an toàn và có giá thánh rẻ hơn khá nhiều so với các loại mũ khác. Mặc dù là trang bị lao động nhưng mẫu mã, thẩm mỹ của  mũ bảo hộ lao động cũng rất hợp với công việc của họ.

  Vậy tại sao phải chúng ta cần mũ bảo hộ lao động ?
Điều khiển mọi hoạt động, nhận thức của một con người là trí não. Việc bảo vệ đầu khỏi những tác động bên ngoài môi trường là điều tất yếu nhất là đối với các ngành nghề lao động chân tay, hoạt động nhiều hay có tác động từ bên ngoài. Điển hình:
 Các công nhân xây dựng  thường phải làm việc ngoài trời với nhiều thiết bị máy móc, trang bị, vật dụng từ trên cao nên việc bảo vệ phần đầu của các công nhân luôn được đặt nên hang đầu. Chúng ta không thể dùng mũ bảo hiểm vì nó thường to, nặng, và giá thành cao.


    Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại mũ bảo hộ, tùy thuộc vào từng công việc của ngành. Ví dụ: các công trường xây dựng , các mỏ khai thác quặng, đá, xi măng…thì cần những loại mũ đàn hồi tốt, tránh những vật dụng từ phía trên rơi xuống. Mũ trong các hầm than thì phải cứng và phải có đèn chiếu sáng. Mũ cho các công trường lâm nghiệp hay cây công nghiệp phải thoáng mát…


Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

5 lợi ích của giày bảo hộ mà bạn không thể bỏ qua



Đối với giày bảo hộ lao động, nó không chỉ bảo vệ đôi bàn chân của công nhân làm việc trong các môi trường phức tạp, có còn có những lợi ích khác mà có thể bạn chưa biết được. Sau đây là 5 lợi ích của đôi giày bảo hộ lao động mang lại cho bạn.


Ngày nay khi xã hội đã trở nên phát triển và văn minh hơn, thì việc các bạn trẻ các doanh nhân, hay thậm chí các bác quét rác dọn vệ sinh công cộng mang một đôi giày khi làm việc, khi đi chơi là một điệu hát sức bình thường như chuyện ở huyện, nhưng đối với đôi giày bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong các môi trường phức tạp thì nó không chỉ có tác dụng làm đẹp, mà có rất nhiều tác dụng khác mà bạn sẽ muốn khám phá nó, sau đây là 5 điểm đặc biệt mà giày bảo hộ lao động mang đến cho bạn.





Thoải mái trong công việc


Chắc chắn đây là điều mà mỗi đôi giày khi bạn mang nó vào đều muốn nó mang lại, cảm giác thoải mái khi chúng ta phải di chuyển thường xuyên, và trong những tình huống chúng ta phải di chuyển nhanh, thì việc đôi giày mang lại sự thoải mái là rất tốt, ở đặc điểm này thì giày bảo hộ lao động không có gì khác việt so với các đôi giày khác.


Bảo vệ bàn chân trước môi trường xung quanh


Tất nhiên đôi giày nào cũng có chức năng này, nó giúp cho bàn chân của bạn tránh được những ảnh hưởng ti môi trường bên ngoài như: nắng, lạnh, bụi bẩn, nước......hay thậm chí là các con vật sống dưới mặt đất.


Bảo vệ lòng bàn chân của bạn


Nghe có vẻ vô lý, lòng bàn chân thì có gì đâu mà phải bảo vệ đúng không, nhưng đối với các bạn gái, lòng bàn chân hay gót chân có các vết nứt là một khuyết điểm mà bất cứ bạn gái nào cũng không muốn đôi chân của mình gặp phải, vì vậy đôi giày là một vũ khí bảo vệ đôi chân của bạn tốt nhất. Vẫn chưa thấy có sự khác biệt nào giữa giày bảo hộ và giấy bình thường dùng phải không nào, cứ kiên nhẫn rồi bạn sẽ thấy.














Tránh đạp phải các vật sắc nhọn


Đây cũng là một điều hết sức cần thiết mà không phải đôi giày nào cũng mang lại được cho bạn, trong những chuyến đi dã ngoại, hay phải tiếp xúc trực tiếp với những môi trường có các vật sắc nhọn, vì thế giày bảo hộ lao động là lựa chọn số một của đa số các công nhân phải làm việc trong môi trường nhiều vật nhọn, như công trình xây nhà, cầu đường, đường xa.


Tránh tiếp xúc với Axit


Cái này thì mình chắc chắn các loại giấy bình thường sẽ không bảo vệ được cho bạn nếu tiếp xúc quá lâu trong axit, nhưng với đôi giày bảo hộ lao động thì lại khác, bạn sẽ có cảm giác rất an toàn khi phải tiếp xúc đôi chân mới với axit, và dĩ nhiên là độ bền của nó cũng rất tốt để có thể trụ được lâu trong axit bạn nhé. Và con rat nhieu tien ich ra ma doi giay bao ho lao dong mang den cho ban. Nếu bạn đã và đang làm việc trong một môi trường đầy nguy hiểm như vậy, thì hãy trang bị ngay cho mình một đôi giày chất lượng nhé.


Trên đây là 5 lý do mà mình đưa rất, để các công ty thấy việc trang bị giày bảo hộ lao động chất lượng cho công nhân là quan trọng như thế nào, hy vọng qua bài viết này các công ty có thể nhìn nhận và xem xét việc bảo vệ đôi chân cho công nhân trong môi trường làm việc nguye hiểm một cách nghiêm túc.


Ngoài giày bảo hộ lao động thì quần áo bảo hộ lao động cũng là trang bị bảo hộ lao động không thể thiếu đối với mỗi người công nhân. Trong môi trường làm việc thì cần phải trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hoả, bình chữa cháy

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Vi phạm qui định an toàn lao động, nhà thầu bị đình chỉ thi công tại tuyến đường Nhổn - Ga Hà Nội.

Sau hàng loạt vụ tai nạn lao động, sự cố mất an toàn lao động xảy ra ở các công trình xây dựng, công trình giao thông gần khu dân cư, Bộ lao động thương binh và xã hội đã có chỉ thị tăng cường, quản lý công tác an toàn lao động.


Nguy hiểm không có băng cảnh báo, không có băng báo hiệu biển chỉ dẫn mất an toàn lao động tại tuyến đường ngầm Nhổn - Ga Hà Nội.
Ngoài tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn - vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, UBND các tỉnh, thành phố cần xử lý nghiêm những vi phạm về An toàn lao động; xem xét khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bộ lao động thương binh và xã hội đặc biệt lưu ý các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm tra tình trạng an toàn thiết bị nâng trong các công trình, việc đào tạo, huấn luyện đối với người vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao đọng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chú trọng kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi công của nhà thầu; đình chỉ ngay nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động.
Người công nhân phải được trang bị đầy đủ trang thiết bảo hộ: quần áo, dây an toànmũ bảo hộ lao động, giày và găng tay ...

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Khắc phục tình trạng mất điện tại Quảng Ninh sau lũ.


Đến 18 giờ 30 ngày 31/7: Chỉ còn 281 khách hàng xã đảo Bản Sen, Minh Châu (huyện Vân Đồn), xã đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái) chưa cấp điện trở lại do không đủ điều kiện an toàn.
39500-7325f3e2ba4b828dca84d440e90255d5_xl
Với những trang bị quần áo bảo hộ, dây an toànmũ bảo hộ. Những người thợ điện đang gấp rút công việc để có thể hoàn thành và cấp điện cho tỉnh Quảng Ninh sau mưa lũ.
Cập nhật về công tác khắc phục sự cố lưới điện và thiệt hại do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sơn La đến 18 giờ 30 chiều nay 31/7/2015, Thường trực BCH PCTT & TKCN Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết:
Lưới điện 110kV: Vận hành an toàn.
Đến 10h00 ngày 30/7/2015, do đập nước của Công ty than 790 có nguy cơ bị vỡ, để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, theo lệnh của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1), TBA 110kV Mông Dương đã tách MBA T1 và chuyển toàn bộ sang MBA T2 cấp điện cho khách hàng. Khi có lệnh sơ tán của UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ cắt điện toàn bộ TBA và di chuyển công nhân trực đến vị trí an toàn.
Đối với lưới phân phối:
Thời điểm mất điện lớn nhất trong ngày 26/7 và 27/7/2015 là 35 đường dây trung thế, 212 TBA và 36.508 khách hàng. Đến thời điểm hiện nay, 18 giờ 30 ngày 31/7, toàn bộ phụ tải quan trọng (bệnh viện, trạm bơm chống úng…) đã được cấp điện trở lại, đặc biệt là các mỏ khai thác than.
Công ty Điện lực Quảng Ninh đã khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho hầu hết khách hàng. Tuy nhiên, hiện còn 281 khách hàng tập trung ở khu vực xã đảo Minh Châu, Bản Sen (huyện Vân Đồn) và xã Vĩnh thực (TP Móng Cái), chưa được cấp điện trở lại, trong đó có 157 khách hàng đã di dân ra khỏi nơi ở theo yều cầu của chính quyền nên không sử dụng điện. (Chi tiết một số đoạn đường dây, trạm biến áp chưa được khôi phục, bao gồm: Đoạn đường dây sau lèo 58 nhánh Minh Châu huyện Vân Đồn (do đổ cột 66) gây mất 01 trạm biến áp, mất điện 04 khách hàng; Đoạn đường dây sau lèo cột 21 nhánh Thắng Lợi lộ 475E5.27 (trạm 110kV Vân Đồn 1) gây mất 01 trạm biến áp, mất điện 57 khách hàng; Trạm biến áp Vĩnh Trung 4 (Đảo Vĩnh Thực – TP Móng Cái) chưa đưa được máy biến áp ra để thay thế, mất điện 32 khách hàng; Lộ 2 trạm biến áp Bản Sen 4 mất 31 khách hàng; Lộ 2 trạm Giếng Đáy 22 mất 10 khách hành do nguy cơ đổ cột 5-6 đã di dân; Lộ 1, 3 trạm Hà Khẩu 5 mất 147 khách hàng do nghiêng cột số 7 và chính quyền đã di dân ra khỏi nơi ở để đảm bảo an toàn).
Dự kiến, số khách hàng tại xã đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái) sẽ được cấp điện trở lại trong ngày mai, 1/8/2015. Các khách hàng ở các xã đảo Bản Sen, Minh Châu (Huyện Vân Đồn) do nước đang ngập sâu, do đó, không đủ điều kiện an toàn. Công ty Điện lực quảng Ninh/Điện lực Vân Đồn sẽ được cấp điện trở lại ngay khi đủ điều kiện an toàn.
Hiện nay, BCH PCTT & TKCN Tổng Công ty, PC Quảng Ninh và các Điện lực, Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc và các chi nhánh miền Đông, Hạ Long ứng trực 24/24, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, nỗ lực khắc phục sự cố và đảm bảo an toàn cho CBCNV và người lao động khi công tác tại hiện trường./.
Thiệt hại thống kê đến thời điểm hiện nay:
+ Đối với các đường dây Trung áp: Bị sạt, lở: 46 cột Bê tông ly tâm; 600m dây AC50 và các phụ kiện xà, sứ kèm theo các cột.
+ Đối với các trạm biến áp: Hỏng 03 máy biến áp; Hỏng 03 cầu chì 35kV, 03 quả Chống sét van 35kV; 02 tủ hạ áp.
+ Đối với đường dây hạ áp: Gẫy, đổ, nghiêng: 118 cột. Hỏng hơn 1.213 công tơ 1 pha và 03 công tơ 3 pha. Sụt, gãy 05m tường bao Điện lực Cô Tô; khoảng 3400m dây hạ thế các loại; 01 Aptomat tổng 1000A; 01 Aptomat tổng 250A; 01 Aptomat tổng 300A và rất nhiều phụ kiện khác (xà, sứ, kẹp xiết, ...).

Hiểm họa tiềm tàng đến từ những công trình xây dựng trọng điểm tại Hà Nội

   Hà Nội đang là trung tâm của rất nhiều vụ mất an toàn lao động, đặc biệt tại những công trình giao thông lớn trọng điểm như tuyến đường sắt trên cao, tuyến đường ngầm Nhổn - Bách Khoa.
Chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng.


Chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng.


Các công trình xây dựng tại những nơi công cộng mà không có băng báo hiệu hay băng cảnh báo , báo hiệu cho người dân được biết.
 
- Thông tin trên báo Tin tức, khi dư luận chưa hết bàng hoàng về sự cố rơi thanh thép nặng gần 7 tạ khi thi công dự án Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội xảy ra chiều 10/5 làm bẹp cửa xe ô tô 4 chỗ, thì chỉ sau đó 2 ngày (chiều 12/5), lại xảy ra vụ một chiếc cần cẩu đang thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội bất ngờ đổ sập xuống nhà dân, khiến một phụ nữ đang mang thai phải đi cấp cứu.
- Như vậy, chỉ trong khoảng 6 tháng, tại hai dự án đường sắt đô thị nói trên đã xảy ra 5 vụ tai nạn, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra 3 vụ, bao gồm 2 vụ hết sức nghiêm trọng. Điều đáng quan ngại, nguy cơ mất an toàn không chỉ dừng bên trong những công trường lao động mà còn lan rộng ra khu vực xung quanh, gây bất ổn cho cộng đồng.

- Xâu chuỗi các vụ tai nạn lao động xảy ra trong thời gian gần đây đã cho thấy những lỗ hổng trong công tác an toàn lao động. Rất nhiều câu hỏi cần được trả lời sau hàng loạt vụ tai nạn lao động đáng tiếc vừa nêu: Quy trình bảo đảm an toàn lao động đã được thực hiện? Trách nhiệm của chủ đầu tư, bộ phận tư vấn giám sát ở đâu?... Khi lao động đã trang bị cho người lao động những trang thiết bị an toàn như mũ bảo hộ lao động, dây an toàn hay quần áo bảo hộ lao động chưa ?

- Phân tích nguyên nhân để xảy ra các vụ tai nạn lao động, có thể thấy rằng, bên cạnh việc công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, thì còn do chế tài xử phạt các chủ sử dụng lao động vi phạm về an toàn lao động hiện nay là quá thấp, chưa đủ sức cảnh cáo, răn đe. Các mức xử phạt chủ yếu là phạt tiền, không có tác dụng phòng ngừa hữu hiệu, dẫn đến việc coi thường tính mạng của người lao động.

- Thêm vào đó, công tác hậu thanh tra xử lý chưa hiệu quả, khiến cho các đơn vị doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định về an toàn lao động. Thực tế, các vụ tai nạn tại dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội đang triển khai xảy ra liên tiếp trước hết là hậu quả từ sự thiếu trách nhiệm, coi thường pháp luật cũng như sinh mạng con người của cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công, bộ phận tư vấn giám sát. Nhiều chủ đầu tư chỉ coi “bên B là chùm khế ngọt”, không làm hết trách nhiệm nên dẫn tới sự cố kỹ thuật, nghiêm trọng là xảy ra tai nạn gây chết người.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Những tác dụng của chiếc mũ bảo hộ lao động trong công việc.


Việc đội mũ bảo hộ lao động cho công nhân lúc làm việc, đặc biệt trong những môi trường làm việc có độ rủi ro, tính nguy hiểm cao là một điều hết sức quan trọng và cần thiết, và việc đội một chiếc mũ bảo hiểm không đồng nghĩa với việc bạn được an toàn 100% mà còn phải tùy thuộc vào chất lượng và nhãn hiệu của nhà cung cấp, chọn đúng loại mũ bảo hộ lao động thì bạn mới có thể được đảm bảo an toàn tối đa.

1. Những tác dụng vô cùng ý nghĩa của mũ bảo hộ lao động

Chiếc mũ bảo hộ lao động là một vật dụng hình bán cầu có thiết kế tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại là cực kỳ to lớn, đó có thiết kế độc đáo để chịu được xung lực bằng cách phân tán áp lực dọc theo mặt lồi nhờ lớp vỏ bán cầu, bên trong lại có lớp lót đặc biệt làm giảm lực va chạm, các kiểm tra đã chứng minh rắc tác dụng của mũ bảo hộ lao động phân tán và hoãn xung lực của mũ bảo hộ làm cho lực va chạm giảm xuống chỉ còn 1/6 so với áp lực ban đầu, nên nó bảo vệ tốt đầu của người lao động khi làm việc trong môi trường nguy hiểm.

2. Tác dụng của từng thành phần trên mũ bảo hộ lao động

+ Tác dụng võ mũ :
- Đây là là một trong những bộ phận chính của thiết bị, nó quyết định giá thành của sản phẩm.

- Chất liệu phổ biến để làm vỡ mũ thường là PE, HDPE, PP và một loại đặc biệt là ABS có tính năng hết sức vượt trội, tác dụng của mũ bảo hộ lao động loại làm bằng ABS có khả năng chịu lực và chịu nhiệt gấp mấy lần các vật liệu khác. Vì vậy giá thành của nó cũng tương xứng với chất lượng của nó.

- Vành mũ bảo hộ lao động thường có thiết kế các rãnh nhỏ, gỗ để lắp đặt kết hợp với các thiết bị bảo hộ khác như mặt nạ hàn, hãy chụp tay chống ồn...

-Bên trong của vỏ mũ thường được dùng để ghi các thông số về mặt kỹ thuận như ngày sản xuất, tiêu chuẩn của mũ phù hợp với lĩnh vực nào, hãng sản xuất, tác dụng của mũ bảo hộ lao động, bên ngoài thường ghi thương hiệu hoặc in các logo công ty sử dụng mũ .

- Và hầu hết các loại mũ bảo hộ lao động đều có rãnh nhỏ xung quanh ngăn không cho nước chảy hoặc táp vào mặt người lao động khi làm việc dưới trời mưa.

- Vỏ mũ hiện nay được bày bán trong nước rất đa dạng và nhiều chủng loại cả về chất liệu và kiểu dáng, và hàng kém chất lượng, hàng nhái thì nhiều vô số kể, những công ty những nhà đầu tư cần quan tâm một cách đúng đắn đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động, vì thế hãy chọn những công ty thật sự có uy tính và chất lượng để mua mũ bảo hộ lao động chất lượng, và được các cơ quan chức năng công nhận, tránh tình trạng vướng vào cảnh tiền mất tật mang.

+ Tác dụng của đai mũ:
- Chất liệu thường được làm bằng vải sợi tổng hợp loại tốt nhất, đai mũ có thể có 4 hoặc 6 đại, dễ tháo lắp, tiện cho việc vệ sinh cũng như thay mới trong quá trình sử dụng đảm bảo tác dụng của mũ bảo hộ lao động, đai và võ mũ cách nhau một khoảng nhằm tăng khả năng hấp thụ chấn động khi va đập.

- Miếng đệm thấm hút mồ hôi vì phải làm việc thường xuyên toát mồ hôi trước trận ảnh hưởng tâm nhiên khi làm việc.

+ Tác dụng của quai mũ :
- Thường được làm từ vải sợi mềm, đối đãi tùy ý chính để dễ dàng giữ non theo phương dọc.

3. Lời Kết

Vì có nhiều chủng loại cũng như chất lượng đã đăng, vì cậy các công ty hãy thật cẩn thận trong việc lựa chọn loại mũ bảo hiểm lao động phù hợp với công việc và ngành nghề mà công nhân của mình phải làm việc, còn nếu không biết phân biệt nôn nao thật hay giả, chuẩn nào phù hợp cho chuyên môn thì baoholaodongvn.com sẽ là địa chỉ hữu ích cho bạn, giúp bạn mau chóng có được chiếc nón tốt nhất, đảm bảo an toàn nhất. Ngoài ra, các sản phẩm đi kèm trong công việc cùng với mũ bảo hộ lao động có thể kể đến: Dây an toàn bảo hộ lao động hay băng báo hiệu cáp điện ngầm.

Hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng mũ bảo hộ lao động an toàn.

Mũ bảo hộ lao đông là một trong những trang thiết bị quan trọng hàng đầu công tác bảo hộ an toàn lao động. Trang bị là điều cần thiết nhưng trang bị như thế nào lại là vấn đề đáng lưu tâm nữa. Dưới đây là một số bước cơ bản để có thể chọn lựa một chiếc mũ bảo hộ lao động phù hợp với các công việc từng ngành nhất.  

     

Mũ bảo hộ lao động là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người lao động tránh khỏi những tác động bên ngoài lên não bộ khi có va đập hoặc những yếu tố vật lý khác trong lúc đang làm việc. Mũ bảo hộ lao động có tác dụng làm giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não.
Một mũ bảo hộ lao động được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản:
1. Phần vỏ mũ
  • Vỏ mũ được chế tạo bằng nhựa ABS, PP, PE, HDPE hay PVC. Giá thành mũ bảo hộ lao động thường khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu chế tạo cũng như thương hiệu và tiêu chuẩn đạt được của sản phẩm. Đối với loại mũ bảo hộ lao động làm bằng vật liệu nhựa ABS giá thành thường cao hơn cả do loại vật liệu này có độ bền cơ học tốt hơn và khó cháy hơn những loại vật liệu khác.
  • Hai bên vành mũ bảo hộ có rãnh để lắp đặt các thiết bị bảo vệ khác như: chụp tai chống ồn, mặt nạ hàn, mặt nạ bảo hộ
  • Bên trong vỏ mũ có thể hiện rất rõ ràng các thông số như: tháng-năm sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất, hãng sản xuất
  • Xung quanh vành mũ có rãnh nhỏ để ngăn nuớc chảy vào cơ thể của người sử dụng
2. Đai mũ
  • Hệ thống 4 đến 6 đai mũ được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc dây nhựa loại tốt tùy theo nhà sản xuất đảm bảo trạng thái cân bằng và an toàn cho người sử dụng. Đai mũ có thể tháo ra lắp vào dễ dàng để làm vệ sinh mũ và thay thế sau một thời gian sử dụng dài mà không cần phải thay cả mũ. Một khoảng trống giữa vỏ mũ và đai mũ cần được duy trì để đảm bảo khả năng hấp thụ chấn động do va đập gây ra.
  • Để điều chỉnh đai mũ cho phù hợp với người sử dụng, phía sau đầu người ta có thiết kế nút bấm và nút vặn.
  • Đối với một số hãng sản xuất người ta còn thiết kế tấm lót phía trước trán để thấm hút mồ hôi
3. Quai mũ
Được làm bằng vải sợi mềm mại, có thể điều chỉnh độ dài một cách dễ dàng. Quai mũ được gắn chắc chắn vào vỏ mũ
Khi lựa chọn mũ bảo hộ lao động, thongtinantoan khuyến cáo quý độc giả nên chọn những loại mũ bảo hộ đạt tiêu chuẩn CE EN 397 hoặc ANSI 89.1 của các nhà sản xuất uy ín như: Protector của Úc, North của Mỹ hay Deltaplus của Pháp…. để tránh những tai nạn không đang có khi sử dụng mũ kém chất lượng.
Chọn mũ bảo hộ lao động chất lượng người lao động sẽ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng nón bảo hộ chất lượng cũng như nón bảo hộ chất lượng được làm từ vật liệu an toàn nên sẽ không gây ảnh hưởng hay dị ửng cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng mũ bảo hộ lao động
  • Thời gian sử dụng tối đa cho mỗi loại mủ bảo hộ là khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng không nên quá 5 năm. Tuổi thọ của vỏ mũ có thể giảm đi vì tác động của các yếu tố như:
  • Tác động va chạm hằng ngày (mặc dù lực tác động nhỏ nhưng phần nào cũng ảnh hưỡng đến độ bền của vỏ mũ)
  • Sự lão hóa của vật liệu theo thời gian
  • Tác động của ánh sáng mặt trời làm giảm tuổi thọ của sản phẩm
  • Các dung môi, hóa chất, keo dán… cũng làm giảm tuổi thọ của vỏ mũ.
  • Điều chỉnh thay đổi kết cấu …
  • Đai mũ nên được thay thế sau một năm sử dụng bởi phần đai mũ thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi
  • hay việc tiếp xúc với các dung môi, hóa chất… cũng có thể gây hư hỏng đai mũ.
  • Cần kiểm tra kỹ càng mũ bảo hộ trước khi sử dụng. Nếu phát hiện có vết cắt, nứt, thay đổi màu sắc,
  • vật liệu bị giòn, đường chỉ bị đứt hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên vỏ mũ hoặc đai mũ thì không được sử dụng mà phải thay thế ngay.
  • Giữ gìn sạch sẽ mủ bảo hộ. Chỉ nên lau mũ bằng nước ấm, sau lau khô và kiểm tra thường xuyên tình
  • trạng của mũ. Bảo quản mũ bảo hộ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát tránh xa nhiệt, lạnh hoặc anh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
  • Chú ý khi đi ô tô, cần đặt mũ bảo hộ ở vị trí thích hợp để tránh những tác động tổn thương không đáng có do mũ văng bắn vào người.
  • Đeo quai mũ khi làm việc trên cao hoặc trong khi có gió. Lựa chọn mũ bảo hộ phù hợp với kích thước đầu người sử dụng, điều chỉnh đai mũ vừa ôm khít đầu.
  • Khoảng trống giữa vỏ mũ và đai mũ có tác đụng hấp thu lực tác động vậy nên không được bỏ bất cứ thứ gì ở giữa khoảng trống này.
  • Phải sử dụng đồng nhất một thương hiệu. Không sử dụng lẫn lộn vỏ mũ, đai và quai mũ của những thương hiệu khác nhau.
  • Không nên dùng chung mũ bảo hộ. Mỗi một người lao động cần được trang bị một mũ bảo hộ và hướng dẫn chi tiết cho họ cách sử dụng và bảo quản. Đó là một số thông tin cơ bản của mũ bảo hộ lao động. ngoài ra có một số sản phẩm đi kèm với các ngành có liên quan đến mũ như: Dây an toàn lao động, băng báo cáp điện, băng cảnh báo...

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Đấu nói thành công nhiều tuyến cáp điện ngầm ra huyện đảo xa Lý Sơn.

Đã đấu nối cáp ngầm vào trạm điện tiếp bờ để đưa điện ra Lý Sơn Điện lưới quốc gia không còn xa lạ đối với đời sống thành thị, nông thôn hiện nay. Nhưng để ánh đèn bình dị đó đến được với đảo Lý Sơn, hòn đảo ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý là một thành công lớn của ngành điện và của quá trình công nghiệp hóa của nước nhà.

Để giải bài toán cấp điện cho đảo Bé bằng điện cáp ngầm từ nguồn điện lưới Quốc Gia. Tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất đưa dự án cấp điện cho đảo bé (xã An Bình) bằng cáp ngầm vào danh mục đầu tư năm 2015, đồng thời triển khai ngay việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khi có điện lưới đấu nối kịp thời phục vụ nhân dân. Tuyến tuyến cáp ngầm từ đảo lớn đi đảo bé, với tổng chiều dài 4,4km xuyên biển; xây dựng đường dây và 02 trạm biến áp 22/0,4KV, công tơ vào nhà cho 104 hộ dân và 10 tổ chức với chiều dài 2 km trên đảo. Tổng mức đầu tư của dự án trên 103 tỷ đồng.



Với các trang thiết bị quần áo, mũ bảo hộ lao động, dây an toàn bảo hộ. Các công nhân điện lực đang miệt mài làm việc với hệ thống cáp điện ngầm để có thể đưa được nguồn năng lượng huyết mạch đến với đảo xa.


Tiếp tục triển khai Dự án đưa điện quốc gia ra đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm, ngày 26/8, Liên danh nhà thầu PRISMAN-Thái Dương thực hiện đưa cáp ngầm xuống biển và kéo vào bờ để đấu nối với trạm điện tiếp bờ biển tại thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) một cách an toàn. Để đấu nối cáp ngầm vào bờ các đơn vị thi công đã huy động hơn 120 chuyên gia, kỹ sư, công nhân và thiết bị chuyên dụng thi công.

Các nhà thầu đã sử dụng hệ thống máy động lực và hai đầu kéo di chuyển 200m cáp ngầm trung áp 22kV từ sà lan xuống đáy biển. Đồng thời, các nhà thầu cũng sử dụng phao điều khiển cố định cáp vào đúng rãnh và vị trí đã định vị dưới đáy biển. Ông Ronald Doloksaribu, Chuyên gia Liên danh Prysmian-Thái Dương cho biết: “Chúng tôi kéo và rải cáp trong rãnh dưới đáy biển, đầu cáp sẽ được kéo thẳng vào bờ biển.

Qua hệ thống ống dẫn và hầm tại bờ biển, đầu cáp sẽ được kéo lên để đấu nối với trạm điện trên không. Thi công tại bờ không khó khăn lắm vì nước khá cạn. Chúng tôi sẽ thả cáp từ từ để định vị tuyến cáp thẳng và đúng với vị trí rãnh cáp.” Sau hơn 4 giờ thi công, đầu cáp ngầm trung áp 22kV đã được kéo và tiếp nối bờ đúng vị trí, kích thước và sẵn sàng kết nối với đường dây trên không. Sau khi định vị tuyến cáp đúng vị trí dưới đáy biển, các chuyên gia kỹ sư dùng máy thổi cát lấp cáp ngầm. Đồng thời, triển khai các biện pháp bảo vệ tuyến cáp ngầm trạm tại trạm tiếp bờ. Phải dùng băng báo hiêu cáp để cảnh báo các tuyến cáp cho người dân được biết. Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Xây dựng điện Thái Dương cho biết: "Chúng tôi sẽ đặt nhiều lớp bao ximăng, cách 1m là hai bao chồng lên như tấm đanh để bảo vệ cáp.

Bao ximăng khi gặp nước biển sẽ tạo thành khối đông cứng để bảo vệ, hạn chế việc người dân khai thác thủy sản xâm phạm tuyến cáp." Sau khi hoàn tất đấu nối cáp tại trạm tiếp bờ khu vực biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Liên danh nhà thầu PRISMAN-Thái Dương sẽ tiếp tục tiến hành rải cáp xuyên biển ra huyện đảo Lý Sơn. Công tác rải cáp xuyên biển sẽ thực hiện khoảng 25 ngày. Dự kiến, ngày 28/9 sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng tuyến cáp ngầm điện lưới quốc gia từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn. Được biết, nguồn điện ở Lý Sơn hiện nay sử dụng điện năng lượng mặt trời do Viện năng lượng Việt Nam triển khai.

Nhưng nguồn điện này chỉ tạm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân ở nơi đây. Việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất sinh hoạt cho người dân đảo còn khá nhiều hạn chế. Tin vui về đối nối cáp ngầm ra đảo Lý Sơn sẽ là nguồn vui cho những người dân nơi đây. Xã hội sẽ phát triển, tuyến đảo sẽ được ánh sáng điện lưới quốc gia soi rọi để cùng phát triển kinh tế với cả nước một cách nhanh chóng hơn.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Các tiêu chuẩn lao động khi làm việc trên độ cao cho phép.

    Làm việc tại những nơi có độ cao trung bình lớn hơn so với mặt đất không phải ai cũng có thể làm được. Đặc biệt hơn tại Việt nam hiện nay công tác này lại càng thêm khó khăn khi mà sụ chủ quan của chính người lao động cũng như sự kiểm soát lơi lỏng của các chủ dự án, các nhà sử dụng người lao động.

1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao.

Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.

2. Nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao.

- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 05 trở lên không được làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 02 tầng trở lên, vv…

3. Yêu cầu đối với các phương tiện làm việc trên cao.

- Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, một biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị dàn giáo (thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng, sàn treo,…) để tạo ra chỗ làm việc và các phương tiện khác bảo đảm cho công nhân thao tác và đi lại ở trên cao thuận tiện và an toàn. - Để bảo đảm an toàn và tiết kiệm vật liệu, trong xây dựng chỉ nên sử dụng các loại dàn giáo đã chế tạo sẵn theo thiết kế điển hình - Chỉ được chế tạo dàn giáo theo thiết kế riêng, có đầy đủ các bản vẽ thiết kế và thuyết minh tính toán đã được xét duyệt. Dàn giáo phải đáp ứng với yêu cầu an toàn chung sau:
  1. a) Về kết cấu:
- Các bộ phận riêng lẻ (khung, cột, dây treo, đà ngang, đà dọc, giằng liên kết, sàn thao tác, lan can an toàn), và các chỗ liên kết phải bền chắc. Kết cấu tổng thể phải đủ độ cứng và ổn định không gian trong quá trình dựng lắp và sử dụng. - Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10 mm. Sàn thao tác ở độ cao 1,5 m trở lên so với nền, sàn phải có lan can an toàn. Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiều 1 m so với mắt sàn, có ít nhất hai thanh ngang để phòng ngừa người ngã. - Có thang lên xuống giữa các tầng (đối với dàn giáo cao, và dàn giáo treo). Nếu tổng chiều cao của dàn giáo dưới 12 m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiều cao trên 12 m, phài có lồng cầu thang riêng. - Có hệ thống chống sét đối với giáo cao. Giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng. b)Yêu cầu an toàn khi dựng lắp và tháo dỡ: - Khi dựng lắp và thao dỡ dàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng hướng dẫn, giám sát. - Chỉ được bố trí công nhân có đủ tiêu chuẩn làm việc trên cao, có kinh nghiệm mới được lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo ở trên cao. - Công nhân lắp đặt và tháo dỡ dàn giáo ở trên cao phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn. - Trước khi tháo dỡ dàn giáo, công nhân phải được hướng dẫn trình tự và phương pháp tháo dỡ cũng nhu các biện pháp an toàn - Mặt đất để dựng lắp dàn giáo cần san phẳng, đầm chặt để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt. - Dựng đặt các cột hoặc khung đàn khung dàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. - Dưới chân các cột phải kê ván lót chống lún, chống trượt. Cấm kê chân cột hoặc khung dàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn. - Giáo cao, giáo treo phải được neo bắt chặt vào tường của ngôi nhà hoặc công trình đã có hoặc đang thi công.Vị trí và số lượng móc neo hoặc dây chằng phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Cấm neo vào các bộ phận kế cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, ống thoát nước, vv… - Đối với dàn giáo đứng độc lập hoặc dùng để chống đỡ các kết cấu công trình, phải có hệ giằng hoặc dây neo bảo đảm ổn định theo yêu cầu của thiết kế. - Dàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy dàn giáo. - Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3 cm, không bị mục mọt hoặc mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1 cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ, Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít nhất là 20 cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt. - Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía. Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hở không quá 5 cm đối với công tác xây và 20 cm đối với công tác hoàn thiện. - Giáo treo và nôi treo phải dựng lắp cách các phần nhô ra cửa công trình một khoảng tối thiểu là 10 cm. - Dầm côngxôn, giáo treo và nôi treo phải lắp đặt và ổn định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của ngôi nhà hay công trình. Để tránh bị lật hai bên côngxôn phải có các vấu định vị chống giữ. Đuôi côngxôn phải có cơ cấu neo bắt chặt vào kết cấu mái hoặc đặt đối trọng để tránh chuyển dịch. - Không được đặt dầm côngxôn lên mái đua hoặc bờ mái. - Đối với mái côngxôn, khi lắp đặt, dầm côngxôn phải được neo buộc chắc chắn vào các bộ phận kết cấu của công trình, để phòng khả năng trượt hoặc lật giáo. Khi chiều dài côngxôn lớn, hoặc tải trọng nặng, dưới côngxôn phải có các thanh chống xiên đỡ, các thanh này không chỉ cố định vào côngxôn bằng mộng ghép mà còn bằng bulông, hoặc đinh đĩa. Không cho phép cố định côngxôn vào bậu cửa. - Khi chuyển vật liệu lên sàn thao tác, phải dùng thăng tải hoặc các thiết bị nâng trục khác. Không được neo các thiết bị nâng trục này vào côngxôn. - Sàn thao tác trên giáo côngxôn cũng phải có thành chắn cao 1,0 m chắc chắn. - Thang phải đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn. - Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang lơn hơn bảy 70 độ và nhỏ hơn 45 độ. - Trường hợp đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn. - Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (dàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà) - Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5,0 m. - Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn. - Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra. - Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc trên 70 độ so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 03m trở lên. - Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80 cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không lớn hơn 80 cm khi bán kính vòng cung là 35 – 40c m. - Nếu góc nghiêng của thang dưới 70 độ, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt. - Với thang cao trên 10 m, cứ cách 06 – 10m phải bố trí chiếu nghỉ. - Trước khi dỡ các bộ phận của sàn, cần dọn hết vật liệu, rác, thùng đựng vật liệu, dụng cụ,… - Khi tháo dỡ dàn giáo phải dùng cần trục hay các thiết bị cơ khí đơn giản như ròng rọc để chuyển các bộ phận xuống đất. - Cấm ném hay vứt các bộ phận của dàn giáo từ trên cao xuống.
  1. c) Yêu cầu an toàn khi sử dụng:
- Dàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của dàn giáo. - Khi nghiệm thu và kiểm tra dàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ dàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo dàn giáo với công trình để bảo đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không. - Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá quy định. Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy không có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố. - Khi dàn giáo cao hơn 6,0m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ. - Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn. - Khi vận chuyển vật liệu lên dàn giáo bằng cần trục không được để cho vật nâng va chạm vào dàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1,0m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn. - Chỉ được vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên dàn giáo nếu trong thiết kế đã tính với những tải trọng này. - Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển. - Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác. - Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên dàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ. - Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 05 trở lên không được làm việc trên dàn giáo. - Đối với giáo ghế di động, lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giáo ghế phải bằng phẳng. Việc di chuyển giáo ghế phải làm từ từ. Cấm di chuyển giáo ghế nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v.
Chú ý: Ngã cao không những chỉ xảy ra ở những công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà cả ở các công trường nhỏ, công trình thấp, thi công phân tán.

Chú ý thêm, với các công trình điện lực hay có hệ thống lắp đặt phía dưới. Cần phải có thêm những cảnh báo, báo hiệu đặt trước để người lao động được biết như băng cảnh báo, băng báo hiệu cáp điện, ngầm các loại. Đó là tất cả những chúng ta cần phải xem xét và bàn luận sau khi đọc những lời trên.