Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn dệt may. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dệt may. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Tổ chức lễ tổng kết sản xuất kinh doanh Vinatex năm 2014

Vinatex tổ chức lễ tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 vào ngày 09.01.2015, triển khai kế hoạch năm 2015. Theo tổng kết thì trong năm qua, tập đoàn vẫn giữ vịt rí là đơn vị chủ lực về kết quả sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 3,3 tỷ USD.
Năm 2014 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Ngành DMVN. Con số KNXK của toàn Ngành lên tới 24,5 tỷ USD là con số đẹp, mang lại niềm vui và hy vọng cho những người làm nghề DMVN. Hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, ngành dệt may sẽ là nền tảng tạo sức bật cho nền kinh tế đất nước, mang lại nhiều việc làm, ổn định an sinh xã hội và tạo nên sự thịnh vượng quốc gia.
Trong Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015 của Tập đoàn DMVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải đã nhận định, ngành DMVN, trong đó nòng cốt là Tập đoàn DMVN đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Dệt May Việt Nam trong năm qua tiếp tục giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong vấn đề an sinh xã hội, ổn định chính trị. Tập đoàn DMVN luôn là đơn vị chủ lực, trong năm 2014 đã đạt KNXK tới 3,3 tỷ USD. Bộ Công Thương đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu nổi bật của Tập đoàn trong hoạt động SXKD, đặc biệt trong công tác cổ phần hóa đã được Tập đoàn thực hiện rất chuyên nghiệp, với sự kiện IPO thành công rực rỡ, và Đại hội cổ đông lần đầu diễn ra tốt đẹp. Có thể khẳng định đó là những thành tích vượt trội, thể hiện sức vươn ấn tượng của Vinatex.”
Bước vào hoạt động năm 2015 với mô hình mới, Tập đoàn cổ phần, Vinatex sẽ kế thừa những nền tảng sức mạnh được tạo dựng bền bỉ qua hai thập kỷ hình thành vào phát triển, lại được cộng hưởng sức mạnh từ các cổ đông chiến lược về vốn, kinh nghiệm quản trị, thị trường, công nghệ, để tạo bước đột phá, hòa nhập sâu chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tăng uy tín thương hiệu là một Tập đoàn đa quốc gia có nội lực mạnh. Vinatex đã đặt mục tiêu trong năm 2015 sẽ có doanh thu đạt 55 ngàn tỷ đồng, KNXK đạt 3,63 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014.
2015 là một năm thuận lợi cho Tập đoàn, khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan vừa kết thúc đàm phán và TPP cũng đang trong giai đoạn đàm phán tích cực, tạo ra những cơ hội rộng mở để Vinatex hướng tới việc xuất khẩu thành công hơn nữa. Trong những năm qua, Vinatex đã xây dựng một chiến lược đúng đắn, đó là chuyển đổi dần mô hình SX từ CM sang ODM, chủ động hình thành chuỗi cung ứng dệt may, và đã có bước chuẩn bị bài bản các khâu từ sợi-dệt nhuộm hoàn tất-may-phân phối. Năm 2015 là năm chuyển động tích cực để chuỗi cung ứng được hoàn thiện, củng cố chặt chẽ hơn mối liên kết giữa các DN trong Tập đoàn trong chuỗi này. Với quy hoạch từ Tập đoàn, các DN sẽ tạo nên liên kết nhịp nhàng, từ ba miền Bắc – Trung – Nam, không chỉ làm nên dịch vụ hoàn chỉnh cho khách hàng, mà còn hướng tới một dịch vụ cung ứng mang tính khác biệt, sáng tạo, với giá trị riêng của Tập đoàn.
Chủ động gia tăng nội lực và giá trị
Các Hiệp định thương mại tự do được đàm phán tích cực trong năm 2014, bao gồm TPP, FTA với Nga, Belarus, Kazakhstan, Hiệp định thương mại Việt-Hàn dù sao cũng có tác động tích cực đến tâm lý thị trường, nhà đầu tư, khiến cho tốc độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng liên tục. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, Việt Nam là một thị trường dệt may xuất khẩu hấp dẫn.
Trong năm qua, Tập đoàn DMVN đầu tư nhiều dự án phát triển theo chiều sâu năng lực sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất vải. Đặc biệt là khâu cung ứng, thiết kế thời trang. Tỷ lệ hàng làm theo phương thức FOB, ODM trong xuất khẩu đã dần thay thế tỷ lệ CM. Điều đó cho thấy DMVN đã có sự tiến bộ vượt bậc và vươn lên chủ động trong hầu hết công đoạn của chuỗi cung ứng dệt may. Chúng ta đang thực hiện thành công chiến lược hạn chế dần việc gia công và tăng giá trị cho sản phẩm DMVN. Năm 2014, hàm lượng nội địa trong tổng lượng xuất khẩu tăng lên do phần nguyên liệu của ta làm ra đã tăng hơn nhiều. Cụ thể, lượng hàng ODM xuất khẩu của năm 2014 đã tăng 10% so với năm 2013 và dự kiến tiếp tục tăng vượt bậc trong những năm tiếp theo.
Năm 2015 sẽ là một năm mà Tập đoàn DMVN tập trung đầu tư mạnh mẽ cho nguồn nhân lực. Chủ tịch Tập đoàn, ông Trần Quang Nghị khẳng định: “Chúng ta cần quyết liệt hơn nữa với chiến lược đầu tư vào con người. Chính con người làm nên nội lực và giá trị bền vững cho Vinatex. Lấy doanh nghiệp NBC làm ví dụ, khi DN này đã dũng cảm đầu tư vào nhân sự giỏi, dám chi trả mức lương từ 5000 - 10.000 USD/tháng, và nhờ đó mà có mức lợi nhuận nhảy vọt, uy tín thương hiệu được khẳng định, mở rộng được thị trường và kéo thêm nhiều khách hàng. 2015 cũng là năm mà Tập đoàn và các DN thành viên phải cập nhật nhanh chóng phương pháp quản trị hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường hiệu năng quản lý để tạo nên hiệu quả, lãi suất vượt trội.”

Khẳng định thêm  ý chí quyết tâm đầu tư cho nguồn nhân lực, ông Phạm Phú Cường - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Nhà Bè (NBC) cho biết, trong hai năm qua, May Nhà Bè chưa mở rộng đầu tư thêm nhà máy, mà tập trung vào đầu tư cho nhân lực chất lượng cao. Hiện NBC đang đào tạo 37 Thạc sỹ, và đào tạo tại chỗ 25 Giám đốc, 25 Trưởng phòng chuyên môn. Giáo trình do nội bộ NBC biên soạn và tất cả các cán bộ của NBC đều tham gia đứng lớp. Học viên buổi sáng học ở lớp, chiều xuống xưởng thực hành, áp dụng luôn kiến thức vào thực tiễn. Mục đích của cách làm mới này là nguồn lực được đào tạo tại chỗ, khi tốt nghiệp được sử dụng ngay vào công việc, đem lại hiệu quả tức thì. Trong năm tới khi NBC mở rộng đầu tư dự án mới, sẽ có ngay nguồn nhân lực chất lượng để dự án đi vào hoạt động. Việc đầu tư nhân sự ban đầu có thể tốn kém, nhưng nhất định sẽ cho mùa quả ngọt.
Hâm nóng thị trường nội địa
Bên cạnh những thành tích trong xuất khẩu, hàng Dệt May Việt Nam đã có những bứt phá ở thị trường trong nước. Nhiều thương hiệu thời trang mới ra đời, phục vụ người tiêu dùng trong cả nước. Những sự kiện như Tuần lễ thời trang Việt Nam, Hội chợ thời trang Việt Nam, được tổ chức bài bản hơn, có sự biến đổi về lượng và chất. Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ vui mừng vì lượng xuất khẩu hàng dệt may của ta luôn tăng, mà còn được hưởng thụ những sản phẩm thời trang phong phú, hợp trào lưu mốt thế giới và có chất lượng cao. Với chiến dịch “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau trong các DN thuộc Bộ Công Thương, Vinatex và các DN thành viên đã ký kết được nhiều hợp đồng cung ứng dịch vụ đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, nguyên liệu… cho các ngành, Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị lớn trong cả nước. Nhờ đó, doanh thu may mặc nội địa của Vinatex tăng khoảng 10% so với năm 2013, ước đạt hơn 22.000 tỷ đồng, chiếm hơn 30% nhu cầu hàng may mặc của toàn thị trường. Những năm trước đó, doanh thu thị trường nội địa cũng tăng trưởng tốt từ mức 15.740 tỷ đồng của năm 2010 lên 20.800 tỷ đồng vào năm 2013.
Sự tăng trưởng về doanh thu nội địa chủ yếu tập trung vào các công ty may mặc lớn liên tục đầu tư các nhà máy mới và tạo ra những sản phẩm mới từ năm ngoái đến nay để thích ứng với nhu cầu thị trường trong tình hình kinh tế chung khó khăn. Theo đó, một số DN lớn thuộc Tập đoàn vốn chỉ may XK nay cũng đầu tư khâu thiết kế và nguyên phụ liệu để sản xuất hàng phục vụ thị trường trong nước. Bên cạnh các thương hiệu đã có uy tín và đứng vững trên thị trường như M10 Series, Eternity GrusZ, Pharaon, Cleopatre (thuộc Tổng Công ty may 10); De celso, Mattana, Novelty (May Nhà Bè); Viettien, Vee Sendy, San Siaro, Mahattan, TT-up, Smart Casual, Vietlong (May Việt Tiến)…, thì Tổng công ty Đức Giang mới đây ra mắt thương hiệu HeraDG, SPearl, Tổng công ty Việt Tiến cho ra dòng sản phẩm Viettien Kid dành cho trẻ em dưới 11 tuổi, Tổng công ty CP Phong Phú ra mắt nhãn hiệu Style…
Công tác thị trường cũng được đẩy mạnh với cách làm mới mẻ. Ông Phạm Tiến Lâm, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đức Giang, cho biết, công tác thị trường được đơn vị quan tâm và đẩy mạnh liên tục hàng tuần, hàng tháng. Tổng Công ty luôn tổ chức các đoàn công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước và kết quả thấy rõ. Hiện Đức Giang đang hoàn tất các nội dung đàm phán để ký thỏa thuận hợp tác ngay trong tháng 1/2015 với một số đối tác lớn sẽ sử dụng vải SX tại Việt Nam.
Bên cạnh việc mang tới các sản phẩm chất lượng cao, với vị trí là đơn vị đầu tàu dẫn dắt Ngành dệt may cả nước, Vinatex còn không ngừng mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Năm 2013, tổng số cửa hàng, đại lý trên toàn quốc của các đơn vị thành viên Vinatex đạt 4.125, tăng 4% so với 2012, năm 2014, con số này ước tăng 3,9% đạt tổng số 4.286.
Trong tương lai, nhằm phát triển ngành dệt may bền vững cả ở các thị trường XK và thị trường nội địa, Vinatex sẽ tập trung phát triển mạnh vùng nguyên liệu. Toàn Tập đoàn đang đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên con số 70% vào năm 2015, đồng thời đưa doanh thu thị trường nội địa tăng trưởng 15-20% trong giai đoạn tới.
Với những thành tích nổi bật đó, năm 2014, Tập đoàn DMVN vinh dự được đón nhận cờ Thi đua của Chính phủ. Nhiều đơn vị, cá nhân của Tập đoàn cũng được nhận cờ Thi đua và Bằng khen của Chính Phủ, Cờ Thi đua và Bằng khen của Bộ Công Thương.
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhì của trung tâm y tế dệt may

Vào ngày 27.02.2015 vừa qua, thứ trưởng bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa có đến dự và chúc mừng trung tâm y tế Dệt May nhân dịp trung tâm tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/02/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
17 năm qua, cùng với sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong cơ chế thị trường, Trung tâm Y tế - Bệnh viện Dệt May đã cơ bản xây dựng một Bệnh viện đa khoa loại II hoàn chỉnh.  Chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ công tác khám chữa bệnh, bệnh nghề nghiệp, nguy cơ bệnh nghề nghiệp cho các CBCNV trong ngành và ngoài ngành. Đến nay Trung tâm đã mở rộng hoạt động tới các doanh nghiệp trong ngành như Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, Tổng công ty Dệt 8/3, Tổng Công ty May 10, Tổng công ty May Hưng Yên, Công ty CP May và Dịch vụ Hưng Long, Công ty CP May Hưng Việt…và ký được những hợp đồng khám chữa bệnh với các đơn vị ngoài ngành như Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Cấp thoát nước Hà Nội, Học viện ngân hàng, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Kinh tế kỹ thuật Hà Nội… đảm bảo lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh và thực hiện tự chủ tài chính một cách minh bạch rõ ràng.
Giám đốc Bệnh viện, Bác sỹ Nguyễn Đình Dũng cho biết Bệnh viện Dệt May đủ khả năng tự chi trả các nhu cầu thiết yếu như lương, thưởng, mua sắm thiết bị lớn (máy X Quang di động, máy siêu âm 3 chiều, máy sinh hóa…), đảm bảo công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, ổn định nguồn lực, tài chính cho các hoạt động Đảng, Đoàn, Công đoàn và Phụ nữ…
Với những thành tích đạt được, những năm qua Trung tâm đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua, cờ thi đua của Đảng, các bộ, ngành, đoàn các cấp. Đặc biệt trong dịp kỉ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/02/2015), Trung tâm vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì. Tại buổi lễ, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng định đây là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực, đoàn kết của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ của Trung tâm trong suốt những năm qua. Với sức mạnh của tuổi 17 cùng sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng rằng Bệnh viện Dệt May sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong lương lai, thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thầy thuốc như mẹ hiền”, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho người lao động dệt may và nhân dân nói chung.
Năm 2015 là năm đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong mô hình hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt nam khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Là một đơn vị của Tập đoàn, Trung tâm Y tế - Bệnh viện Dệt May cũng sẽ thay đổi để thích ứng trong điều kiện mới. Theo bà Phạm Nguyên Hạnh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Trung tâm là một trong những đơn vị nghiên cứu mà lãnh đạo Tập đoàn tin rằng có đủ điều kiện và khả năng cổ phần hóa nhất trong giai đoạn hiện nay. Từ một bệnh viện nhà nước chuyển sang đa sở hữu,  dù còn bỡ ngỡ và khó khăn nhưng lãnh đạo Tập đoàn và Trung tâm xác định rõ nhiệm vụ cốt lõi của bệnh viện vẫn là chăm lo sức khỏe cho người lao động dệt may - đây chính là tính đặc thù tạo nên giá trị và thương hiệu riêng biệt cho Trung tâm trong con đường phát triển sắp tới.
Cũng trong dịp này, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có quyết định bổ nhiệm Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Phượng – Trưởng khoa Nội tổng hợp giữ chức Phó giám đốc Bệnh viện nhằm tăng cường năng lực quản trị và chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới.
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Xem lại 50 năm từ ngày thành lập đơn vị anh hùng dệt 8-3



Ngày 08.03, ngày quốc tế phụ nữ, cũng là ngày kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của Dệt 8-3 – một trong những đơn vị anh hùng, giàu truyền thống nhất ngành Dệt may Việt Nam.





Truyền thống lịch sử hào hùng


Sau chiến thắng vĩ đại trước thực dân Pháp, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu bước vào công cuộc khôi phục, phát triển nền kinh tế từng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội đồng thời thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam nhằm giải phóng hoàn toàn đất nước.


Trong bối cảnh đó, năm 1958 Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã quyết định giao cho Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức cuộc vận động vốn góp từ xã hội xây dựng một Nhà máy dệt tại Hà Nội và lấy ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 đặt tên cho Nhà máy.


Ngày 8-3 năm 1960, công trường xây dựng Nhà máy chính thức được khởi động với sự tham gia của hơn 1000 cán bộ công nhân viên được huy động từ Hà Nội và các địa phương như Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An,…






Đồng chí Lê Thanh Nghị - Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Nguyễn Thị Thập – Chủ tịch Hội LHPNVN bổ nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng Nhà máy Dệt 8/3


Với tốc độ thi công khẩn trương, ngày 8 tháng 3 năm 1965, Nhà máy Dệt 8-3 chính thức được khánh thành. Nhà máy đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày khánh thành. Trước hơn ba ngàn cán bộ công nhân viên Nhà máy, Người đã ân cần nhắc nhở: Nhà máy Dệt 8-3 ra đời là thành quả đổi bằng mồ hôi, xương máu của bao chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, lại được mang tên ngày Quốc tế Phụ nữ, vì vậy mỗi cán bộ, công nhân viên chức nhà máy phải làm việc hết sức mình để xứng với niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao đó.






Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với CBCNV Nhà máy Dệt 8-3 chiều ngày 08/03/1965


Dưới sự đánh phá điên cuồng của Đế quốc Mỹ Giai đoạn 1965 – 1968, Nhà máy đã phải tiến hành di dời máy móc, thiết bị đến các địa điểm sơ tán cách xa nhà máy từ 10km đến 50km. Trước tình hình bộn bề đó, nhà máy đã phát động các cuộc vận động thi đua, đổi mới cung cách quản lý nhằm hoàn thành kế hoạch được giao: năm 1965 Nhà máy hoàn thành kế hoạch trước 5 ngày, năm 1966 vượt trước thời hạn 15 ngày, năm 1967-1968 đều hoàn thành kế hoạch được giao.


Trên mặt trận chiến đấu, cùng với nhân dân toàn miền Bắc, lực lượng tự vệ của Nhà máy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công: ngày 10/12/1967 bắn rơi 1 phản lực, ngày 13/03/1968 bắn rơi 1 máy bay không người lái của không quân Mỹ,…


Cuối năm 1968, Đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom đánh phá miền Bắc. Nhà máy lại di chuyển máy móc, thiết bị, vật tư từ các địa điểm sơ tán về địa bàn chính, khôi phục sản xuất. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, nhưng Nhà máy vẫn hoàn thành các chỉ tiêu Nhà nước giao: năm 1969 giá trị tổng sản lượng đạt 101,87%, nộp tích lũy đạt 102,7%; năm 1970 vượt mức kế hoạch Nhà nước trước thời hạn 15 ngày; năm 1971 hoàn thành vượt mức kế hoạch trước 1 tháng 5 ngày, vượt 10% các chỉ tiêu kế hoạch, được nhận cờ thưởng luân lưu của Hội đồng Chính phủ, được công nhận là đơn vị sản xuất và quản lý khá nhất ngành Công nghiệp nhẹ.


Năm 1972, Đế quốc Mỹ lại điên cuống đánh phá miền Bắc lần hai. Nhà máy lại một lần nữa phải di chuyển các cơ sở sản xuất ra 9 địa điểm sơ tán. Sau chiến tranh, Nhà máy lại tích cực, khẩn trương khôi phục, phát triển sản xuất: năm 1973 nhà máy hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao; năm 1974 vượt mức kế hoạch trước 7 ngày và vượt chỉ tiêu 1 triệu mét vải.


Từ năm 1975-1990 là giai đoạn khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, ổn định sản xuất, chuyển đổi mô hình hoạt động. Liên tiếp trong nhiều năm liền Nhà máy luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.


Chuyển đổi mô hình, sẵn sàng dối diện thách thức


Giai đoạn 1991-2000 chứng kiến sự thay đổi trong mô hình hoạt động của Nhà máy. Ngày 13/12/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định chuyển tổ chức hoạt động của Nhà máy Dệt 8-3 thành Nhà máy Liên hợp Dệt 8-3. Ngày 26/07/1994, chuyển đổi thành Công ty Dệt 8-3. Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình hoạt động, Dệt 8-3 cũng đẩy mạnh công tác đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất Sợi – Dệt – Nhuộm & in hoa. Tuy quá trình hoạt động sản xuất còn gặp nhiều khó khăn nhưng Dệt 8-3 vẫn hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra, đời sống người lao động được nâng cao.


Trong giai đoạn 2001-2014, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Dệt 8-3 tiến hành di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô. Đây là giai đoạn với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác có đủ năng lực để khai thác quỹ đất nhằm tạo nguồn cho di dời nên thời gian bị kéo dài khiến cho việc đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất phải tạm dừng, sản xuất bị phân tán, người lao động không thể tiếp tục gắn bó với Công ty làm mất đi nguồn nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật, công nghệ,… Tính đến năm 2012, năng lực sản xuất của Dệt 8-3 chỉ còn 2 vạn cọc sợi, 56 máy dệt với sản lượng khoảng 400.000 m/tháng.


Tuy nhiên, trong năm 2013-2014, với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty cũng đã từng bước đẩy mạnh công tác đầu tư trên cả hai lĩnh vực dệt kim và dệt thoi, tái cơ cấu hệ thống sản xuất – quản trị - kinh doanh và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.


Với lịch sử 50 năm sản xuất – chiến đấu hào hùng, Dệt 8-3 đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương cao quý, trong đó có 01 tập thể và 02 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu anh hùng lao động. 19 huân chương các loại cho các tập thể và cá nhân.


Hồi phục và tạo đà phát triển


Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng, nhằm hồi phục và tạo đà phát triển trong tương lai, Công ty Dệt 8-3 xác định cần tiến hành đẩy mạnh công tác đầu tư trên các lĩnh vực Sợi – Dệt – Nhuộm & in hoa – May nhằm tạo ra các chuỗi sản xuất liên tục cả về dệt kim và dệt thoi.


Tại khu vực miền Bắc, tiến hành đầu tư Nhà máy kéo sợi mới 02 vạn cọc sợi tại Thị trấn Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, dự kiến Quý IV/2015 sẽ chính thức đưa vào sản xuất. Đầu tư bổ sung máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất trong khâu dệt – nhuộm & in hoa nhằm xây dựng trung tâm dệt kim với quy mô lớn tại khu vực Hưng Yên. Tiếp tục đầu tư Nhà máy May sản phẩm dệt kim – dệt thoi theo hướng sản xuất hàng FOB, ODM nhằm hoàn tất chuỗi sản xuất liên tục cũng như tạo giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm.


Tại khu vực miền Trung, trên cơ sở mua lại hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại do Tập đoàn ITG – Hoa Kỳ đầu tư, xây dựng trung tâm Dệt – Nhuộm & hoàn tất – May sản phẩm dệt thoi. Tổ hợp sản xuất nêu trên nằm trong cùng một khu vực có diện tích hơn 15 hecta với hệ thống máy móc thiết bị có xuất xứ chủ yếu từ Châu Âu, Nhật Bản và được đánh giá là một trong những dây chuyền hiện đại nhất Đông Nam Á.


Hướng tới giai đoạn 2015-2020, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất kinh doanh ODM trên toàn hệ thống trên cơ sở các dự án đầu tư được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực Sợi – Dệt – Nhuộm & hoàn tất – May tại khu vực miền Bắc và miền Trung nhằm tạo ra các chuỗi sản xuất liên tục với quy mô lớn, đón đầu các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương (TPP, FTA,…).






Với truyền thống lịch sử hào hùng, thế hệ cán bộ, công nhân viên của Công ty Dệt 8-3 sẽ tiếp tục phát huy sức sáng tạo, chủ động, đổi mới trong công tác quản trị sản xuất – kinh doanh nhằm đưa Công ty Dệt 8-3 trở thành đơn vị nòng cốt không chỉ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng mà còn của ngành Dệt May Việt Nam.


Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nội, may đồng phục áo khoác cho công nhân, may đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.


Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.


Fanpage: Xưởng may quần áo bảo hộ

Xuất khẩu may mặc Bangladesh phấn đấu đạt 50 tỷ

Bà Marcia Bernicat – đặc phái viên của Mỹ tới Bangladesh có nói sau cuộc họp với các quan chức của BGMEA rằng Mỹ sẽ hỗ trợ kế hoạch của ngành xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh để đạt 50 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2020.
Bà nói sau cuộc họp với các quan chức của Hiệp hội các nhà sản xuất  và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) rằng “Chúng tôi sẽ tiếp tục cộng tác với BGMEA để giúp đỡ Bangladesh đạt 50 tỷ USD xuất khẩu vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập nước”.
Bà ca ngợi ngành may mặc Bangladesh là ngành tạo ra nhiều việc làm và nói thêm rằng ngành rõ ràng dẫn dắt các thực hành môi trường tốt cũng như thay đổi xã hội ở nước này.
Bà cam kết Chính phủ Mỹ làm mọi việc có thể để giúp đảm bảo cho ngành may mặc đạt được tất cả các mục tiêu.
Bà chia sẻ rằng những đã nhìn thấy thay đổi quan trong ngành may như là các nhà máy nguy hiểm đã được đóng cửa, các thanh tra lao động mới đã được thuê tuyển và trên 200 công đoàn được công nhận.
Bà ca ngợi mức độ minh bạch đặc biệt là trong quá trình thanh tra và những cố gắng sửa chữa đang được tiến hành.
Bà nói rằng những sáng kiến này xảy ra tại Bangladesh là chưa từng có ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Bà nhấn mạnh vào việc thực hiện luật pháp và thông báo rằng Đạo luật lao động của Bangladesh phải được thực hiện và bảo đảm để các xí nghiệp có thể tuân thủ có hiệu quả với luật.         
Trước đó Chủ tịch BGMEA, ông Atiql Islam đã giới thiệu về các xí nghiệp may, tình hình hiện tại và xuất khẩu từ ngành tới Mỹ và các nước khác.
Chủ tịch BGMEA đã tìm kiếm sự cộng tác từ Mỹ để xuất khẩu sản phẩm may mặc tới Mỹ.
Nguyễn Hoàng Minh
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Doanh nghiệp dệt may được nhận danh hiệu thương hiệu quốc gia 2014

Xin chúc mừng những doanh nghiệp ngành Dệt may
Hiệp hội Dệt may Việt Nam xin chúc mừng những doanh nghiệp trên. Mong những doanh nghiệp Dệt may đã nêu tên nói riêng và các doanh nghiệp ngành Dệt may nói chung ngày càng phát triển lớn mạnh để góp phần xây dựng đất nước.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm ( hàng hóa và dịch vụ)
Ngày 31 tháng 12 năm 2014, lễ Tôn vinh các doanh nghiệp đạt THQG với chủ đề “Thương hiệu Quốc Gia – Hội nhập Quốc tế” đã được tổ chức tại Quảng trường Tượng đài Lý Thái Tổ thành phố Hà Nội, với mục đích đông viên các doanh nghiệp đạt THQG, tăng cường sự nhận biết rộng rãi trong công chúng đối với Chương trình THQG cũng như quảng bá cho các doanh nghiệp đạt THQG.
Ngành Dệt may tự hào có những doanh nghiệp được vinh danh sau
Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ
Tổng Công ty May 10 – CTCP
Tổng Công ty may Nhà Bè – CTCP
Tổng Công ty CP Phong Phú
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Trong tháng riêng, xuât khẩu hàng may mặc của Pakistan tăng 14%

Theo trang thông tin just-styele.com cho biết thì hàng may mặc dệt kim xuất khẩu của Pakistan tăng 14% trong tháng riêng, xuất khẩu vải bông giảm 6,78% so với năm ngoái. Nhìn chung thì tổng xuất khẩu từ Pakistan là 207,806 tỷ Rupi Pakistan, giảm 4,39 so với tháng 12 và giảm 4,31% so với tháng 1 năm 2014.
Xuất khẩu hàng may mặc dệt kim, các sản phẩm may mặc và vật liệu dệt khác đã tăng trong tháng giêng, nhưng lượng bông nhập khẩu lại giảm.
Theo các con số tạm thời từ Văn phòng Thống kê Pakistan (PBS) thì xuất khẩu vải bông trong tháng giêng đã giảm 6,78% so với năm ngoái xuống 20,842 tỷ Rupi Pakistan, nhưng hàng may mặc dệt kim tăng 4,77% lên 20,575 tỷ Rupi Pakistan và hàng quần áo may sẵn tăng 13,66% lên 20,422 tỷ Rupi Pakistan.
Khăn trải giường cũng tăng 0,45% lên 18,552 tỷ Rupi, sợi bông tăng 18,63% lên 16,802 tỷ Rupi Pakistan, khăn mặt tăng 13% lên 6,972 tỷ Rupi Pakistan, các mặt hàng may khác trừ khăn mặt và khăn trải gường tăng 11,81% lên 6,18 tỷ Rupi và da thuộc tăng 8,23% lên 4,342 tỷ Rupi.
Tổng xuất khẩu từ Pakistan là 207,806 tỷ Rupi Pakistan, giảm 4,39 so với tháng 12 và giảm 4,31% so với tháng 1 năm 2014.
Theo just-styele[dot]com
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Tổ chức lễ tổng kết sản xuất kinh doanh May 10 năm 2014

Tổng công ty May 10 đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào ngày 06.01.2015 vừa qua. Theo đó, Tổng Công ty May 10 - CTCP đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động SXKD năm 2014 và ký kết giao ước thi đua năm 2015 giữa các xí nghiệp, phòng ban trong Tổng Công ty.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Tổng Công ty May 10 lần thứ hai liên tiếp đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”, 9 năm liên tiếp được trao tặng Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1991 đến nay tổ chức Đảng của Tổng Công ty liên tục được tặng Bằng khen “Đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biểu” của Đảng ủy Khối Công nghiệp Hà Nội… Đây là những ghi nhận xứng đáng và là nguồn động viên khích lệ để Tổng Công ty May 10 phát triển rực rỡ hơn nữa, xứng đáng là một trong những doanh nghiệp giàu truyền thống nhất ngày Dệt May Việt Nam với lịch sử gần 70 năm xây dựng và trưởng thành. 
Chiều 06/01/2015, Tổng Công ty May 10 - CTCP đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động SXKD năm 2014 và ký kết giao ước thi đua năm 2015 giữa các xí nghiệp, phòng ban trong Tổng Công ty.
Năm 2014, Tổng Công ty May 10-CTCP tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một doanh nghiệp lớn và giàu truyền thống nhất ngành may mặc Việt Nam với tổng doanh thu đạt 2.188 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2013. Nộp ngân sách 44,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,3%. Cổ tức chia 18%.
Có được kết quả này trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: Mỗi thành viên của May 10 đã chủ động phát huy nội lực, biến tiềm năng của mình thành kết quả cụ thể, đóng góp vào kết quả chung của toàn doanh nghiệp. May 10 cũng đã thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế trong đó cán bộ quản lý là tấm gương tiêu biểu thực hiện nghiêm túc và coi kỷ luật công ty là điều kiện kiên quyết dẫn đến thành công. Ngoài ra, tạo một môi trường làm việc dân chủ, công khai minh bạch và thân thiện cũng là chất kết dính tạo nên sự đoàn kết và động lực phấn đấu của mỗi thành viên May 10.
Năm 2015 đối với tập thể cán bộ công nhân May 10 là năm hết sức trọng đại khi Tổng Công ty chuẩn bị  kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây cũng là năm sẽ có nhiều vận hội mới khi các hiệp định thương mại đa phương và song phương mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may, trong đó có Tổng Công ty May 10. Trong tình hình đó, mục tiêu của Tổng Công ty đặt ra là: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.260 tỷ đồng, doanh thu (không VAT) đạt 2.450 tỷ đồng, lợi nhuận 55 tỷ đồng, thu nhập bình quân 6.200.000đ/người/tháng, cổ tức chia ở mức 18%.

Tại lễ ký kết giao ước thi đua năm 2015, thay mặt cho 11.000 CBCNV May 10, đại diện các xí nghiệp, phòng, ban đã thể hiện rõ quyết tâm tăng năng suất lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng nhau đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn Tổng Công ty.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường đánh giá cao kết quả đạt được của Tổng Công ty trong năm qua, đồng thời yêu cầu May 10 tiếp tục nỗ lực, không ngừng phấn đấu để đạt được những kết quả cao hơn. “Năm 2015 bên cạnh những thuận lợi do các Hiệp định thương mại tự do mang lại là những thách thức đối với toàn ngành dệt may như áp lực cạnh tranh tăng cao, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ để được hưởng tối đa những ưu đãi thuế quan mà các Hiệp định đề ra…. Trong điều kiện đó, một doanh nghiệp lớn như May 10 muốn có sự bứt phá thì phải chuyển đổi linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, tìm một chỗ đứng trong chuỗi cung ứng để tăng giá trị giá trị gia tăng, tăng doanh thu và lợi nhuận, mang lại mức thu nhập cao hơn cho người lao động. Hai giải pháp May 10 cần lưu ý thực hiện đó là tìm kiếm nhà sản xuất vải trong nước, thậm chí là tham gia cùng đầu tư xây dựng nhà máy dệt theo định hướng và nhu cầu riêng. Hai là Tổng Công ty cần chú trọng phát triển con người, đưa quản trị nhân lực trở thành một trong bốn mảng quan trọng nhất của doanh nghiệp bên cạnh kinh doanh, tài chính và đầu tư.”
Xưởng may quần áo bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi nhận may quần áo công nhân tại hà nộimay đồng phục áo khoác cho công nhânmay đồng phục bảo hộ theo yêu cầu,….với mọi số lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đại lý cấp 1 vải pangrim hàn quốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Phát hiện 1700 vi phạm ở 152 doanh nghiệp dệt may

Theo thông tin vừa công bố từ thanh tra bộ LĐ-TB&XH cho biết thì mới đây đã có kết quả chiến dịch thanh tra 152 doanh nghiệp dệt may trên toàn quốc, qua đó phát hiện hơn 1.700 sai phạm về lĩnh vực việc làm, tiền lương, an toàn lao động…
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH trao đổi với PV Dân trí về những tồn tại phát hiện qua chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực dệt may từ tháng 5-9 vừa qua.
Thưa ông, trong các lĩnh vực xây dựng, thủy sản, dệt may, giao thông, vậy lý do gì khiến thanh tra Bộ LĐ-TB&XH chọn dệt may để triển khai thanh tra thí điểm trong thời điểm này?
Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của VN, chiếm 13,6 % doanh thu xuất khẩu và 10,5 GDP cả nước. Cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút 2,5 triệu lao động (chiếm 25 % lao động trong khu vực kinh tế công nghiệp).
Trong khi đó, lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông trình độ không cao, nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng chấp hành ý thức kỷ luật lao động chưa tốt.
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá nhanh 14,5 %, ngành dệt may luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các sai phạm về lao động. VN vừa tham gia Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này càng đòi hỏi ngành dệt may tuân thủ thêm những ràng buộc của luật pháp trong nước và quốc tế.
Đó cũng là lý do khiến chúng tôi quyết định chọn thí điểm thanh tra trong lĩnh vực này.
Sau 4 tháng triển khai chiến dịch, kết quả thanh tra đã cho thấy điều gì? Những sai phạm chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nào, thưa ông?
Qua công tác thanh tra 152 doanh nghiệp, chúng tôi đã phát hiện hơn 1.700 sai phạm. Đoàn thanh tra đã lập 19 biên bản vi phạm hành chính, phạt 19 doanh nghiệp với tổng số tiền 594 triệu đồng. Những vi phạm của doanh nghiệp chủ yếu về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi.
Cụ thể: 60 doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm quá số giờ theo quy định; 36 doanh nghiệp chưa trả lương những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày; 40 doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động, hệ thống thang lương, bảng lương và không gửi tới cơ quan quản lý lao động cấp quận huyện…
Kết quả thanh tra phát hiện 112 doanh nghiệp (gần 80%) chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và thực hiện chưa đầy đủ quy định phòng chống cháy nổ.
Đặc biệt, gần 70% chủ sử dụng lao không tham gia huấn luyện an toàn lao động hoặc tham gia không đầy đủ, 87 doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động mới vào làm việc hoặc huấn luyện không đầy đủ…
Ông từng nói, thanh tra không đơn thuần là công việc xử phạt mà thanh tra còn đưa ra kiến nghị giúp doanh nghiệp làm tốt hơn. Vậy, ông nhìn nhận sự lan tỏa của quan điểm trên trong cuộc thanh tra này ra sao?
Mục đích của đoàn thanh tra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tốt các quy định về lao động việc làm, chăm lo đời sống người lao động, qua đó tăng năng suất lao động.
Trước khi tổ chức chiến dịch thanh tra, chúng tôi đã triển khai truyền thông tuyên truyền pháp luật cho người lao động. Chỉ riêng việc này đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt.
Khi kiểm  tra thực hiện tại các DN, mức độ vi phạm chỉ còn dưới 10% số người không sử dụng bảo hộ lao động cá nhân. Trước đó, chúng tôi khảo sát nội dung trên ở doanh nghiệp cho thấy mức độ vi phạm vào khoảng 80 %.
Một ví dụ khác ở Hà Nam, đoàn thanh tra kiểm tra 77 doanh nghiệp và đưa ra 80 kiến nghị. Ngay sau đó, doanh nghiệp đã thực hiện tới 80% đúng hạn. Còn một số ít kiến nghị chưa đến thời hạn thực hiện do doanh nghiệp chuẩn bị thêm các điều kiện cơ sở vật chất, máy móc…
Không đơn thuần là những việc trước mắt, doanh nghiệp còn được hưởng lợi sâu xa hơn từ công tác thanh tra. Doanh nghiệp có được xác nhận tuân thủ pháp luật.
Điều này có có nghĩa là sản phẩm làm ra không có yếu tố làm thêm giờ, không vi phạm các quyền của người lao động, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn vệ sinh lao động…Đây là những “chứng chỉ” quan trọng khi tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng dệt may - lĩnh vực được hưởng lợi nhiều khi VN tham gia TPP.
Xin cảm ơn ông
Xem thêm:
Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

Mạnh dạn thay đổi thì doanh nghiệp dệt may mới vươn xa hơn

Sau khi hiệp định TPP được ký kết, nhiều doanh nghiệp dệt may nhận định đây là cơ hội lớn cho mình. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn thay đổi để vươn được xa hơn. Sau đây là những bước thay đổi của công ty cổ phần 28 Hưng Phú.
Vừa qua Công ty cổ phần 28 Hưng Phú đã tiến hành ký kết triển khai dự án giải pháp SureERP của Công ty cổ phần tin học Lạc Việt vào mô hình vận hành của mình. Đây được xem là một bước tiến mạnh mẽ trên lộ trình chuyên nghiệp hóa và gia tăng năng lực cung ứng của doanh nghiệp (DN) này trong thị trường ngành dệt may.
Nhu cầu xuất phát từ khó khăn hiện trạng
Thành lập từ năm 1975 với tiền thân là Xí Nghiệp 2 của Tổng công ty 28 trực thuộc Bộ quốc phòng, trải qua hơn 30 năm xây dựng và cải cách không ngừng để phát triển, đến nay Công ty cổ phần 28 Hưng Phú đã trở thành nhà sản xuất và cung cấp áo sơ mi chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam.
Chia sẻ về lý do tạo nên một 28 Hưng Phú phát triển vững mạnh, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng như hiện nay, ông Trần Kim Quynh - Tổng giám đốc của đơn vị DN nhà nước này chia sẻ: “Ngay từ những năm đầu thành lập, nắm rõ sứ mệnh và nhiệm vụ hoạt động của tổ chức,  bên cạnh việc thực hiện xuyên suốt và nhất quán các định hướng phát triển đã đề ra, ban lãnh đạo của công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư và ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiện đại vào mô hình vận hành của DN.”
Tuy nhiên theo đà phát triển của nền kinh tế hội nhập, cộng thêm tính chất đặc thù của ngành may thường gặp nhiều khó khăn về mặt thông tin, dữ liệu ở các khâu liên quan đến mua hàng, bán hàng, quản lý kho, hoạch định, sản xuất, kế toán tài chính… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tiếp nhận đơn hàng của DN này. Nhạy bén với những hạn chế đó, ông Quynh xác định “Để có thể nắm được thông tin, số liệu chính xác, tức thời và mọi lúc mọi nơi trước khi đưa ra quyết định tiếp nhận đơn hàng và sản xuất một cách nhanh chóng, việc tìm kiếm một giải pháp có thể tăng cường kết nối thông tin xuyên suốt trong toàn hệ thống vận hành là điều cấp bách”
Cần phải lựa chọn một giải pháp phù hợp cho DN ngành dệt may
Theo nhiều chuyên gia cho biết, đối với những DN sản xuất có quy mô lớn và thường xuyên tiếp nhận đơn hàng thì việc hay gặp trục trặc trong hoạt động nhập, xuất chứng từ và quản lý kho là điều khó tránh khỏi. Một khi khối lượng thông tin được cập nhật ngày một dày mà chỉ qua công cụ Excel và các thao tác thủ công để quản lý dữ liệu thì không đủ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và truyền tải thông tin một cách thống nhất và chính xác. Do đó hiện đã có nhiều DN đã chủ động tìm kiếm và ứng dụng giải pháp quản trị nguồn lực ERP vào hệ thống vận hành của mình như là một giải pháp giải quyết các trở ngại đến sự phát triển được nêu trên.
Tuy nhiên không phải bất kỳ phần mềm ERP nào cũng có thể ứng dụng phù hợp với mô hình hoạt động và mục tiêu của DN. Ông Vũ Sỹ Nam – Trưởng phòng kế hoạch của 28 Hưng Phú phát biểu: “Là một DN xuất thân từ mô hình quản lý quân đội, có mục tiêu hoạt động xuyên suốt, chúng tôi rất khắc khe trong việc nghiên cứu và lựa chọn đơn vị triển khai giải pháp ERP. Bởi bên cạnh uy tín thương hiệu và năng lực cung ứng, đòi hỏi đơn vị triển khai đó cần phải hiểu biết được đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may và quan trọng là phải có kinh nghiệm triển khai cho mô hình DN tương tự. Sau hơn 3 năm khảo sát và đo lường các đối tác trong và ngoài nước, chúng tôi đã đi đến quyết định lựa chọn công ty Lạc Việt là đơn vị triển khai dự án ERP cho DN chúng tôi.”
Về phía đơn vị cung ứng, bà Nguyễn Ngọc Phương Mai – phó tổng giám đốc công ty cổ phần tin học Lạc Việt cho biết “Với lợi thế về kinh nghiệm triển khai lâu năm trong ngành dệt may và cung ứng thành công cho nhiều loại hình DN tương tự, chúng tôi hiểu được mong muốn về một hệ thống thông tin, quản trị nguồn lực DN xuyên suốt và đậm nét đặc trưng ngành của 28 Hưng Phú, từ đó cam kết dự án SureERP triển khai ở DN này sẽ thành công và đạt được mục tiêu đề ra của cả hai bên”.
Như đáp lại lời cam kết từ phía Lạc Việt, trong buổi lễ ký kết triển khai dự án của hai bên tại trụ sở 28 Hưng Phú, đại diện cho ban lãnh đạo của công ty, Tổng giám đốc Quynh nhận định “Triển khai dự án SureERP là một bước tiến mạnh mẽ trên lộ trình chuyên nghiệp hóa và gia tăng sức mạnh cung ứng, năng lực cạnh tranh của 28 Hưng Phú trên thị trường trong nước và vươn tầm quốc tế. Chúng tôi tin tưởng vào năng lực và bề dày kinh nghiệm của Lạc Việt sẽ triển khai dự án thành công tốt đẹp!”
Được biết các phân hệ ứng dụng của giải pháp SureERP tại Công ty 28 Hưng phú bao gồm: Tài chính kế toán; Quản lý kho – Nguyên phụ liệu; Quản lý mua hàng; Kinh doanh bán hàng; Quản lý và hoạch định sản xuất… Dự án sẽ được triển khai trong vòng 4 tháng sau khi ký kết. Bên cạnh tiến đến mục tiêu về quản lý dữ liệu thông tin nhanh chóng và chính xác, dự án sẽ giúp liên kết các nguồn lực, tăng năng suất lao động, nâng cao tính chuyên nghiệp của hệ thống và chuẩn hoá được quy trình nghiệp vụ của 28 Hưng Phú.
Xem thêm:
Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp xuất khẩu len Úc

Theo thông tin nhận được từ trang thông tin của hiệp hội dệt may Việt Nam - vietnamtextile.org.vn cho biết thì các nhà xuất khẩu len Úc đang muốn mở rộng thị trường mới sang Ấn Độ và Việt Nam trong năm 2015
Ông Andrew Partridge, chuyên gia thuộc Tập đoàn Techwool Trading, cho biết mở rộng thị trường tại châu Á là huớng đi quyết định để ngành công nghiệp len Úc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, thị trường tiêu thụ khoảng 70% lượng len xuất khẩu của Úc. Theo ông Partridge, Úc cần nhiều hon một đối tác lớn để đa dạng hóa thị trường và cung để tăng sức cạnh tranh. Việt Nam và Ấn Độ là hai thị trường có thể giúp Úc đạt đuợc mục đích này.
Ông Partridge đánh giá thị trường kém sôi động tại Trung Quốc dịp Năm mới vừa qua sẽ khiến lượng tiêu thụ len giảm trong tháng tới. Ông nói: “Chúng tôi có hai vấn đề lớn xảy ra vào thời điểm này của năm. Đợt nghỉ Giáng sinh khiến chúng tôi không có nhiều chỉ số về thị trường hàng hóa trong ba tuần qua và Trung Quốc đã giảm lượng tiêu thụ trong quãng thời gian này. Tiếp đến là Tết Âm lịch ở châu Á vào tháng 2/2015... Công nhân viên chức đều nghỉ làm, cửa hàng đóng cửa, vì vậy họ không nhập nhiều hàng nữa”. Ông Partridge cho biết tuy nhu cầu về len lông cừu cao cấp không nhiều, nhung lượng đơn đặt hàng các loại sản phẩm len lông cừu bình dân vẫn rất lớn.
Xem thêm:
Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

Tỷ giá thúc đẩy lợi ích lớn cho doanh nghiệp dệt may

Theo thống kê trong một bài báo của Vnexpress thì nhiều doanh nghiệp dệt may lãi lớn sau 6 tháng đầu năm, có trường hợp tăng gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái, hơn 80% đơn vị có lãi tăng gấp rưỡi trở lên.
Có mức lãi tăng mạnh là Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Mã CK: GIL) khi báo cáo 6 tháng sau soát xét cho thấy doanh thu giảm nhẹ (515 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 127,5% so với cùng kỳ. Chi phí lãi vay, quản lý doanh nghiệp của công ty này giảm mạnh, trong khi thu nhập khác tăng là một trong những nguyên nhân giúp công ty lãi cao. Ngoài ra, theo lý giải của doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm công ty được lợi từ tỷ giá nên doanh thu từ hoạt động tài chính đã tăng 104%, góp phần gia tăng lợi nhuận trong khi doanh thu giảm.
Cũng có mức lãi tăng đột biến, Công ty cổ phần Sản xuất thương mại may Sài Gòn (Mã CK: GMC) báo cáo hợp nhất nửa niên độ đầu năm cũng cho thấy, doanh thu đạt 656 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 49 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 88,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu năm nay, công ty đạt nhiều tín hiệu tích cực khi chi phí tài chính giảm nhẹ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Ngoài ra, thu nhập khác của doanh nghiệp này tăng 20 lần so với nửa năm ngoái, đạt gần 2 tỷ đồng.
Còn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG), 6 tháng doanh thu đạt 797 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng, cũng lần lượt tăng 52% và 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù lợi nhuận của đơn vị này tăng trưởng khá nhưng trong báo cáo kiểm toán có lưu ý tại ngày 30/6, vốn lưu động của công ty thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục. Theo lý giải của ban lãnh đạo, công ty đã lên kế hoạch kinh doanh cuối 2015 và 2016, đồng thời sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi và tăng vốn điều lệ.
Không có quy mô lớn như các đơn vị trên nhưng 6 tháng đầu năm Công ty cổ phần Everpia (Mã CK: EVE) cũng đạt được mức lợi nhuận khá ấn tượng. Báo cáo tài chính bán niên soát xét của đơn vị cho thấy, doanh thu đạt 395 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng, lần lượt tăng 26,6% và 67,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 41% chủ yếu nhờ vào lãi chênh lệch tỷ giá và tiền gửi.
Ngoài các đơn vị trên, những doanh nghiệp còn lại như Công ty cổ phần Đầu tư dệt may thương mại Thành Công (Mã CK: TMC), hay Công ty cổ phần May mặc vải sợi miền Bắc (Mã CK: TET) cũng gia tăng lợi nhuận, lần lượt là 3% và 188% so với cùng kỳ năm ngoái. Duy nhất chỉ có Công ty cổ phần Mirae (KMR) giảm lãi 68% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3,5 tỷ đồng.
Bên cạnh các doanh nghiệp niêm yết trên sàn tăng lãi đột biến trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp không niêm yết cũng cho kết quả khả quan. Là đơn vị đứng đầu ngành - Tập đoàn dệt may Việt Nam, 6 tháng cũng báo lãi sau thuế 228 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) đánh giá, năm nay không chỉ doanh nghiệp lớn mà ngay cả những đơn vị quy mô nhỏ cũng có kết quả kinh doanh khả quan.
Nguyên nhân được nhận định là thị trường ổn định, một số quốc gia nhập khẩu đón đầu các hiệp định thương mại  như FTA, TPP nên gia tăng đơn hàng, cùng với đó, tỷ giá điều chỉnh cũng giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi. Ngoài ra, một số công ty dệt may trong năm nay đã có cải tiến quản lý và đầu tư thêm thiết bị nên năng suất và chất lượng hàng hóa tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Hồng cho hay, giá nguyên phụ liệu đang giảm, cũng là một trong những thuận lợi cho ngành dệt may trong thời gian tới. Toàn bộ đơn hàng cho 6 tháng cuối năm ở phần lớn doanh nghiệp đã ổn định, nhiều đơn vị đã lên kế hoạch cho quý I/2016.
Báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của ngành duy trì tăng trưởng mức 2 con số, đạt 12,18 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 5,1 tỷ USD, tăng 11%, chiếm 42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 2 là thị trường châu Âu, đạt 1,45 tỷ USD, tăng 8,2%. Tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt đạt 1,3 tỷ USD và 950 triệu USD, tăng 7,3% và 8,3% so với cùng kỳ… Theo Vitas, với hoạt động kinh doanh thuận lợi như hiện nay, hết năm ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD.
Nguồn – Vnexpress.net
Xem thêm:
Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc

Doanh nghiệp New Zealand cần hợp tác với doanh nghiệp may gia công quần áo đồng phục

Một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất của New Zealand đồng phục và may khuyến mại, chuyên cung cấp đồng phục cho các công ty lớn như BNZ, Fletcher Challenge, Meridian, Lion Nathan
Công ty đã từng có nhưng hợp đồng gia công dài hạn với các nhà may Trung Quốc trong 25 năm qua và có nhu cầu chuyển sang tìm các gia cung ứng và gia công Việt Nam.
Doanh nghiệp có nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với giám đốc công ty:
Simon Templeton │ Director │M +64 027 280 4913
Apparent & Merchandising Solutions
DDI +64 3 353 1401 E │ simon@apparelms.co.nz │ www.apparelms.co.nz
85 Peterborough Street, PO Box 21 195, Edgeware, Christchurch 8143, New Zealand
Hoặc Thương vụ Việt nam tại New Zealand để hỗ trợ

Thương vụ Việt Nam tại New Zealand
Xem thêm:
Thiên Bằng là đại lý cấp 1 vải păng rim hàn quốc