Bảo Hộ Thiên Bằng

Hiển thị các bài đăng có nhãn an toàn điện lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn an toàn điện lực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Chuyên quần áo bảo hộ Hàn Quốc hàng đầu Hà Nội



Thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã vải khác nhau với chủng loại, mẫu mã, màu sắc, đặc tính vô cùng khác biệt, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của các đối tượng trên thị trường. Đối với quần áo bảo hộ lao động Hàn Quốc, có lẽ không loại vải nào phù hợp hơn loại vải Păng Rim nổi tiếng.
Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng tự hào cung cấp sản phẩm quần áo bảo hộ từ nguyên liệu vải cao cấp.
 
Tại sao vải Păng Rim lại có chất lượng tốt?
Về chất liệu, đây là loại vải cotton, sợi bông ít, không xổ lông, khách hàng sử dụng có thể giặt máy thoải mái mà không sợ làm hỏng chất vải . Chất liệu vải này mang lại cảm giác nhẹ, mát, thoải mái dễ chịu cho người mặc.
Đặc biệt loại vải này có độ bền cao rất thích hợp cho những bộ trang phục bảo hộ lao động, trang phục của nhân viên bảo vệ, nhà hàng, khách sạn. Công ty chúng tôi nhập vải từ nơi uy tín cao nên màu sắc vải ổn định qua các năm. Như chúng ta đã biết, với cùng một chất liệu vải nhưng qua thời gian một năm màu sắc của vải đã thay đổi đôi chút do độ nhuộm khác nhau. Tuy nhiên với chất liệu vải cao cấp sẽ được ổn định về màu sắc.
Lịch sử dài lâu của công ty sản xuất làm nên chất lượng sản phẩm vải Păng Rim:
Công ty PangRim Hàn Quốc trang bị một dây chuyền sản xuất hoàn toàn có khả năng hoạt động liên tục từ kéo sợi, dệt, nhuộm và in ấn dệt may và chế biến.
Công ty cũng sản xuất một loạt các sản phẩm phổ biến bao gồm bông tinh khiết và hỗn hợp bông, lanh, rayon, poly nosic, tensel, polyester, nylon, và các loại vải dệt đàn hồi. PangRim chưa bao giờ thỏa mãn trên vòng nguyệt quế vinh quang của mình.
Thay vào đó, công ty ngày một cam kết để nâng cấp công nghệ bằng cách cải thiện chất lượng của vải trong quần áo bảo hộ. PangRim nỗ lực đẩy tương lai của ngành công nghiệp dệt may thông qua đầu tư trực tiếp các cơ sở sản xuất mới và không ngừng phát triển liên tục, liên tục.
Tại Việt Nam hiện nay, công ty may vải PangRim có duy nhất một nhà máy sản xuất với công nghệ cao được đưa sang từ Hàn Quốc độc quyền mà không ở đâu có được hay có thể làm giả được thương hiệu loại vải này. 
 
Ưu  điểm của vải Păng Rim đó là rất ít nhăn, dễ dàng vệ sinh hay giặt ủi, có độ bền màu rất cao dù dưới tác dụng của môi trường như ánh nắng, nhiệt độ cao, mồ hôi thường xuyên,…Khi mặc tạo cảm giác vô cùng thoải mái, nhưng chất vải lại hơi cứng cho với các chất vải khác, nên sản phẩm này thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ là chính.
Quần áo bảo hộ nói chung phải bảo vệ được cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương tới cơ thể, tổn thương da như ánh sáng mặt trời, chất phóng xạ, lực ma sát, khói bụi,…phải có độ bền cao, chống rách tốt,…Không khó hiểu khi loại vải này được chọn làm chất liệu chính thường sử dụng để may quần áo bảo hộ nói chung.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Kiên quyết xử lý nhà thầu vi phạm quy trình an toàn lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.

An toàn lao động đang là một vấn đề nan giải trong thời gian trở lại đây, nhất là đối với các ngành như công nghiệp xây dựng. Đặc biệt hơn là đối với các tỉnh đang trong giai đoạn xây dựng mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh. (VOH) - ​Tính từ đầu năm đến ngày 10/7, tại nạn lao động trên địa bàn thành phố đã xảy ra 37 vụ, làm chết 41 người, trong đó, lĩnh vực xây dựng xảy ra 16 vụ, chiếm tỷ lệ 43%.
 


Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp nhằm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc để xảy ra sự cố sập giàn giáo thi công công trình tòa nhà Nam Sài Gòn.
Liên quan đến sự cố sập giàn giáo thi công công trình tòa nhà Nam Sài Gòn (quận 7) khiến 3 người thiệt mạng, 5 người bị thương, chiều 13/7, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp nhằm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc để xảy ra sự cố nghiêm trọng này.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho biết thời gian qua, thành phố cũng đã có nhiều văn bản nhắc nhở kiểm tra đôn đốc, rà soát nhưng vẫn để xảy ra sự cố. Chủ tịch yêu cầu các đơn vị có liên quan xem lại trách nhiệm nhà thầu, kỹ năng lao động về xây dựng, vấn đề tuyển dụng lao động, các loại thiết bị thi công, trách nhiệm pháp lý xã hội, đảm bảo tài sản, tính mạng người dân, đảm bảo an toàn công trình và người lao động. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo tập trung cứu hộ, cứu nạn, kiểm sát, khám nghiệm ban đầu, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại khâu quản lý, trách nhiệm chủ đầu tư, trách nhiệm thiết kế có đảm bảo đúng công trình dự án, tư vấn quản lý, nhà thầu thi công, giàn giáo có đảm bảo không. Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo.
Tính từ đầu năm đến ngày 10/7, tại nạn lao động trên địa bàn thành phố đã xảy ra 37 vụ, làm chết 41 người, trong đó, lĩnh vực xây dựng xảy ra 16 vụ, chiếm tỷ lệ 43%. Liên quan đến sự cố thiết bị nâng, cần trục, trong đó, có hai vụ tai nạn lao động chết người do vi phạm quy trình an toàn, quy trình tháo dở… Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã đi kiểm tra 13/20 công trình sử dụng cầu tháp, 38 công trình xây dựng liên quan đến giàn giáo. Đại diện Sở cho hay.
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, về phía Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM đã nỗ lực tìm kiếm các thi thể nạn nhân. Tuy nhiên, do sàn bê tông rộng lớn trên nền cốt thép kết nối với nhau giữa giàn giáo và sắt thép nên công tác tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy phải khoanh vùng, đào bới khoảng 50m mới tìm thấy thi thể thứ ba. Thiếu Tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP.HCM cho rằng.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng nhận định: Vụ việc lần này có hai khả năng do mưa dông có thể làm xô lệch giàn giáo chống bên dưới nên không phát hiện ra, và nguyên nhân khác phức tạp hơn là việc lắp đặt giàn giáo, giàn chống bên dưới bị sai, có thể thiếu thanh giằn và không kiểm tra bằng dây dội nên giàn giáo không được thẳng đứng. Do đó, nếu bị sập một phía là sập nguyên cả sàn. Cần phải có những băng báo hiệu cáp tại những nơi quan trọng, trọng yếu của công trình.


Cần phải trang bị cho công nhân lao động hay các cán bộ kiểm tra đầy đủ trang thiết bị bảo hộ như mũ bảo hộ an toàn hay dây đai an toàn lao động khi làm việc trên những giàn giáo trên cao.
Trong khi đó, ​phân tích nguyên nhân sập giàn giáo, đại diện Sở Xây dựng cho rằng: ở hiện trường cho thấy, công trình bị sụp đổ từ trên xuống chứ không phải bị xô ngang, mưa cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình thi công. Nguyên nhân có thể trong quá trình lắp dựng, thi công không đúng. Hiện đang chờ kết quả giám định để có kết luận cuối cùng.
​Ngay sau khi sự cố xảy ra, UBND quận 7, Cảnh sát PCCC Thành phố, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan đã kiểm tra hiện trường, nhanh chóng triển khai khắc phục sự cố, hỗ trợ nạn nhân.
Theo đó, UBND quận 7 hỗ trợ 5 triệu đồng/người bị thương và 10 triệu đồng/người thiệt mạng. Đơn vị thi công hỗ trợ 10 triệu đồng/người bị thương nhẹ cùng với tiền viện phí; 20 triệu đồng/người bị thương nặng cùng với tiền viện phí. Đối với người thiệt mạng hỗ trợ 36 tháng lương, 93 triệu đồng tiền bảo hiểm, quỹ học bổng cho con nạn nhân đến 18 tuổi và tất cả chi phí ma chay, xe đưa về quê. Còn chủ đầu tư hỗ trợ 10 triệu đồng bị thương nhẹ, 20 triệu đồng bị thương nặng, 30 triệu đồng người mất./.