Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

An toàn lao động tại các công trình cao ốc: “Đánh đu” với tính mạng

Tại Hà Nội, sau khi mở rộng được 1 năm càng có nhiều công trình xây dựng đua nhau về độ cao. Tính mạng người lao động "treo" trên những giàn giáo, vì thế cũng tăng dần độ nguy hiểm...

3

"Người nhện" không dây
Quy định thì quy định, nhiều người trèo tận tầng 20, 21 mà chẳng cần dây bảo hiểm hay mũ nhựa bảo hộ với quần áo bảo hộ xây dựng làm gì cho... “vướng víu", anh Nguyễn Văn Tình, công nhân xây dựng công trình khách sạn 5 sao trên đường Trần Duy Hưng quả quyết.
Chỉ tay lên "ngọn" công trình 27 tầng bên kia đường Hoàng Đạo Thúy, anh tiếp: "Thậm chí, anh em chúng tôi thỉnh thoảng vẫn trèo tận lên kia mà chẳng có bảo hiểm gì".
Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều điểm xây dựng gần đó, người lao động cũng "dũng cảm" hóa thân thành những người nhện khi treo mình xây, trát... không dây bảo hiểm. Họ hoặc đứng, ngồi, hay thậm chí nằm bò ra trên những giàn giáo chằng chịt. Thi thoảng, có người hứng lên lại hồn nhiên kéo một hơi thuốc lào dài sòng sọc giữa lưng chừng trời đất.
Bình thường đã thế, nhưng anh em trong giới thợ vẫn không "run" bằng làm cho các chủ thầu tư nhân. "Hầu hết chúng tôi đều là lao động thời vụ, ngày nào ăn tiền ngày đấy. Vì vậy làm gì có bảo hiểm tai nạn", anh Quang khẳng định.
Đáng lo hơn, mức bồi thường tai nạn cho những "người nhện không dây ấy" khi có sự cố cũng chưa cao. Trường hợp tử vong do lỗi của người sử dụng lao động, công nhân nhận được mức tiền đền bù tương đương với 30 tháng lương. Trường hợp lỗi thuộc về người lao động, số tiền này chỉ còn bằng 12 tháng lương của họ.
80% công trình "bỏ quên" an toàn lao động
Trao đổi với phóng viên, ông Bạch Quốc Việt - Trưởng phòng An toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định: Nếu kiểm tra chặt chẽ, có không dưới 80% công trình xây dựng cao tầng đang "quên" việc bảo đảm an toàn cho công nhân.
Ông cho rằng các lỗi chủ yếu hiện nay bao gồm: Vi phạm khoảng cách an toàn, xây dựng xen kẽ và đặc biệt là cố tình "làm lơ" các quy định về huấn luyện người lao động.
"Làm việc trên cao đòi hỏi những yêu cầu hết sức khắt khe về an toàn. Chủ đầu tư ngoài việc phải trang bị cho công nhân đầy đủ tư trang cần thiết như: dây da, mũ cứng, quần áo bảo hộ... còn phải tính toán đến sức gió, độ nóng, độ rung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở lại rất coi nhẹ khâu này", ông Việt nói.
Đây cũng được coi là nguyên nhân chính khiến cho số vụ tai nạn khi thi công công trình trên cao hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2009, trong số 13 người chết do tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới 5 vụ thuộc dạng này.

4 
Cần trang bị thêm cho người lao động ủng hoặc giày bảo hộ lao động khi làm việc tại nhưng nơi khó làm việc.
Trước những sự cố đáng tiếc liên tục xảy ra này, ông Việt cho biết, trong 6 tháng tới, sở sẽ tập trung thanh, kiểm tra những công trình trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng đến các công trình cao tầng.
Cũng trong buổi làm việc với phóng viên, ông Việt cho rằng, mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm hiện nay quá nhẹ, mới chỉ dừng lại ở mức "cảnh cáo" nên chưa đủ sức răn đe.
Cụ thể, thanh tra viên khi phát hiện vi phạm chỉ được lập biên bản với số tiền 200.000 đồng/vụ. Mức tương đương với chánh thanh tra là 20 triệu đồng/vụ.

0 Bình luận:

Đăng nhận xét