Bảo Hộ Thiên Bằng

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Luật lao động - Một số quyền lợi được hưởng của người lao động.


   Quyền được làm việc trong một môi trường An toàn và Vệ sinh của Người lao động (NLĐ) đã được khẳng định ngay từ khi khai sinh ra nước Việt Nam mới – một nước Việt Nam đã giành được Độc lập, Tự do, lần đầu tiên có Hiến pháp và theo thể chế Dân chủ, Cộng hòa. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử, đã hơn một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến Quyền con người của người dân ở một nước Việt Nam mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời trích mang tính tiến bộ và nhân văn từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) vào trong bản Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945): "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
46ca5-20-ha20032012114143_vinasme_info1
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi con người – đặc biệt là NLĐ, những người trực tiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội bằng sức lao động của mình là vốn qúy nhất của xã hội. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, tư tưởng về vai trò của con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân mà môi trường lao động và điều kiện làm việc của NLĐ nước ta vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, gây nên những hậu quả nặng nề và đáng tiếc cho NLĐ. Có thể nói, trong nhiều công trình lớn, trong nhiều tấn sản phẩm, ngoài mồ hôi và công sức còn có xương máu của những NLĐ. Để đến được Nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng ta phải dừng bước thắp nén nhang tưởng niệm 169 NLĐ đã hy sinh trong quá trình xây dựng nhà máy. Trong nhiều tấn than đã có xương máu của những người thợ mỏ bị chết vì bục túi nước, cháy nổ khí Mê tan…. Để có được cây cầu Cần Thơ to, đẹp như hiện nay, chúng ta không thể quên được vụ tai nạn thảm khốc do sập nhịp cầu dẫn số 13, làm 54 NLĐ bị chết và gần 100 NLĐ bị thương chỉ trong giây lát. Chúng ta có thể tự hào rằng ở Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện tòa tháp cao nhất Việt Nam, cao thứ 17 trên thế giới (tính đến thời điểm này) nhưng chúng ta cũng không thể quên, chỉ trong 7 tháng có tới 6 NLĐ bị chết, nhiều NLĐ bị thương tại công trường xây dựng cao ốc này v.v.... Hiện nay, theo con số thống kê rất chưa đầy đủ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) công bố, hàng năm ở nước ta có gần 600 NLĐ bị chết, hàng chục nghìn NLĐ bị thương vì tai nạn lao động. Theo số liệu tích lũy của Bộ Y tế, hiện nay có hơn hai chục nghìn NLĐ mắc các bệnh nghề nghiệp do môi trường lao động và điều kiện làm việc xấu gây ra.
a7cfa-an-toan-trong-lao-dong
Thực trạng đó cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà sau khi được phép của Chính phủ, BLĐTBXH đã lựa chọn chủ đề “An toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc - Một trong những quyền cơ bản của người lao động” là chủ đề của Tuần lễ Quốc gia về An toàn, Vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ lần thứ 12 (2010).
Pháp luật bảo đảm cho quyn được làm việc trong môi trường An toàn – Vệ sinh của NLĐ 

Các quy định của Bộ Luật lao động và các hướng dẫn tại Nghị định 06/CP năm 1995 của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm quyền được làm việc trong môi trường an toàn - vệ sinh cho NLĐ, có thể nêu tóm tắt như sau:

1. NSDLĐ phải bảo đảm ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn cho phép về: không gian, độ thoáng, độ sáng, bụi, hơi khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố này;

2. NSDLĐ phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ; phải lắp đặt đủ phương tiện che chắn bộ phận gây nguy hiểm của máy, thiết bị; phải bố trí đề phòng sự cố tại nơi làm việc, nơi đặt máy, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại; phải bố trí bảng chỉ dẫn AT-VSLĐ ở nơi dễ thấy,dễ đọc; tổ chức khám và chịu chi phí khám sức khoẻ cho định kỳ cho NLĐ. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động: Quần áo, mũ bảo hộ giày bảo hộ lao động tiêu chuẩn nếu môi trường làm việc yêu cầu.

3. NSDLĐ phải ra lệnh ngừng hoạt động và phải thực hiện ngay các biện khắc phục khi nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây TNLĐ, BNN, không được bắt buộc NLĐ tiếp tục làm việc nếu nguy cơ chưa được khắc phục;

4. NSDLĐ phải trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế, phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và đạt tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách theo quy định của pháp luật cho NLĐ; phải có phương án đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNL Đ nếu nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây TNLĐ;

5. NSDLĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại công việc khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho NL Đ những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, những nguy cơ gây TNLĐ, BNN cần đề phòng;

6. Nghiêm cấm NSDLĐ có hành vi che giấu, khai báo, báo cáo sai sự thật về TNL Đ, BNN theo quy định của pháp luật; NSDLĐ phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ theo quy định của pháp luật và chịu toàn bộ chi phí y tế và bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN.

7. NSDLĐ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, thiết bị kỹ thật xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; khi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, cất giữ, huỷ bỏ các chất độc phải tuân thủ các quy định về an toàn cho người, sinh vật; khi sử dụng máy móc, thiết bị, chất gây bức xạ điện từ, bức xạ ion hoá phải tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ; không được sử dụng máy móc, thiết bị và làm các công việc gây ồn, rung động vượt quá mức giới hạn cho phép.   Đó là một số tóm tắt trong bộ luật lao động.

0 Bình luận:

Đăng nhận xét